- Tứ đạo và tứ quả
MỨC THIỀN CỦA ĐẠO VÀ QUẢ
Khi các đạo, quả được quy cho mức của các bậc thiền, vấn đề sẽ phát sanh là yếu tố nào sẽ quyết định mức đặc biệt của cường độ thiền ở các đạo, quả này. Nói cách khác, tại sao đối với vị hành giả này đạo quả khởi lên ở mức sơ thiền, vị kia lại ở mức nhị thiền, v.v...? Thanh Tịnh Đạo và chú giải bộ Pháp tụ đề cập đến vấn đề này dưới hình thức đặt câu hỏi: cái gì quyết định sự khác biệt về con số các giác chi (bojjhanga), đạo chi (magganga) và thiền chi (jhānanga) của thánh đạo. Các
bộ luận đưa ra ba thuyết liên quan tới việc xác định mức thiền của đạo. [14] Các
thuyết này rõ ràng đã được lập thành bởi các bậc chú giải sư cựu trào và truyền thừa qua các thế hệ học trò của các Ngài. thuyết thứ nhất thuộc về Trưởng lão Tam Tạng Cùla Nāga, chủ trương rằng chính thiền căn bản (pādakaj-jhāna) – bậc thiền dùng làm căn bản cho minh quán đưa đến sự xuất khởi (tuệ xuất khởi) trong đẳng vô gián duyên (immediate proximity) cho đạo – quyết định sự khác biệt về mức thiền của đạo. Thuyết thứ hai thuộc về Trưởng lão Mahā Datta ngụ ở
chùa Moravāpi nói rằng sự khác biệt này được quyết định bởi các uẩn làm đối tượng cho minh sát (vipassanāya ārammanabhūtā khandha) vào lúc tuệ dẫn đến sự xuất khởi. Thuyết thứ ba thuộc về Trưởng lão Tam Tạng Cūla Abhayachủ trương rằng chính khuynh hướng cá nhân (puggalajjhāsaya) của hành giả quyết định sự khác biệt này.
Theo thuyết thứ nhất, đạo khởi lên nơi một hành giả thuần qn khơng có thiền, đạo khởi lên nơi một vị có một thiền chứng nhưng khơng dùng thiền ấy làm căn bản cho việc phát triển tuệ giác, và đạo khởi lên do thẩm sát sau khi xuất khỏi sơ thiền, là những đạo chỉ thuộc về sơ thiền. Cả ba đạo ấy đều có tám đạo chi, bảy giác chi và năm thiền chi. Trường hợp đạo được tạo ra sau khi xuất khỏi nhị thiền, tam thiền, tứ thiền và ngũ thiền, rồi dùng những bậc thiền này như căn bản cho minh sát, lúc ấy đạo sẽ thuộc về mức thiền được dùng làm căn bản, tức đạo có thể thuộc về nhị thiền, tam thiền, tứ thiền hay ngũ thiền. Đạo sẽ lần lượt có bốn, ba hoặc hai thiền chi tùy theo bậc thiền. Tuy nhiên, những đạo này sẽ chỉ có bảy đạo chi, bởi vì chánh tư duy (sammāsankappa), như một cách biểu hiện của tầm
(vitakka), đã bị diệt trong nhị thiền và ở các bậc thiền cao hơn. Những đạo nào kết hợp với tứ thiền và ngũ thiền cũng sẽ thiếu đi hỷ giác chi (pītisambojjhanga), vì
146
vậy chỉ cịn sáu giác chi. Đối vối vị hành giả dùng một thiền vô sắc làm căn bản thì đạo sẽ là một đạo thuộc ngũ thiền.
Như vậy, theo thuyết thứ nhất này, nếu các hành được thẩm quán bằng minh sát tuệ sau khi xuất khỏi một thiền căn bản thì chính thiền chứng nổi bật lên vào thời điểm gần với đạo nhất, tức là ngay trước lúc đạt đến tuệ xuất khởi, sẽ làm cho đạo về bản chất giống như chính nó vậy.
Theo thuyết thứ hai, đạo khởi lên, về bản chất giống như những pháp đang được thẩm quán với minh sát tuệ vào lúc tuệ xuất khởi nảy sanh. Như vậy, nếu hành giả sau khi xuất khỏi môt thiền chứng và đang thẩm quán với minh sát tuệ các pháp dục giới hoặc các thành phần của sơ thiền, thì đạo được tạo ra sẽ khởi lên ở mức sơ thiền. Y cứ theo thuyết này thì chính thẩm sát thiền (sammasitajjhāna), bậc thiền dùng để thẩm sát, sẽ quyết định tính chất thiền của đạo. Một giới hạn cần được nói thêm ở đây là một hành giả không thể minh sát quán một bậc thiền cao hơn khả năng chứng đắc của vị ấy.
Theo thuyết thứ ba, đạo khởi lên ở bất cứ mức thiền nào mà hành giả muốn, hoặc ở mức thiền vị ấy đã dùng như căn bản cho minh sát hoặc ở mức của bậc thiền nào mà vị ấy lấy làm đối tượng cho sự thẩm qn. Nói cách khác, tính chất thiền của đạo hợp với khuynh hướng cá nhân của vị ấy. Tuy nhiên chỉ đơn thuần muốn khơng thì chưa đủ. Vì để cho đạo khởi lên ở mức thiền theo ý muốn, thiền hiêp thế chắc chắn phải được dùng làm căn bản cho minh sát hoặc dùng như đối tượng của sự thẩm quán.
Sự khác biệt giữa ba thuyết này có thể được hiểu qua một ví dụ.[15] Nếu một hành
giả đạt đến siêu thế đạo bằng cách minh quán sơ thiền sau khi xuất khỏi ngũ thiền, theo thuyết thứ nhất thì đạo của vị ấy sẽ thuộc về ngũ thiền, trong khi theo thuyết thứ hai đạo sẽ thuộc sơ thiền. Như vậy hai thuyết này mâu thuẫn nhau trên cơ sở dị biệt giữa thiền căn bản và thiền thẩm sát. Nhưng theo thuyết thứ ba, đạo hợp với bất cứ thiền nào mà hành giả muốn, hoặc sơ thiền hoặc ngũ thiền. Như vậy thuyết này không nhất thiết va chạm với hai thuyết kia.
Bản thân Luận sư Buddhaghosa không đưa ra một quyết định nào giữa ba thuyết này. Ngài chỉ nêu ra cho thấy trong cả ba thuyết trên, bên dưới những bất đồng của chúng, vẫn có sự cơng nhận rằng tuệ xuất khởi sẽ quyết định đặc tính thiền của đạo. Vì tuệ này làm cận y duyên (nhân gần và chính) cho sự khởi sanh của đạo. Vì thế cho dù đó là tuệ xuất khởi gần với thiền căn bản hay tuệ ấy đang khởi qua thiền thẩm sát hoặc được ấn định theo ý muốn của hành giả thì trong cả ba trường hợp, chính giai đoạn cuối của tuệ (xuất khởi) này sẽ đưa ra sự xác định cho siêu thế đạo,
ấn định các đạo chi và giác chi của nó. [16] Vì lẽ quả khởi lên ngay sau đạo có một
cấu trúc giống hệt với đạo nên thiền siêu thế của nó cũng được quyết định bởi đạo. Như vậy, một đạo thuộc sơ thiền sẽ tạo ra một quả thuộc sơ thiền và đối với các thiền còn lại cũng cần hiểu như thế.