Cả ba ngân hàng TMCP Đệ Nhất (FCB), Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại TP HCM. Thời gian qua ba ngân hàng đã gặp khó khăn về thanh khoản chủ yếu do dùng nhiều nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Do vậy, 3 ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời. Ngân hàng Nhà nƣớc đã hỗ trợ thanh khoản cho cả 3 ngân hàng này, nên tình hình ổn hơn. Trƣớc tình hình này, hội đồng quản trị của ba ngân hàng đã họp và đi đến quyết định tự nguyện hợp nhất, để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trƣờng lớn hơn, mạng lƣới rộng hơn.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của TNB, SCB và FCB Đơn vị tính: Tỷ đồng TNB SCB FCB 9T/2011 2010 9T/2011 2010 9T/2011 2010 Vốn điều lệ 3.399 3.399 4.185 4.185 3.000 3.000 Tổng tài sản 58.940 46.414 78.014 60.183 17.100 7.649 Lợi nhuận trƣớc thuế 579 378 530 544 219 141 Lợi nhuận sau thuế 432 284 401 405 Tiền gửi khách hàng 35.029 25.546 40.900 35.121 8.800 5.360
Nguồn: Báo cáo tài chính quý 03/2011 của TNB, SCB, FCB [6]
Theo tính toán sơ bộ, tính đến 30/9, tổng vốn điều lệ của cả 3 ngân hàng đạt gần 10.600 tỷ đồng. Nếu ngân hàng sau sát nhập giữ nguyên tổng vốn của 3 ngân hàng, đây
sẽ ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại thời điểm 30/9. Tổng tài sản của cả 3 ngân hàng đến 30/9 là trên 154.000 tỷ đồng. Trong đó, SCB có tổng tài sản lớn nhất gần 78.000 tỷ đồng, tiếp đến là Việt Nam Tín Nghĩa với gần 59.000 tỷ đồng, cuối cùng là Đệ Nhất với 17.000 tỷ đồng.
Kết thúc 9 tháng, cả 3 ngân hàng đều có lãi. Trong đó, lợi nhuận trƣớc thuế của Đệ Nhất là 219 tỷ đồng, hoàn thành 77% kế hoạch năm của ngân hàng. SCB đạt 529 tỷ đồng lợi nhuận trƣớc thuế và Việt Nam Tín Nghĩa đạt gần 580 tỷ đồng.
Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.
Đây là bƣớc ngoặt trong lịch sử phát triển của ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vƣợt bậc về công nghệ, mạng lƣới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nƣớc và trình độ chuyên môn vƣợt bậc của tập thể CBNV.
Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 117.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cƣ của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trƣớc thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lƣợng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ƣớc khoảng 230 đơn vị trên cả nƣớc sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.
Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể nhân viên, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng Đầu tƣ và
Phát triển (BIDV), đặc biệt là sự tin tƣởng và ủng hộ của khách hàng, cổ đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy đƣợc thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô và khả năng quản lý điều hành nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tƣợng khách hàng cũng nhƣ nâng cao giá trị và quyền lợi cho Cổ đông.