NỘI TỊNH (AJJHATTAM SAMPASÀDANAM)

Một phần của tài liệu ConDuongThienChivaThienQuan (Trang 69 - 70)

3. Thiện tầm trong thánh đạo

NỘI TỊNH (AJJHATTAM SAMPASÀDANAM)

Cùng với sự tịnh chỉ của tầm và tứ, hành giả có được sự nội tịnh (ajjhattaṃ

sampasādanaṃ). Chữ sampasādanaṃ, thường dịch là “sự tin tưởng” (confidence),

có hai hàm ý. Một là tin với nghĩa đức tin, lòng tin hay sự tin chắc; hai là sự yên tĩnh hay an tịnh. Cả hai nghĩa này đều thích hợp với nhị thiền. Một mặt người hành thiền có được niềm tin mãnh liệt hơn nơi đức Phật và nơi lời dạy của Ngài vì họ thấy được tính hiệu quả trong pháp hành của mình, mặt khác, do kết quả của niềm tin ấy, họ có được sự an tịnh.

Bộ Phân Tích (Vibhanga) định nghĩa rõ ràng nội tịnh này là niềm tin: “Tịnh tức là

niềm tin, sự đặt niềm tin, sự tín nhiệm, sự tin chắc”. [4] Bởi vì, theo Vi Diệu Pháp,

tín hay niềm tin có mặt trong mọi tâm thiện nên nó cũng phải có mặt trong sơ thiền. Tuy nhiên, trong sơ thiền, niềm tin của hành giả thiếu tính trong sáng và tĩnh lặng do hành vi khuấy động của tầm và tứ, và như vậy không thể gọi là “nội tịnh”. Cịn Thanh Tịnh Đạo thì giải thích:

Sơ thiền khơng hồn tồn có niềm tin do sự khuấy động mà tầm, tứ tạo ra, cũng như nước xao động do những gợn sóng lăn tăn vậy. Đó là lý do vì sao, mặc dù tín có mặt trong sơ thiền, nó vẫn khơng được gọi là “nội tịnh”.[5]

Khi tầm và tứ đã được làm cho tịnh chỉ, tâm của người hành thiền trở nên rất trong sáng và an tịnh, lúc ấy, niềm tin của hành giả mang tính chất của nội tịnh. Và để

70

chỉ sự thành thục của niềm tin này, thuật ngữ “nội tịnh” được đề cập trong công thức mơ tả nhị thiền mà khơng có trong cơng thức sơ thiền.

Một phần của tài liệu ConDuongThienChivaThienQuan (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)