3. Thiện tầm trong thánh đạo
HOÀN THIỆN SƠ THIỀN
Những hình thức nâng cao định, như chúng ta đã đề cập ở trên, được chia làm hai giai đoạn căn bản là cận định (upacārasamādhi) và an chỉ định (appanāsamādhi). Cận định được đạt đến ngay khi các triền cái đã bị đè nén và tâm trở nên chuyên chú vào tợ tướng. An chỉ định là giai đoạn phát triển sau đó khi các thiền chi thể hiện đầy đủ sức mạnh của chúng. Cái khác giữa cận định và an chỉ định nằm ở chỗ sức mạnh tương đối của các thiền chi. Trong cận định, các thiền chi vẫn cịn yếu, vì thế định lúc có lúc khơng. Cũng như một đứa bé, nâng cho đứng trên chân của nó, chỉ được một lát lại té xuống, tâm trong cận định cũng vậy, chỉ tập trung vào tợ tướng được một lát lại buông ra. Trong an chỉ định, các thiền chi đã mạnh và được phát triển đầy đủ, nhờ vậy tâm có thể duy trì liên tục trong định, cũng như một người khỏe có thể đứng trên chân của y suốt cả ngày lẫn đêm vậy.
An chỉ định là định của bốn bậc thiền, còn cận định là định liền trước khi nhập vào các bậc thiền ấy. Một khi người hành thiền đã đắc cận định và tợ tướng xuất hiện, vị ấy vẫn phải nỗ lực thêm nữa để đạt đến an chỉ. Nhằm giúp hành giả phát triển pháp hành của mình, Thanh Tịnh Đạo giới thiệu một số biện pháp căn bản dựa trên xác chứng của các bậc cổ đức. Đó là, hành giả phải sống trong một trú xứ thích
63
hợp, thuận tiện cho việc khất thực; tránh nói chuyện vơ ích; chỉ nên tiếp xúc với những người có khuynh hướng tu tập; chỉ dùng các loại thức ăn thích hợp; sống
nơi khí hậu thích hợp và duy trì pháp hành trong một oai nghi thích hợp.[48]
Ngồi những biện pháp này, người hành thiền tích cực cịn phải dựa vào mười loại
thiện xảo trong định an chỉ. [49] Thứ nhất, “làm sạch nội ngoại xứ”, tức là hành giả
phải làm sạch chỗ ở và thân thể của mình để những điều kiện này dẫn đến định tâm trong sáng. Thứ hai, “quân bình các căn” (indriya-samattapatipādana). Trong số năm căn (tinh thần) này, tín phải được qn bình với tuệ, và tinh tấn phải quân bình với định. Riêng căn thứ năm – niệm – ln ln hữu ích và khơng có pháp tương ứng đối nghịch. Thứ ba, hành giả phải biết thiện xảo trong việc tạo ra và phát triển định tướng. Các biện pháp từ thứ tư đến thứ bảy liên quan đến việc nỗ lực tâm (paggaha) mỗi khi tâm lơi lỏng và cần phải nỗ lực, chế ngự tâm (niggaha) khi tâm dao động và cần phải chế ngự, khích lệ tâm (sampahansa) khi tâm bất an, chán nản và cần sự khích lệ, và nhìn vào tâm với thái độ xả (ajjhūpekkhanà) khi việc hành thiền đang tiến triển tốt đẹp và mọi sự can thiệp là không cần thiết. Biện pháp thứ tám là hành giả phải tránh những người tâm tán loạn. Thứ chín, hành giả phải thân cận những người có kinh nghiệm thiền định và cuối cùng, hành giả phải dứt khốt trong quyết tâm muốn đắc định của mình.
Sau khi đã đắc sơ thiền một vài lần, hành giả được khuyên là không nên cố gắng để đạt đến nhị thiền liền. Vì như vậy chỉ là một tham vọng tu tập dại dột và vơ ích. Trước khi muốn lấy nhị thiền làm mục tiêu cho sự cố gắng của mình, hành giả cần phải hồn thiện sơ thiền đã. Nếu hành giả quá hăng hái muốn đạt đến nhị thiền khi chưa hồn thiện sơ thiền thì rất có khả năng sẽ khơng đắc nhị thiền mà cịn tự thấy mình khơng thể lấy lại được sơ thiền nữa. Đức Phật so sánh người hành thiền cách ấy với con bò ngu ngốc, trong khi vẫn chưa quen thuộc với đồng cỏ của mình, lại khởi sự đi kiếm chỗ mới. Nó sẽ lạc lối trong rừng mà không kiếm được thức ăn,
nước uống, đã thế lại khơng thể tìm được lối trở về.[50]
Việc hoàn thiện sơ thiền gồm hai giai đoạn, mở rộng tướng và thành tựu năm cách làm chủ. “Mở rộng tướng” (nimittavaddhana) là mở rộng kích thước của tợ tướng, đối tượng của bậc thiền. Trước khi nhập thiền, hành giả quyết định trong tâm những giới hạn mà mình muốn mở rộng tướng. Kế tiếp, hành giả nhập thiền và cố gắng mở rộng tướng cho đến những giới hạn ấy. Bắt đầu với một vùng nhỏ, kích thước cỡ khoảng một hay hai ngón tay, dần dần hành giả học cách mở rộng tướng cho đến khi hình ảnh trong tâm có thể được làm cho phủ trùm cả địa cầu hoặc thậm
chí xa hơn. [51]
Giai đoạn kế tiếp, hành giả phải cố gắng thành tựu năm loại làm chủ đối với thiền, đó là, làm chủ sự tác ý, làm chủ việc chứng đắc, làm chủ sự quyết định, làm chủ sự
xuất thiền và làm chủ sự phản khán. [52] Làm chủ sự tác ý là khả năng tác ý đến các
thiền chi, lần lượt từng chi phần một, bất cứ chỗ nào, bất cứ khi nào và trong bao lâu tùy theo ý muốn. Làm chủ chứng đắc là khả năng nhập thiền nhanh chóng. Làm chủ quyết định là khả năng duy trì thiền trong mức độ thời gian đã định trước một
64
cách chính xác. Làm chủ xuất thiền là khả năng xuất khỏi thiền nhanh chóng, khơng khó khăn. Làm chủ sự phản khán là khả năng phản khán (nhìn lại) bậc thiền và các thiền chi với phản khán trí (paccavekkhananđāṇa) ngay sau khi tác ý đến chúng. Khi hành giả thành tựu năm loại làm chủ này, tức là đã sẵn sàng cho nỗ lực đạt đến nhị thiền. -ooOoo- [1] MN. 1: 111-112 [2] Ibid. 1:301 [3] MN. T. 2:383 [4] MN. 3:73. Dhs, p. 18 Dhs. A. p. 187 [5] Dhs. A. p. 157 [6] Compendium, p. 238 [7] MN. 1: 115-118 [8] MN. 1: 11 [9] AN. 1: 254 [10] MN. 2: 27 [11] MN. 1:116
[12] Soma Thera, The Removal of Distracting Thought, p. 1 MN. 1:119
[13] Tác ý tứ đại (dhàtumanasikàra) là phân tích vật chất thành bốn yếu tố chính là
đất, nước, lửa, gió. Sự phân tích nhằm vào các yếu tố phi cá tính này sẽ loại trừ mối liên hệ cá nhân ra khỏi kinh nghiệm và từ đó dứt tâm ra khỏi chỗ y cứ hợp lẽ cho sân khởi lên.
[14] PP. p. 148. Vism. p. 114 [15] Milp. P. 62
[16] Katamo ca bhikkhave, sammàsankappo ariyo anàsavo lokuttaro maggango?
Yo kho, bhikkhave, ariyocitassa anàsavacittassa ariyamaggassa samangino ariyamaggam bhàvayato takko vitakko sankappo appanà vyappanà cetasso
65
abhiniropanà vacìsankhàro, ayam bhikkhave sammàsankappo ariyo anàsavo lokuttaro maggango.”MN. 3: 73 [17] PP. p. 148. Vism., p. 114 Dhs. A. p. 158 [18] PP., p. 148. Vism., p. 115. [19] nt [20] DN. 1: 73 [21] Vibh., p. 267 [22] PP., p. 149 Vism., p.115 [23] Compendium, p. 243.
[24] “À rammanam kallato gahana lakkhanà ti vuttam”. Three Tikas p. 75.
[25] PP., p. 150 Vism., p.117
[26] PP., p. 151 Vism., p.117.
[27] “Tattha katamam sukham? Yam cetasikam sukham cetasikam sàtam
cetosamphassajam sàtam sukham vedayitam cetosamphassajà sàtà sukhà vedanà.”Vibh. 83 – 84. [28] MN. 3:242 – 243. [29] Narada, Manual, p. 143. [30] AN. 1:80 – 81. [31] SN. 2:30 [32] “Appanàya pubbabhàgasukham”. SN. A. 2:50. [33] “Upacàrajjhànasahitasukham”. SN. T. 2:65. [34] Vibh. P. 267. [35] AN. 3:25. DN. 1:74. [36] MN. 1: 294 [37] MN. 3: 25
66 [38] Vibh. P. 274. [38] Vibh. P. 274. [39] Nàrada, Manual, p. 42 [40] Vism., p. 119 [41] Expositor, 1: 190. Dhs. A. p. 188. [42] “Kusalacittass’ekaggatà”. Vism. p. 68
[43] Pàli: phasso vedàna sannà cetanà cittam chando adhimokkho viriyam sati
upekkhà manasikàro. MN. 3: 25
[44] Narada, Manual, p. 77-78. “Phasso, vedanà, sannà, cetanà, ekaggatà,
jìvitindriyam, manasikàro, vitakko, adhimokkho, viriyam, pìti, chando; saddhà, sati, hiri, ottappam, alobho, adoso, tatramajjhattatà, kàyapassaddhi,
cittapassaddhi, kàyalahutà, cittalahutà, kàyamudutà, cittamudutà,
kàyakammannatà, kàyapagunnata, cittapagunnatà, kàyujjukata, cittujjatà”. Ibid.
p. 78.
[45] PP., p. 152 – 153 Vism 118 [46] PP., p. 152 Vism., p.118.
[47] Muốn hiểu rõ chi tiết về tiến trình tâm (cittavìthi), xem Nàrada, Manual, p. 214
– 219. Vism., p. 111 – 112.
[48] PP., p. 132 – 134. Vism., p. 103 - 104
[49] PP., p. 134 – 140. Vism., p. 104 – 110.
[50] AN. 4: 418 - 419
[51] PP., p. 158. Vism., p. 123
[52] Năm cách làm chủ theo Pàli: Àvajjanavasì (chuyển hướng tự tại),
samàpajjanavasì, adhitthànavasì, vutthànavasì, paccavekkhanavasì. Vism., p. 124
– 125. Pts., p.96 – 97.
67
CHƯƠNG V