4. Ưu (domanassa)
VÔ SẮC THỨ NHẤT: KHÔNG VÔ BIÊN XỨ (ÀKÀSANANCÀYATANA)
Bốn thiền chứng vơ sắc phải được thành tựu theo trình tự, bắt đầu với Khơng vơ biên xứ và chấm dứt ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Động cơ ban đầu dẫn hành giả đi tìm các trạng thái vơ sắc là sự nhận thức rõ những nguy hiểm có mặt do sắc thơ. Như Trung Bộ kinh có nói:
“Chính vì có sắc mà cầm gậy, cầm kiếm, đấu tranh, luận tranh xảy ra. Những điều đó hồn tồn khơng có trong cõi vơ sắc; và với hy vọng này, vị ấy nhập vào đạo lộ vô dục đối với những gì có sắc, đối với sự đoạn trừ và diệt tận của những sắc ấy.”[3]
Hành giả cũng có thể trở nên kinh sợ đối với sắc do thấy vô số những tai họa mà sắc thân này có thể bị tấn cơng, như những chứng bệnh (đau mắt, đau tai,...). Muốn thoát khỏi những hiểm họa liên quan đến sắc này, hành giả trước tiên phải đạt đến bốn bậc thiền thuộc sắc giới. Sau đó, nhập vào tứ thiền, lấy bất kỳ một kasiṇa (biến xứ) nào, ngoại trừ kasiṇa hư khơng có giới hạn, làm đối tượng của mình. Nhờ thành tựu tứ thiền sắc giới, hành giả đã vượt lên các sắc thơ nhưng vẫn chưa hồn toàn vượt qua tất cả sắc, kể cả tợ tướng tự phát sáng, đối tượng thiền của hành giả. Để đạt đến các thiền chứng vô sắc, hành giả cũng phải có ước muốn vượt qua sắc của kasiṇa nữa. Một ước muốn như vậy có thể được tạo ra bằng cách quán sắc của kasiṇa như vật tương ứng của sắc thơ, có cùng những khuyết điểm như sắc ấy. Luận sư Buddhaghosa minh họa cách làm thế nào để thực hiện điều này bằng một ví dụ. Giả sử một người nhát gan bị môt con rắn rượt đuổi trong rừng, y sẽ gắng hết sức để thoát khỏi khu rừng ấy. Về sau, nếu y có thấy một vật gì tương tự như con rắn, chẳng hạn một chiếc lá dừa có một đường vân trên đó, một sợi dây leo, một đoạn dây thừng hoặc một vết nứt trên đất,... y cũng sẽ trở nên sợ hãi và lo lắng
89
khơng muốn nhìn vào vật ấy. Thời điểm mà hành giả bị hoảng sợ do thấy sự nguy hiểm trong sắc thô cũng giống như người kia lúc thấy con rắn. Khi hành giả thốt khỏi sắc thơ bằng cách đạt đến tứ thiền, sự kiện này cũng giống như lúc người kia chạy thoát khỏi con rắn. Lúc hành giả quán sát sắc tế của kasina chẳng khác vật tương ứng của sắc thơ và muốn vượt qua nó cũng giống như khi người kia thấy
một vật tương tự như con rắn và khơng dám nhìn vào nó vậy. [4]
Một khi đã phát khởi ý muốn mãnh liệt cố đạt đến các bậc thiền vô sắc, hành giả phải thành tựu năm loại làm chủ đối với tứ thiền (sắc giới). Sau đó, khi xuất khỏi tứ thiền, hành giả nhận thức các khuyết điểm của nó, cũng như thấy rõ những lợi ích trong thiền chứng cao hơn. Những khuyết điểm đó là: đối tượng của tứ thiền cịn nằm trong sắc và vì vậy vẫn liên hệ đến sắc thơ; thiền này gần với lạc, một chi phần của tam thiền và tứ thiền này thô hơn các thiền chứng vô sắc. Ngược lại, hành giả thấy Không vô biên xứ an tịnh và cao thượng hơn tứ thiền. Hơn nữa, nó cịn an tồn hơn vì đã loại bỏ sắc.
Nhờ suy tư đến những khuyết điểm của nó, hành giả chấm dứt sự dính mắc của mình vào tứ thiền và bắt tay vào việc đạt đến Không vô biên xứ. Để làm được việc này, hành giả không cần phải tốn sức diệt các thiền chi vì cả hai, tứ thiền sắc giới và bốn thiền vơ sắc, đều có cùng cấu trúc thiền chi như nhau, đó là nhất tâm và xả (bất khổ bất lạc thọ). Phương pháp để đạt đến bậc thiền vô sắc thứ nhất này là mở rộng kasina trong tâm “đến giới hạn của bầu trời hoặc bao xa tùy thích của hành giả”, rồi xóa bỏ kasiṇa bằng cách tác ý độc nhất đến khơng gian nó bao trùm chứ khơng tác ý đến kasiṇa nữa.
Kasiṇa hay biến xứ gốc cung cấp chuẩn bị tướng (parikammanimitta) cho sự tập
trung, như chúng ta đã thấy, là một vật giống chiếc đĩa, trường hợp một kasiṇa đất thì đó là một chiếc đĩa trét đầy đất sét màu nâu đỏ (màu bình minh). Khi tu tập định ở giai đoạn chuẩn bị, hành giả kiên trì tập trung tâm vào chiếc đĩa này cho đến khi xuất hiện học tướng (uggahanimitta – learning sign), một hình ảnh trong tâm thấy rõ như đối tượng vật lý vậy. Sự tập trung trên học tướng làm khởi lên tợ tướng (paṭibhāganimitta), đó là hình ảnh đã được khái niệm hóa dùng như đối tượng cho cận định và các bậc thiền sắc giới. Sau mỗi lần nhập vào một bậc thiền, hành giả học cách mở rộng tướng ra theo những mức độ mình muốn, làm cho tợ tướng hay kasiṇa đã được khái niệm hóa ấy bao trùm đến những vùng càng lúc càng lớn hơn, cho tới cả thế gian hoặc hơn nữa. Giờ đây, để đạt đến Không vô biên xứ, hành giả phải loại bỏ kasiṇa bằng cách tác ý độc nhất đến khoảng không gian đã được tạo ra mà không tác ý đến kasiṇa:
Khi loại bỏ kasiṇa, hành giả khơng gấp nó lại như gấp một chiếc chiếu hoặc rút nó ra như rút một cái bánh ra khỏi hộp. Hành giả chỉ đơn giản không tác ý hay chú ý đến nó hoặc khơng nhìn lại nó mà thơi. Chính khi hành giả khơng tác ý đến nó, hay khơng chú tâm đến nó, hoặc khơng nhìn lại nó mà chỉ chú tâm độc nhất đến
khoảng khơng gian nó chạm tới xem đó như “hư khơng, hư khơng”. Như thế hành giả được nói là đã “loại bỏ kasiṇa”.[5]
90
Sau khi loại bỏ kasiṇa và lấy khoảng khơng gian cịn lại làm đối tượng, hành giả tác ý đến nó như “hư khơng vơ biên, hư khơng vơ biên” hay chỉ đơn giản “hư khơng, hư khơng”, đánh vào đó với tầm và tứ. Hành giả trau dồi việc tu tập này nhiều lần, lập đi lập lại mãi cho đến khi khái niệm đạt đến sự thành thục. Khi sự tu tập của hành giả đã hoàn tồn thành thục, thức thuộc về Khơng vơ biên xứ sẽ khởi lên với hư không vô biên như đối tượng của nó. Đó là tâm thiện đầu tiên thuộc vơ sắc giới, nó xuất hiện trong chuỗi nhận thức (tiến trình tâm) đúng theo vị trí mà sơ thiền đã xuất hiện trong tiến trình tâm của nó. Trong những sát na trước tiến trình, ba hoặc bốn sát na cận định luôn luôn đi cùng với thọ xả và thuộc dục giới; sát na thứ tư hoặc thứ năm là những sát na an chỉ – thuộc vô sắc giới.
Công thức tiêu chuẩn mô tả Không vô biên xứ được kinh điển mô tả như sau:
Với sự vượt qua hoàn toàn mọi sắc tưởng, với sự dập tắt các đối ngại tưởng, không tác ý đến các dị biệt tưởng, biết rằng “hư không là vô biên”, vị ấy chứng và trú Không vô biên xứ. [6]
Trong cơng thức này có bốn đoạn cần luận bàn riêng: