129
Để việc tuệ tri vô ngã được sâu thêm hành giả qn tánh khơng (sunđnđatā) bằng nhiều cách khác nhau. Hành giả thấy ra rằng các pháp hữu vi đều rỗng khơng tự ngã hay khơng có bất cứ điều gì thuộc về tự ngã, rằng khơng có gì có thể được xem như một cái “tơi’ hay sở hữu của một cái “tôi’, xem như một “người khác” hay như sở hữu của một “người khác”. Tuệ tri tính vơ ngã trong các hành như vậy, hành giả loại trừ được tâm kinh sợ lẫn tham ái đối với các hành và phát triển ý thức xả ly đối với chúng. Cùng với sự khởi lên của trí này tâm hành giả sẽ rút lại, co vào và dội ngược khỏi tất cả các cõi hữu, khơng cịn giao du với chúng nữa “cũng như lông gà hay sợi gân bị ném vào lửa sẽ rút lại, co vào, và dội ngược chứ không bung
ra.” [37] Ở giai đoạn này, nếu hành giả thấy Niết bàn, hành giả sẽ khước từ các hành và kiên quyết bám lấy Niết bàn. Nhưng nếu không thấy Niết bàn hành giả sẽ tiếp tục ở lại với trí xả hành cho đến khi việc quán có được sự thuần thục hơn.
Khi trí xả hành này chín mùi và việc chuyển sang đạo lộ siêu thế sắp xảy ra, tuệ giác sẽ ổn định vào một trong ba tùy quán – vô thường, khổ hoặc vô ngã, điều này được quyết định bởi khuynh hướng của hành giả. Những tùy quán này, ở tột đỉnh của tuệ giác được gọi là ba cửa ngõ đi vào giải thoát hay tam giải thốt mơn (tini
vimokkhamukhāni), bởi vì chúng dẫn thẳng đến kinh nghiệm giải thốt thuộc thánh
đạo. Vơ thường tùy quán trở thành cửa ngõ đi vào vô tướng giải thốt (animitta
vimokkha) vì nó hướng tâm đến Niết bàn như vơ tướng giới (signless element); khổ
tùy quán trở thành cửa ngõ đi vào vơ nguyện giải thốt (appanihitavimokkha) vì nó hướng tâm đến Niết bàn như vơ nguyện giới (desireless element); và vô ngã tùy quán trở thành cửa ngõ đi vào khơng tánh giải thốt (sunñnñatavimokkha) vì nó hướng tâm đến Niết bàn như khơng giới (void element).
Sự giải thoát mà các tùy quán này làm cửa ngõ là siêu thế đạo. Mặc dù đạo lộ, về bản chất chỉ là một, nhưng có ba tên gọi tùy theo phương diện của Niết bàn nó tập trung vào, như luận sư Buddhaghosa giải thích:
Và ở đây, vơ tướng giải thốt cần phải hiểu như là thánh đạo đã khởi lên do lấy Niết bàn làm đối tượng qua phương diện vô tướng. Đạo lộ đó là vơ tướng do vơ tướng giới đã khởi sanh, và đây chính là sự giải thốt do thốt khỏi mọi phiền não. Cũng vậy, đạo lộ khởi lên do lấy Niết bàn làm đối tượng qua phương diện vơ nguyện thì gọi là vơ nguyện. Và đạo lộ khởi lên do lấy Niết bàn làm đối tượng qua phương diện khơng thì gọi là khơng tánh.[38]
Yếu tố quyết định việc sẽ nhập vào “cửa ngõ” nào và sẽ đắc loại giải thoát nào tùy
thuộc vào căn [39] nổi bật hơn hết trong ngũ căn tinh thần của hành giả. Hành giả
với tín căn (saddhā) mạnh có khuynh hướng ổn định tâm trong vơ thường tùy quán; hành giả với định căn mạnh (samādhi) có khuynh hướng ổn định tâm trong khổ tùy quán; và hành giả có tuệ căn mạnh có khuynh hướng ổn định tâm trong vơ ngã tùy qn. Từ đó, mỗi vị đạt đến đạo lộ giải thoát tương ứng với pháp qn đặc biệt của mình. Như đã được nói đến trong Vơ Ngại Giải Đạo:
130
Khi một vị có quyết tâm lớn (tín mạnh) tác ý các hành là vô thường, vị ấy đắc vô tướng giải thốt. Khi một vị có tịnh chỉ lớn (định mạnh) tác ý các hành là khổ, vị ấy đắc vô nguyện giải thốt. Khi một vị có tuệ căn lớn tác ý các hành là vô ngã, vị ấy đắc khơng tánh giải thốt.[40]
Minh sát trí nào khi đã đạt đến tột đỉnh của nó và sắp dẫn vào đạo lộ siêu thế cũng được biết đến bằng một tên khác là “tuệ giác đưa đến sự xuất khởi hay xuất ly” (vuṭṭhānagāmini). Tên gọi này bao trùm ba loại trí, đó là trí xả hành đã hồn tồn thành thục và hai trí tiếp theo sau nó là trí thuận thứ (anuloma nđāṇa) và trí chuyển
tộc (gotrabhū nđāṇa). Từ xuất khởi (vuṭṭhāna) [41] biểu thị cho đạo lộ siêu thế, sở
dĩ được gọi như vậy là vì bên ngồi nó vượt lên khỏi các hành để thể nhập Niết bàn và bên trong nó vượt lên khỏi các phiền não cũng như các điều kiện làm ô nhiễm tâm để đến một trạng thái hoàn toàn thanh tịnh. Bởi lẽ ba loại trí hiệp thế sau cùng này dẫn trực tiếp vào đạo lộ cho nên chúng được gọi chung là tuệ giác đưa đến sự xuất khởi.