5. Đoạn trừ bằng xuất ly là Niết bàn, sự giải thoát tối hậu khỏi các pháp hữu
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐOẠN TRỪ CÁC TRIỀN CÁ
Theo Phật giáo văn hệ Pāḷi, sự suy giảm và loại trừ của các triền cái không những là điều kiện cần yếu cho việc đắc thiền mà còn cho cả việc phát triển các mặt đạo đức và tinh thần của con người. Các triền cái tiêu biểu cho tồn bộ những trạng thái tâm ơ nhiễm bao gồm ba bất thiện căn, tứ bộc, tứ kết, tứ lậu, tứ thủ, thập phiền
não, thập kiết sử.[30] Các triền cái được đức Phật so sánh như món nợ, như bệnh
hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường đi qua sa mạc, chúng che mắt con người khiến họ khơng thể thấy được lợi ích của bản thân mình, lợi ích của
người khác hoặc lợi ích của cả hai. [31] Do ảnh hưởng của các triền cái con người
làm những điều lẽ ra họ không nên làm và xao lãng những bổn phận lẽ ra họ phải
làm. [32] Chúng làm uế nhiễm tâm và suy yếu trí tuệ, tác thành si ám, tác thành
khơng mắt, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn hại, khơng đưa đến Niết bàn. [33] Ví
như vàng bị suy kém bởi năm tạp chất – sắt, đồng, chì, thiếc và bạc – “khơng mềm
dẻo, khơng dễ dùng, khơng chói sáng, dễ bể vụn và khơng thể chạm trổ tinh xảo được”, tâm cũng vậy, bị uế nhiễm bởi năm triền cái,“không nhu nhuyến, không dễ dùng, khơng chói sáng, cứng rắn và khơng thể định tâm chân chánh vào việc đoạn trừ các lậu hoặc”[34]. Chính vì vậy mà đức Phật nói về chúng: “Này các Tỳ kheo,
nếu ai nói một cách chân chánh về các triền cái, người ấy phải nói chúng là ‘một đống tâm bất thiện’, vì quả thực năm triền cái này là một đống tâm bất thiện hoàn toàn.”[35]
42
Việc đoạn trừ năm triền cái đánh dấu bước mở đầu của giải thốt, như kinh
nói: “Khi năm triền cái đã được đoạn trừ, vị Tỳ kheo tự mình qn thấy như người
đã thốt nợ, hết bệnh, khỏi tù tội, một người tự do và như đất lành an
ổn.”[36] Cùng với sự đoạn trừ các triền cái, khả năng phát triển tâm linh của hành
giả cũng được khai mở, khơng cịn bị hạn chế. Cũng như vàng đã được tinh lọc khỏi năm tạp chất sẽ trở nên mềm dẻo, tinh chất, chói sáng và bền vững, có thể chạm trổ dễ dàng. Vì thế, đức Phật nói:
“Khi tâm được thanh lọc khỏi năm uế nhiễm này thì sẽ trở nên nhu nhuyến, dễ sử dụng, sáng chói, khơng vỡ vụn và có thể định tâm chân chánh vào việc trừ diệt các lậu hoặc. Và bất cứ pháp nào có thể chứng ngộ bằng thắng trí, nếu muốn, trong mỗi trường hợp, vị ấy có thể hướng tâm đến sự chứng ngộ pháp ấy khi các điều kiện khác đã được hoàn thành.”[37]
Như vậy, chúng ta thấy việc đoạn trừ năm triền cái là điều kiện tiên quyết, không những để đắc thiền mà còn để đạt đến các thành tựu cao thượng khác. Chính nhờ sự đoạn trừ năm triền cái mà Tứ vô lượng tâm (Brahmavihāra) mới trở thành khả dĩ. Người hành thiền phải gột rửa tâm mình khỏi các triền cái trước khi muốn biến
mãn thế gian này với những cảm xúc cao thượng của Từ, Bi, Hỷ, Xả. [38] Trước khi
giảng chân lý Tứ đế cho một vị đệ tử nào đó, đức Phật ln ln tin chắc rằng tâm
vị ấy đã “sẵn sàng, dễ dạy, khơng cịn các chướng ngại (năm triền cái)”[39] để bảo
đảm khả năng nắm bắt giáo lý thâm diệu mà một cái tâm đang cịn ơ nhiễm thì khơng thể nào thâm nhập. Như vậy sự giải thoát khỏi năm triền cái là một điều kiện cần thiết cho sự khởi lên của Pháp nhãn (Eye of Dhamma), khả năng thấu thị trực tiếp chân lý dẫn đến tầng giải thoát đầu tiên gọi là Nhập lưu thánh đạo. Những vị đã nhập vào dòng thánh (nhập lưu) tiếp tục tu tập để đạt đến “sự an ổn tối
thượng khỏi các khổ ách” và trú ở đó sau khi đã đoạn diệt năm triền cái. [40] Khi
tâm đã trở nên “định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu
nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản” như vậy, hành giả có thể hướng tâm
đến tam minh: túc mệnh minh – khả năng nhớ lại tiền kiếp của mình; sanh tử minh – khả năng biết được việc tử sanh của các chúng sanh khác; lậu tận minh – khả
năng biết sự đoạn tận của các lậu hoặc. [41] Tất cả những ai muốn đạt đến giải thoát,
trước phải đoạn trừ các triền cái.
“Tất cả những ai đã giải thoát, đang giải thoát hoặc sẽ giải thoát khỏi thế gian này đều phải giải thốt bằng việc đoạn trừ năm triền cái làm ơ nhiễm tâm và suy yếu trí tuệ, nhờ khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ và chân chánh tu tập thất giác chi.”[42]
Ngay cả chư Phật Chánh đẳng giác trong quá khứ, trong hiện tại và chư Phật Chánh đẳng giác trong vị lai chứng đắc quả vị vô thượng cũng do trước phải đoạn diệt năm triền cái.([43]) Có lẽ vì thế đức Phật mới mơ tả giáo pháp của Ngài là hướng đến sự hủy diệt các chướng ngại này: “Chính vì mục đích thắng tri năm
triền cái, vì mục đích liễu tri, đoạn diệt và đoạn tận chúng, Bát Thánh Đạo phải được tu tập”.[44]
43
-ooOoo-
[1] “Vivicc’eva kàmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkam savicàram
vivekajam pitisukham patthànam jhànam upasampajja viharati” MN. 1:89 Vibh p.
245.
[2] SN. 5:94
[3] SN. 5:97 “These five hindrances, monks, are causes of blindness, causes of loss
of vision, causes of unknowing, opposed to wisdom, aligned with vexation, leading away from Nibbana.”
[4] MN. 1:85 [5] Xem Dhs., p. 222. [5] Xem Dhs., p. 222. [6] Dhs.p. 232 # Bộ Pháp Tụ trang 303. [7] Xem Dhs. P. 232. nt. [8] MN – 1:101 [9] Dhs. A., pp. 388-389. [10] DN. 1:71-73 [11] SN. 5: 121-124 [12] Vism. p. 118. PP., p.152. [13] Vism, p. 114. PP, p. 147
[14] Vism p. 114 “Samàdhi kàmacchandassa patipakkho, pìti byàpàdassa, vitakko
thìnamiddhassa, sukham uddhaccakukuccassa, vicàro vicikiccayati petake vutta.”
[15] Pàli: Kàyaviveka, citta viveka, vikkhambhanaviveka.
[16] Pàli: Vikkhambhanappahànam, tadangappahànam, samucchedappahànam,
patippassaddhippahànam, nissaranappahànam. Xem Pts., p. 26.
[17] Vism., PP. 596 – 597 MN. A. 1:24 - 25
44
[19] PP. p. 196 Vism. p. 155
[20] GS. 5:79. AN. 5:113
[21] Trong A.1, 3 dùng Asubhanimittam – bất mỹ tướng. [22] SN. 5: 64 – 65.
[23] Đối với việc tu tập theo tuần tự, xem DN 1:47 – 86; MN. 1:175 – 84; 270 – 80.
Đối với việc tu tập theo Tứ Niệm Xứ , xem DN. 2: 290 – 315 và MN. 1: 55 – 63.
[24] SN. 5: 85
[25] Ibid., 105 - 106
[26] Soma Thera, Way of Mindfulness, p.p. 117-126. MN. A. 1: 286 -290 [27] PP. p. 157 Vism, p. 122
[28] DN. 2: 290 – 315 MN. 1: 55 – 63.
[29] DN. 2: 300 – 301 (cô đọng lại).
[30] Ba bất thiện căn: tham, sân, si; Tứ bộc: dục bộc lưu (kàmogha), hữu bộc lưu
(bhavogha), kiến bộc lưu (ditthogha) và vô minh bộc lưu (avijjogha) ; Tứ kết: dục kết (kàmayoga), hữu kết (bhavayoga), kiến kết (ditthiyoga) và vô minh kết
(avijjàyoga); Tứ lậu: dục lậu (kàmàsava), hữu lậu (bhavàsava), kiến lậu
(ditthàsava), vô minh lậu (avijjàsava); Tứ thủ: dục thủ (kàmupàdàna), kiến thủ (ditthupàdànam), giới cấm thủ (sìlabbatupàdànam), ngã chấp thủ
(attavàdupàdànam); Thập phiền não: tham, sân, si, mạn, kiến, nghi, thụy miên, trạo cử, vô tàm, vô quý; Thập kiết sử (samyojanam): dục ái, sắc ái, vô sắc ái, sân, mạn, kiến, giới cấm thủ, nghi, trạo cử, vô minh.
[31] DN. 1:73 SN. 5: 121-122
[32] AN. 2: 67 [33] SN. 5: 94, 97 [33] SN. 5: 94, 97
[34] Nyanaponika Thera, The Five Mental Hindrances And Their Conquest (Năm
triền cái và cách chinh phục) p.2 AN. 3:16
[35] SN. 5:145 [36] DN. 1:73 [36] DN. 1:73
45
[37] Nyanaponika , Five Mental Hindrances, p.p. 2-3
[38] DN. 3: 49-50 [39] DN. 1:110 MN. 1:380 [40] SN. 5:327 [41] MN. 1:182 [42] AN. 5:195 [43] DN. 2:83 [44] SN. 5:60 -ooOoo- CHƯƠNG IV