Nghiên cứu thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 26 - 31)

Điều tra đa dạng thành phần loài: Để điều tra ngoài thực địa xác định các loài thực vật cây gỗ, đề tài sử dụng hai phƣơng pháp điều tra chính: điều tra theo tuyến và điều tra theo ô tiêu chuẩn.

- Điều tra theo tuyến: Tiến hành điều tra 4 tuyến điều tra khảo sát với chiều dài mỗi tuyến chia ra nhƣ sau:

Hình 2.1. Sơ đồ các tuyến điều tra thực địa ở xã Nậm Kè và xã Mƣờng Nhé khu BTTN mƣờng Nhé

Tuyến I : Từ trạm Trạm QLBV rừng đặc dụng Nậm Kè đến điểm có tọa độ (X:451607, Y: 2439121) thuộc khoảnh 7, tiểu khu 178. Chiều dài tuyến 9,7 km.

Tuyến II : Từ Bản Ngã Ba – xã Nậm Kè đến điểm có tọa độ (X: 445771,Y: 2441049) thuộc khoảnh 1, tiểu khu 173, chiều dài tuyến 9,3km.

Tuyến III: Bắt đầu từ Bản Nậm Pố xã Mƣờng Nhé, kết thúc điểm có tọa độ (X:440232,Y:2447283), thuộc khoản 11, tiểu khu 162, chiều dài tuyến 8,9km.

Tuyến IV: Bắt đầu từ bản Nậm Là, xã Mƣờng Nhé, kết thúc diểm có tọa độ (X:432905,Y: 2453412), thuộc khoảnh 5, tiểu khu 159, chiều dài tuyến 8,8km.

Các tuyến đi qua tất cả các sinh cảnh, cắt ngang các địa hình điển hình, chiều rộng mỗi tuyến là 30 m, quan sát dọc hai bên tuyến mỗi bên 10 m. Để xác định sự xuất hiện của loài.

Với các loài cây mọc tập trung hoặc nơi phân bố tập trung đo đếm nhanh, lập ôtc diện tích 1000 m2, kích thƣớc (20 x 50 m), để xác định tên cây, sinh trƣởng, mật độ và đánh giá tái sinh tự nhiên.

Biểu 01: Biểu điều tra theo tuyến

Địa hình: ……….. Ngày điều tra: ………. Dạng sinh cảnh: ……… Ngƣời điều tra: ……… Độ dài tuyến: ……… Toạ độ:... Điểm bắt đầu:……… Điểm kết thúc:……….

STT Tên loài Dạng sống Công dụng

- Điều tra theo ô tiêu chuẩn:

+ Vị trí lập OTC: Lựa chọn vị trí lập OTC phải có tính đại diện và điển hình cho từng sinh cảnh trên tuyến điều tra.

+ Hình dạng OTC: Tại mỗi điểm quan trắc, căn cứ vào đặc điểm cụ thể về điều kiện địa lý, địa hình, diện tích từng kiểu rừng mà thiết lập 1 OTC điển hình, đại diện cho một kiểu rừng. Hình dạng OTC chúng tôi chọn là hình chữ nhật.

+ Kích thước OTC: 1000 m2

+ Số lượng OTC: 20 ô tiêu chuẩn; ô hình chữ nhật kích thƣớc 20m x 50m = diện tích 1000 m2

.

Ô tiêu chuẩn đƣợc đánh số theo thứ tự từ 1- 20 để tiện theo dõi thống kê, tổ chức thực hiện.

Mỗi ô tiêu chuẩn đƣợc xác định vị trí theo toạ độ địa lý trên bản đồ để dễ xác định tại thực địa bằng máy định vị GPS.

+ Xác định vị trí ô ở thực địa: Theo tọa độ địa lý đã đƣợc xác định trên bản đồ, sử dụng máy định vị GPS xác định vị trí ô tiêu chuẩn trên thực địa.

+ Ô tiêu chuẩn đƣợc đóng mốc gỗ viết sơn tại 4 góc ô, tại mốc đầu tiên ghi rõ số hiệu ô tiêu chuẩn (Ô 1), mốc số 1 (M1), các mốc tiếp theo ghi M2, M3, M4. Mốc gỗ có D = 4 - 6 cm, dài 40-50 cm.

+ Điều tra trên ô tiêu chuẩn :

- Điều tra tầng cây cao

Xác định tên các loài thực vật của tất cả những cây trong ô có đƣờng kính (D1.3 ) từ 6 cm trở nên. Cây sau khi đƣợc xác định tên, đƣợc viết số thứ tự bằng sơn đỏ từ 1 – n. Số thứ tự viết tại cây đảm bảo thống nhất với phần ghi chép trong tài liệu để tiện cho việc lấy tiêu bản sau này.

Đánh giá phẩm chất cây theo A, B, C (tốt, trung bình, xấu).

Trong ô đo đếm xác định tọa độ vị trí gốc cây của các loài có tên trong sách đỏ Việt Nam bằng GPS để làm cơ sở xây dựng bản đồ phân bố các loài cây gỗ quý hiếm đang cần đƣợc bảo vệ của Khu BTTN.

Dƣới đây là mẫu biểu điều tra các tầng cây cao:

Biểu 02: Biểu điều tra tầng cây cao

Số OTC: ………... Vị trí: ……… Trạng thái rừng: ……… Độ cao: ………. Lô: ………. Ngày điều tra: ……… Độ dốc: ………. Khoảnh: ………. Ngƣời điều tra: ……….. Độ tàn che: ………... Địa danh: ……….. Tờ số: ……… Hƣớng phơi: ………. Kiểu rừng: ………. Toạ độ:...

TT Tên loài D1.3 (cm) HVN (m) HDC (m) DT (m) Sinh trƣởng Vật hậu Ghi chú

- Điều tra tái sinh:

Chia OTC thành 5 ODB có diện tích 25m2 kích thƣớc 5m x 5m. Trong các ODB tiến hành đo đếm số lƣợng cá thể, kích thƣớc, tình hình sinh trƣởng, nguồn gốc tái sinh của các cây thân gỗ có D1.3 nhỏ hơn 6cm. Kết quả điều tra đƣợc ghi vào biểu điều tra 03:

Biểu 03: Biểu điều tra cây tái sinh

Số OTC: ………... Vị trí: ………. Trạng thái rừng: ………. Độ cao: ……… Lô: ………. Ngày điều tra: ………. Độ dốc: ……… Khoảnh: ………. Ngƣời điều tra: ……… Độ tàn che: ………... Địa danh: ……… Tờ số: ……… Hƣớng phơi: ……… Kiểu rừng: ……….

TT

ODB STT Tên loài

HVN

(cm) Sinh trƣởng Ghi chú < 50 50-100 > 100

- Trong quá trình đi điều tra thực địa tiến hành thu hái mẫu tiêu bản về giám định tên loài.

- Nghiên cứu, đánh giá về giá trị bảo tồn tài nguyên thực vật theo (IUCN 2009, Sách đỏ Việt Nam 2007 và Nghị định 32).

- Nghiên cứu, đánh giá giá trị sử dụng của tài nguyên thực vật dựa vào kết quả phỏng vấn ngƣời dân và các tài liệu nhƣ (Tài nguyên Thực vật Đông Nam Á – PROSEA, Tài nguyên Thực vật Việt Nam, Từ điển cây thuốc Việt Nam, cây rừng Việt Nam…)

+ Thu hái tiêu bản:

Dụng cụ thu mẫu: Cặp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, kéo cắt cành và máy tính sách tay.

Phƣơng pháp thu mẫu: Để thu mẫu, hiện nay đề tài dùng túi polyetylen để đựng mẫu, không dùng kẹp gỗ nhƣ trƣớc đây vừa cồng kềnh vừa khó bảo quản, cần có sổ ghi chép riêng, nhãn hay băng dính giấy có thể viết đƣợc và kéo cắt cành.

Nguyên tắc thu mẫu: chỉ thu mẫu đối với loài cây mới, mỗi loài cần thu thập 5 mẫu, trƣờng hợp những cây có giá trị khoa học, kinh tế cao cần thu thập 10 mẫu.

- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa đối với cây gỗ lớn. Mỗi cây nên thu từ 3 - 5 mẫu.

- Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. Khi thu mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thực địa nhƣ: đặc điểm vỏ cây, kích thƣớc cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi sấy mẫu nhƣ: màu sắc, mùi vị…

- Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen mang về nhà mới làm mẫu. Việc cho mẫu vào túi polyetylen có lợi là gọn nhẹ, không bị va quệt khi băng qua rừng, mẫu giữ tƣơi lâu kể cả khi trời nắng to nhƣng cần chú ý là khi cho mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng các lá của mẫu để bọc lấy trƣớc khi cho vào túi. Có thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng từng loài và buộc chặt lại rồi tất cả các túi nhỏ đó cho vào túi to hay bao tải.

Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau một ngày lấy mẫu cần đeo nhãn cho mỗi mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi vào sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các thông tin nhƣ sau:

- Số hiệu mẫu.

- Địa điểm (tỉnh, huyện, xã…) và nơi lấy (ven suối, thung lũng, sƣờn hay đỉnh núi hoặc đồi…)

- Ngày lấy mẫu.

- Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, đƣờng kính, màu lá, hoa , quả… - Ngƣời lấy mẫu.

Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 26 - 31)