10. Thần thông là một chướng ngại đối với tuệ chứ không phải định, vì chúng là
CHỌN MỘT TRÚ XỨ (CHỖ Ở THÍCH HỢP)
Khi vị thầy giao đề mục thiền cho đệ tử hợp với căn tánh của họ thì cần phải giải thích những phương pháp tu tập đề mục ấy. Vị thầy có thể dạy cách thức tu tập từng bước một cho người đệ tử nếu họ cịn ở gần mình, hoặc sẽ dạy chi tiết nếu người ấy phải đi hành ở một nơi khác. Trong trường hợp sau, người đệ tử phải cẩn thận chọn một nơi ở thích hợp cho việc tu tập. Kinh điển đề cập đến mười tám loại chùa không tiện cho việc tu thiền là: quá lớn, mới lập, hư nát, gần đường lộ, có ao hồ, có các loại cây có hoa trái, được nhiều người ưa chuộng, ngôi chùa ở thành phố, ở giữa rừng cây hay cánh đồng, có người hay cãi nhau, ở bến cảng, ở vùng biên địa, ở biên giới, ngơi chùa thường có phi nhân lai vãng, khơng gần bậc thiện tri thức. Trừ khi vị ấy đã tu tập vững vàng, cịn khơng, hành giả sơ cơ nên tránh nơi ở có những lỗi này.
Có năm yếu tố góp phần làm cho một trú xứ trở thành thuận lợi cho việc hành thiền đã được đức Phật đề cập là: không quá xa cũng khơng q gần một ngơi làng có thể làm chỗ dựa cho việc khất thực và có một con đường sạch sẽ; trú xứ phải là một nơi yên tĩnh, hẻo lánh; phải tránh được những khắc nghiệt của thời tiết và các loại côn trùng hay thú vật nguy hại; phải tương đối dễ dàng trong việc có được bốn món vật dụng; phải thuận tiện cho việc đến gặp một vị trưởng lão đa văn hay các vị
27
thiện trí, những người mà hành giả có thể tham vấn khi có những vấn đề khởi sanh
trong lúc hành thiền.[14] Các loại trú xứ thường được đức Phật khen ngợi như một
nơi thích hợp dẫn đến sự chứng đắc các thiền tìm thấy trong kinh điển là trú xứ hẻo lánh ở trong rừng, dưới một cội cây, trên núi, trong một hang động, ở nghĩa địa,
trảng bằng có rừng cây bao bọc, giữa trời hay một đống rơm.[15] Sau khi đã tìm
được một trú xứ thích hợp và ổn định, hành giả phải thận trọng nghiêm trì giới luật phải biết hài lịng với những nhu cầu đơn giản của mình, thường xuyên phòng hộ các căn, chánh niệm tỉnh giác trong mọi hoạt động và chuyên cần hành thiền như đã được thiền sư chỉ dẫn. Chính ở thời điểm này, hành giả phải đương đầu với thách thức đầu tiên trong cuộc sống tu tập thiền qn của mình, đó là chiến đấu với năm triền cái.
-ooOoo-
[1] AN. 5: 1-7
[2] Chi tiết xem Vism, p.p 13-37, TTĐ. 27-71
[3] MN. I: 180
[4] PP., 91. “Àvāso, kulam, lābho, gano, kammam, addhānam, nāti, ābādho,
gantho, iddhi”. Vism. p. 73
[5] SN. 1:88
[6] AN. 4: 354-358 [7] S N. 1:68 [7] S N. 1:68
[8] P.P, p.100 Vism, p. 80
[9] P.P, p.102. “Ragacarito, dosacarito, mohacarito, saddhàcarito, buddhicarito,
vitakkacarito” Vism, p82.
[10] P.P, p.112 Vism, p. 89. Về những từ Pàli gọi 40 nghiệp xứ này, xem phần phụ
lục cuối sách.
[11] Vì sao các kasina màu này lại được đề nghị như một loại hóa giải tánh sân thì
khơng thấy Chú giải giải thích. Có lẽ việc qn các màu sắc như vậy có một hiệu quả tâm lý nào đó trong việc làm giảm sân hận và bất mãn.
[12] PP., p. 117-118. Vsm. p. 92-93 [13] PP. p. 125 Vsm, p.99
28
[14] AN. 5:15
[15] MN. 1:181, 269, 274.
-ooOoo-
CHƯƠNG III