NHỊ THỪA (2 CỖ XE)

Một phần của tài liệu ConDuongThienChivaThienQuan (Trang 116 - 120)

VI. THẦN THÔNG THỨ SÁU: LẬU TẬN THÔNG (ÀSAVAKKHAYANÀNA)

6. Việc loại trừ phiền não, chứng ngộ Niết bàn và thành tựu các thánh đạo, thánh

NHỊ THỪA (2 CỖ XE)

Truyền thống Thượng Tọa Bộ (Theravāda) nhìn nhận hai phương pháp tu tập tuệ khác nhau, trong đó hành giả có quyền tự do chọn lựa tùy theo năng khiếu và khuynh hướng của mình. Hai phương pháp này là chỉ thừa (samatthayānika) và quán thừa hay minh sát thừa (vipassanāyāna). Những hành giả theo phương pháp chỉ thừa được gọi là “chỉ thừa hành giả” – người lấy tịnh chỉ làm cỗ xe, và theo quán thừa thì được gọi là “quán thừa hành giả” – người lấy quán (minh sát) làm cỗ xe. Bởi vì cả hai cỗ xe, dù tên gọi có khác, đều là những phương pháp để phát triển tuệ giác, do đó nhằm ngăn ngừa sự hiểu lầm, loại hành giả theo quán thừa đơi khi

117

cịn được gọi là “thuần qn thừa hành giả” (suddhavipassanāyānika), hoặc “khô quán hành giả” (sukkhavipassaka). Mặc dù cả ba từ này thoạt tiên xuất hiện trong các bản chú giải hơn là trong kinh tạng, song việc nhìn nhận hai cỗ xe dường như đã được hàm ý đâu đó trong một số đoạn kinh.

Chỉ thừa hành giả là một hành giả trước tiên đạt đến cận định hay một trong tám bậc thiền hiệp thế, rồi xuất thiền và dùng thiền chứng của mình như một căn bản cho việc trau dồi minh sát cho đến khi đạt đến siêu thế đạo. Việc chứng đạo dù ở bất kỳ giai đạo nào trong bốn giai đoạn của nó cũng ln ln khởi lên với một cường độ định và như vậy nhất thiết phải kể thiền siêu thế dưới đề mục chánh định (sammāsamādhi), chi phần thứ tám của Bát Thánh Đạo. Trái với hạng chỉ thừa hành giả, hạng quán thừa không đạt đến một thiền hiệp thế nào trước khi thực hành

minh sát quán [5], hoặc nếu có, hành giả cũng khơng dùng nó như một phương tiện

cho việc trau dồi minh sát. Thay vì nhập và xuất khỏi thiền, hành giả trực tiếp tiến hành minh sát quán vào các hiện tượng của thân và tâm hay danh sắc xuất hiện nơi sáu căn – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Bằng phương tiện thuần quán này, hành giả đạt đến thánh đạo, và cũng như trường hợp của vị hành giả theo cỗ xe tịnh chỉ, ở đây nhất thiết phải gồm luôn thiền siêu thế.

Chủ yếu của phương pháp quán thừa là thực hành chánh niệm (sati) – sự quán sát đơn thuần nhưng không gián đoạn các hiện tượng thân và tâm đang thay đổi. Đức Phật đã giải thích tận tường việc thực hành chánh niệm này trong kinh Tứ niệm xứ dưới dạng bốn phép quán – quán thân (kāya), thọ (vedana), tâm (citta) và pháp (dhamma). Bốn phép quán hay bốn “niệm xứ” (satipaṭṭhāna) này, tập trung lãnh vực quán sát vào các hiện tượng thân và tâm đa dạng với những đặc điểm phổ quát của chúng là vô thường, khổ và vô ngã. Đối với vị hành giả theo phương pháp chỉ thừa cũng vậy, vào lúc xuất khỏi thiền và bắt đầu minh sát – quán, hành giả phải thực hành Tứ niệm xứ, vì điều này đã được đức Phật khẳng định là “con đường

độc nhất đưa đến sự tịnh hóa các chúng sanh, vượt qua sầu bi, đoạn tận khổ ưu, thành tựu chánh đạo và chứng ngộ Niết bàn”[6]

Nguồn tham chiếu cổ điển để thấy ra sự phân biệt giữa hai cỗ xe tịnh chỉ và minh quán này là Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo). Bộ luận này giải thích rằng khi một hành giả bắt đầu tu tập tuệ, “trước hết, nếu cỗ xe của vị ấy là tịnh chỉ, (vị ấy) phải

xuất khỏi bậc thiền sắc giới hay vô sắc ấy ngoại trừ Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và hành giả nên phân biệt theo đặc tính, nhiệm vụ, v.v... các thiền chi như tầm, tứ, hỷ, lạc cũng như các pháp tương ưng với chúng.”[7]

Ở các đoạn chú giải khác lại cho rằng cận định (upacārasamādhi) là vừa đủ cho cỗ xe tịnh chỉ. Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bậc thiền vô sắc cuối cùng trong tứ thiền vơ sắc (ārupa) được loại ra bởi vì các thiền chi của nó q vi tế để cho một hành giả sơ cơ có thể phân biệt. Ngược lại, nếu cỗ xe của hành giả là thuần quán thì được khuyên là hãy bắt đầu bằng việc phân biệt các hiện tượng thân và tâm một cách trực tiếp mà khơng dùng một bậc thiền nào cho mục đích này. Loại hành giả thuần qn này đơi khi được đề cập đến bằng một tên khác là “khô quán hành giả”,

118

bởi vì pháp qn của vị này khơng được tẩm ướt với nước của thiền

định (jhāna). [8]

Như chúng ta đã đề cập ở trên, mặc dù ba từ: samāthayānika (chỉ thừa hành giả),vipassanāyānika (quán thừa hành giả) và sukkhavipassaka (khô quán hành giả) là những từ mới chế tác vào thời chú giải, song sự phân biệt ra các cỗ xe và loại hành giả hình như vẫn được rút trực tiếp từ kinh tạng Pāḷi. Ḍṃc Phật trong những lần giải thích thấu đáo về hệ thống tu tập của Ngài, thường gồm luôn cả tứ thiền vào đó và đặt nó trước sự tu tập minh sát quán cũng như chứng đạo. Tuy nhiên một số bài kinh dẫn chứng cho thấy có những phương pháp tu tập khác nhau. Chẳng hạn, trong Anguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ kinh) đức Phật công bố:

“Này các Tỳ kheo, có hạng người được nội tâm tịnh chỉ, nhưng không được tăng thượng tuệ pháp quán; có hạng người được tăng thượng tuệ pháp quán nhưng khơng được nội tâm tịnh chỉ; có hạng người khơng được nội tâm tịnh chỉ cũng không được tăng thượng tuệ pháp quán; có hạng người được nội tâm tịnh chỉ và cũng được tăng thượng tuệ pháp quán.

“Rồi này các Tỳ kheo, vị đã được nội tâm tịnh chỉ, nhưng không được tăng thượng tuệ pháp quán, sau khi an trú tâm tịnh chỉ, chú tâm thực hành tăng thượng tuệ pháp quán, người ấy sau một thời gian được nội tâm tịnh chỉ và được tăng thượng tuệ pháp quán.

“Rồi này các Tỳ kheo, vị không được nội tâm tịnh chỉ cũng không được tăng

thượng tuệ pháp quán, người ấy, để chứng được các thiện pháp này, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác.

“Ví như, này các Tỳ kheo, khi khăn bị cháy hay tóc bị cháy, để dập tắt lửa, cần phải tăng thượng ý muốn, tinh tấn, nỗ lực, cố gắng, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, người ấy, để chứng đắc các thiền pháp này, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn,..., tỉnh giác. Sau một thời gian, vị ấy thành người có được nội tâm tịnh chỉ và tăng thượng tuệ pháp quán. “Cũng vậy, này các Tỳ kheo, vị có được nội tâm tịnh chỉ và có được tăng thượng tuệ pháp quán, người này, sau khi an trú trong các thiện pháp ấy, vẫn phải chú tâm tu tập hơn nữa để đoạn diệt các lậu hoặc.”[9]

Qua đoạn kinh trên chúng ta thấy đức Phật khích lệ hạng người đầu, an trú nội tâm tịnh chỉ, nên cố gắng để có được tăng thượng tuệ pháp quán. Và hạng người thứ hai, an trú tăng thượng tuệ pháp quán, nên cố gắng để có được nội tâm tịnh chỉ. Chú giải giải thích “tâm tịnh chỉ” là định tâm thuộc an chỉ định

(appanācittasamādhi) và “tăng thượng tuệ pháp quán” là minh sát trí phân biệt các hành (sankhāra-pariggahavipassanānđāṇa), tức tuệ quán thâm nhập vào năm uẩn. [10] Vấn đề là, với những người có khả năng đắc được pháp này nhưng khơng

119

đắc được pháp kia làm sao để giúp họ chọn được cỗ xe thích hợp với khả năng của họ lúc ban đầu mới là quan trọng. Tuy nhiên, cuối cùng thì tất cả mọi hành giả đều phải bước vào tu tập tuệ quán để đạt đến giải thốt đạo.

Việc trình bày các cỗ xe khác nhau đưa đến mục đích (giải thốt) thậm chí cịn rõ ràng hơn như đã được giới thiệu trong một bài kinh do tôn giả Ānanda thuyết. Một lần nọ, tơn giả Ānanda tun bố trước một nhóm các vị Tỳ kheo rằng, có một số vị tu tập quán (minh sát) có chỉ đi trước (samathapubbangamaṃ vipassanam) và một số vị khác tu tập tịnh chỉ có quán đi trước (vipassanāpubbangamaṃ samathaṃ). Cả hai phương pháp, theo giải thích của Tơn giả, đều dẫn đến siêu thế đạo:

Ở đây, này chư hiền, Tỳ kheo tu tập quán, có tịnh chỉ đi trước; do vị ấy có tịnh chỉ đi trước, con đường[11] được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường đó, tu tập làm

cho sung mãn. Do vị ấy thực hành, tu tập, làm cho sung mãn con đường ấy, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

Lại nữa, này chư hiền, vị Tỳ kheo tu tập cả hai chỉ – quán gắn liền với nhau.[12] Do

vị ấy tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành, tu tập, làm cho sung mãn con đường ấy, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

Thêm nữa, này chư hiền, tâm một vị Tỳ kheo đã hoàn toàn dứt khỏi mọi dao động đối với pháp (dhamma). Đó là thời điểm, này chư hiền, khi tâm của vị ấy an trú, ổn định, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường sanh khởi. Vị ấy thực hành con

đường, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành, tu tập, làm cho sung

mãn con đường ấy, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.[13]

Việc diễn giải đoạn kinh này theo tinh thần chú giải (tìm thấy trong chú giải Trung Bộ kinh) giải thích phương thức tu tập quán (minh sát) có tịnh chỉ đi trước như vầy:

Ở đây, một người trước tạo ra cận định hay an chỉ định, đây là tịnh chỉ. Vị ấy quán với minh sát tịnh chỉ ấy và các pháp đồng sanh với nó là vơ thường, khổ, vơ ngã. Đây là quán. Như vậy gọi là tịnh chỉ đến trước, sau đó mới quán.[14]

Phương thức tu tập tịnh chỉ có qn đi trước được mơ tả như sau:

Ở đây, một người quán với minh quán năm thủ uẩn là vô thường, khổ, vô ngã mà trước không tạo ra một loại tịnh chỉ (cận định hoặc an chỉ định) nào cả. Đây là quán. Cùng với sự hoàn thành việc quán trong vị ấy nhất tâm khởi lên có đối tượng là sự từ bỏ các pháp đã tạo ra ở quán, đây là tịnh chỉ. Như vậy gọi là quán đến trước, sau mới tịnh chỉ.[15]

Trong trường hợp này ta có thể hồi nghi là loại hành giả thứ hai vẫn chỉ đắc thiền hiệp thế sau khi tu tập quán, điểm này phụ chú giải đoạn kinh chỉ rõ: “Nhất tâm vị

120

ấy có được là chánh định thuộc siêu thế đạo (maggasammāsamādhi) và đối tượng

của nó, gọi là “sự từ bỏ” (vavassagga), tức Niết bàn.” [16] Phụ chú giải Tăng Chi

Bộ kinh (The Anguttara sub- commentary) chính xác xem loại hành giả thứ hai này với loại quán thừa hành giả giống như nhau: “Vị tu tập tịnh chỉ có quán đi

trước, điều này được nói là thuộc về quán thừa hành giả.”[17]

Như vậy vị chỉ thừa hành giả theo tuần tự đắc cận định hay một bậc thiền hiệp thế trước rồi sau đó đắc minh sát trí, nhờ phương tiện ấy hành giả đạt đến siêu thế đạo gồm tuệ dưới đề mục chánh kiến (sammādiṭṭhi). Ngược lại vị quán thừa hành giả bỏ qua các thiền hiệp thế và đi thẳng vào minh sát quán. Khi đạt đến tận cùng của các tuệ minh sát, vị ấy đắc siêu thế đạo, cũng như trường hợp của vị trước, gồm chung cả tuệ lẫn thiền siêu thế. Thiền này được kể như sự thành tựu tịnh chỉ của vị ấy.

Một phần của tài liệu ConDuongThienChivaThienQuan (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)