Mức độ đa dạng ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 50)

a) Đa dạng bậc ngành

Hệ thực vật thân gỗ của khu BTTN Mƣờng Nhé đã thống kê đƣợc 433 loài thuộc 306 chi, 73 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch, sự phân bố các taxon trong mỗi ngành đƣợc thể hiện trong bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1. Các taxon của hệ thực vật thân gỗ tại khu BTTN Mƣờng Nhé

Tên ngành Loài Chi Họ

Tên la tinh Tên Việt Nam SL % SL % SL %

Polypodiophyta Dƣơng xỉ 2 0.46 2 0.65 2 2.15

Pinophyta Hạt trần 7 1.62 6 1.96 4 4.30

agnoliophyta Hạt kín 424 97.92 298 97.39 87 93.55

TỔNG 433 100 306 100 93 100

Đánh giá chung: Qua bảng 4.1 ta thấy hệ thực vật cây gỗ ở khu Mƣờng Nhé số lƣợng các ngành thực vật loài thực vật khá đa dạng và phong phú, mặc dù đề tài chỉ điều tra tập trung đối với thực vật thân gỗ. Ngành ngọc lan có số lƣợng loài chiếm nhiều nhất với 424 loài chiếm 97.92% tổng số loài; 298 chi chiếm 97.39%, 87 họ chiếm 93.55%. Ngành hạt trần cũng ghi nhận đƣợc 7 loài chiếm 1.62%, 6 chi chiếm 1.96%, 4 họ chiếm 4.30% và ngành dƣơng xỉ củng chỉ thu đƣợc 2 loài chiếm 0.46%, 2 chi chiếm 0.65%, 2 họ chiếm 2.15%, trong 2 ngành này số lƣợng loài ghi nhận trong mỗi họ chỉ có từ 1-2 loài.

b) Các chỉ số đa dạng

Tiếp theo, đề tài đã xác định đƣợc các chỉ số đa dạng, đó là chỉ số họ, chỉ số chi và số chi trung bình của một họ. Các chỉ số không chỉ của cả hệ thực vật mà còn tính riêng cho từng ngành, cụ thể ghi ở bảng 4.2 sau đây:

Bảng 4.2. Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật khu BTTN Mƣờng Nhé Cấp bậc chỉ số Ngành Chỉ số chi Chỉ số họ Số chi/số họ Polypodiophyta 1,00 1,00 1,00 Pinophyta 1.17 1.75 1.5 Magnoliophyta 1.42 4.87 3.43 Hệ thực vật 1,20 2,54 1,98

Qua bảng 4.2 thấy rằng: Hệ thực vật thân gỗ khu BTTN Mƣờng Nhé có chỉ số họ là 2,54 tức là trung bình mỗi họ có khoảng 2-3 loài. Chỉ số đa dạng chi là 1,20 nhƣ vậy trung bình mỗi chi của hệ thực vật này có xấp xỉ 2 loài. Số trung bình của mỗi họ là 1,98 hay trung bình mỗi họ đều có từ 1 đến 2 chi. Ngành Magnoliophyta là đa dạng hơn về mặt chỉ số, 1 chi có 2 loài và 1 họ cũng 5 loài.

4.1.2.3. Đa dạng ở bậc dưới ngành

Sự đa dạng của hệ thực vật thân gỗ còn đƣợc xem xét ở bậc dƣới ngành, cụ thể là cấp độ họ và chi. Ở mỗi nơi, các taxon có số loài phổ biến nhất đƣợc xem là những taxon đặc trƣng cho hệ thực vật địa phƣơng đó. Bằng cách tính số lƣợng loài và chi trong một họ và số lƣợng loài trong mỗi chi, đề tài tìm ra đƣợc các họ có nhiều loài nhất và các chi có nhiều loài nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật thân gỗ thể hiện ở các cấp độ taxon dƣới ngành. Cụ thể nhƣ sau:

a) Đa dạng bậc họ

Để phân tích mức độ đa dạng ở bậc họ, 10 họ có mức độ đa dạng cao nhất tổng hợp sắp xếp ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật thân gỗ khu BTTN Mƣờng Nhé TT

Tên họ Tên Việt Nam Số loài % Số chi %

5 Theaceae Họ Cam 11 2.54 7 2.29

2 Caesalpiniaceae Vang 13 3.00 11 3.59

1 Mimosaceae Họ Trinh nữ 14 3.23 7 2.29

4 Lauraceae Họ Re 17 3.93 11 3.59

9 Poaceae Họ Hòa thảo 17 3.93 13 4.25

3 Fabaceae Đậu 21 4.85 16 5.23

6 Rubiaceae Họ Cà Phê 23 5.31 17 5.56

8 Moraceae Họ Dâu Tằm 29 6.70 8 2.61

10 Euphorbiaceae Họ Ba mảnh vỏ 45 10.39 27 8.82

10 họ đa dạng nhất (10,75% số họ) 205 47.34 120 39.22

Nhận xét: Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng trong 10 họ thực vật thân gỗ đa dạng nhất ở khu BTTN Mƣờng Nhé thì ít nhất mỗi họ cũng có 11 loài trở lên, dù chỉ chiếm khiêm tốn 10.75% tổng số họ của toàn hệ nhƣng lại có số loài là 205 chiếm 47.34 % tổng số loài và số chi là 120 chiếm 39.22% tổng số chi trong toàn hệ thực vật thân gỗ chi tiết các họ đƣợc ghi ở bảng 4.3.

Trong 10 họ đa dạng nhất của khu BTTN Mƣờng Nhé thì họ nhiều nhất là Thầu dầu là có 45 loài, họ Họ Cam ít nhất có 11 loài điều đó chứng tỏ hệ thực vật ở Mƣờng Nhé bị tàn phá nhiều cho nên cây ƣa sáng chiếm ƣu thế. Nhƣ vậy, với số họ ít nhƣng tỷ trọng số loài, số chi chiếm trong danh lục thực vật ghi nhận đƣợc là rất cao. Trong số các họ thực vật giàu loài thì có họ họ Dẻ, họ Re,... đều là những họ thực vật đặc trƣng trong khu vực.

b) Đa dạng bậc chi

Qua thống kê các chi đa dạng loài nhiều nhất hệ thực vật thân gỗ khu BTTN Mƣờng Nhé đã ghi nhận đƣợc 10 chi có từ 4 loài trở lên đƣợc tổng hợp ở bảng 4.4:

Bảng 4.4. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật thân gỗ khu BTTN Mƣờng Nhé

TT Tên chi Họ Số loài % Chi

1 Ficus Moraceae 18 4.16 1 2 Lithocarpus Fagaceae 5 1.15 1 3 Litsea Lauraceae 5 1.15 1 4 Castanopsis Fagaceae 6 1.39 1 5 Elaeocarpus Elaeocarpaceae 4 0.92 1 6 Millettia Fabaceae 4 0.92 1

7 Syzygium Myrtaceae 4 0.92 1

8 Archidendron Mimosaceae 4 0.92 1

9 Quercus Fagaceae 4 0.92 1

10 Archidendron Mimosaceae 4 0.92 1

10 chi đa dạng nhất (3,33% tổng số chi) 58 13.39 10

Nhận xét: Nhìn vào bảng 4.4 cho thấy với 10 chi chiếm 3,33 tổng số chi trong danh lục đã ghi nhận thì có tới 58 loài chiếm tới 13.39% tổng số loài ghi nhận đƣợc. Qua đó thấy đƣợc mức độ đa dạng về số lƣợng loài của các chi này cao so với toàn bộ khu hệ thực vật đã ghi nhận đƣợc. Trong số các chi giàu loài nhất là: Ficus (họ Dâu tằm), Castanopsis (họ Dẻ), Lithocarpus (họ Dẻ), nhƣ vậy có thể thấy các loài trong họ Dẻ có mức độ đa dạng về loài, cũng nhƣ trong các chi ở đây là rất phổ biến. Điều này cũng đã thể hiện đƣợc tính đặc trƣng của thực vật họ Dẻ ở Tây Bắc.

c) Đa dạng về dạng sống

Dạng sống đƣợc đánh giá theo tiêu chuẩn của Raunkiaer (1934), tỷ lệ của nhóm dạng sống đã đƣợc xác định sẽ lập thành lập thành Phổ dạng sống (Spectrum of Bilology – SB). Tỷ lệ phần trăm của nhóm dạng sống và các dạng sống cụ thể đƣợc thể hiện trong bảng 4.5. Từ số loài đã xác định đƣợc dạng sống, đề tài đã thiết lập Phổ dạng sống cho hệ thực vật cây gỗ khu BTTN Mƣờng Nhé nhƣ sau:

Ph = 128 Meg + 117 Mes + 92 Mi + 62 Na + 34 Lp

Bảng 4.5. Phổ dạng sống của hệ thực vật thân gỗ khu BTTN Mƣờng Nhé

Dạng sống Ký hiệu Số lƣợng loài Tỷ lệ%

Nhóm cây chồi trên: Ph 433 100

Chồi trên to: là cây gỗ cao trên 25m Meg 128 29,56

Chồi trên vừa: là cây gỗ cao 8 – 25m Mes 117 27,02

Chồi trên lùn: cây bụi Na 62 14,32

Dây leo thân gỗ Lp 34 7.85

Qua Phổ dạng sống cho thấy: Trong nhóm thân gỗ, dạng sống của cây gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất (21,25 - 29,56% tổng số loài), tiếp theo là dạng sống của cây bụi (14,32% tổng số loài). Dây leo thân gỗ (7.85% tổng số loài)

d) Đa dạng tài nguyên thực vật thân gỗ có ích và quý hiếm

* Đa dạng tài nguyên cây có ích theo giá trị sử dụng

Ở khu vực Khu BTTN Mƣờng Nhé đã phát hiện đƣợc 433 loài cây thân gỗ thuộc 306 chi và 93 họ của 3 ngành thực vật. Trong số này có thể sử dụng vào 13 nhóm công dụng khác nhau và tỷ lệ số loài thân gỗ có ích tại đây đƣợc thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tổng hợp các nhóm công dụng của cây gỗ ở khu BTTN Mƣờng Nhé

TT Nhóm công dụng

hiệu Số loài Tỷ lệ (%)

1 Cho gỗ G 267 61.66

2 Cho thuốc T 157 36.26 3 Cho tinh dầu Td 10 2.31 4 Cho dầu béo D 6 1.39 5 Cho tinh bột B 10 2.31 6 Cho rau ăn R 25 5.77 7 Làm cảnh và bóng mát C 38 8.78 8 Cho quả Q 41 9.47 9 Cho nhựa N 21 4.85 10 Cho sợi S 15 3.46 11 Cho màu M 14 3.23 12 Cho tannin Tn 30 6.93 13 Cho nguyên liệu VL 18 4.16

Qua bảng 4.6 ta có thể thấy tỷ lệ phần trăm các loài cây gỗ ở mỗi nhóm công dụng là không đều nhau, cụ thể là:

Nhóm cây cho gỗ (G): Ở Việt Nam, tài nguyên cây gỗ lớn nhất tập trung vào hai ngành thực vật tiến hóa nhất đó là ngành thực vật Hạt trần (còn gọi là Ngành Thông: Pinophyta) và ngành thực vật Hạt kín (còn gọi là Ngành Ngọc

lan: Magnoliophyta) hiện nay chúng chiếm hầu hết các diện tích đất rừng tự nhiên và gây trồng. Tại khu vực nghiên cứu có 267 loài cây cho gỗ, chiếm 61,66 % tổng số loài cây thân gỗ của toàn bộ khu vực nghiên cứu. Các loài cây lấy gỗ có giá trị nhƣ: Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Đinh thối, Gụ lau, Lim xẹt, Gội tẻ, Trâm các loại, Kim giao, Thông tre, Thông tre lá ngắn, Trầm hƣơng...

Nhóm cây cho thuốc (T): Các bài thuốc dân gian thƣờng sử dụng vỏ rễ, vỏ thân, cành, lá, hoa quả cây gỗ đã có lịch sử sử dụng lâu đời, do đó, việc thống kê cho hết các cây gỗ làm thuốc còn nhiều khó khăn. Theo Võ Văn Chi (1996), số loài cây có thể dùng làm thuốc ở Việt Nam là khoảng 3200 loài. Tại khu vực nghiên cứu, tôi đã thống kê đƣợc 157 loài cây thân gỗ có công dụng này, chiếm 36,26% tổng số loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu. Một số loài tiêu biểu nhƣ : Sến mật, Bách bệnh (bền bệt), Kim giao, Đáng, Chân chim núi, Muồng lá khế, …

Nhóm cây cho tinh dầu (Td): có 10 loài, chiếm 2,31% tổng số loài cây thân gỗ tại khu vực nghiên cứu. Các loài điển hình thuộc nhóm này nhƣ: Re bầu, Màng tang, Thông, Sau sau, Sẻn gai, Trầm hƣơng, ...

Nhóm cây cho nhựa (N): có 21 loài, chiếm 4,85% tổng số loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu. Các loài cho nhựa điển hình nhƣ: Trám, Sơn ta, Đa, Si, Sữa, Đa nhộng vàng, Sau sau, ...

Nhóm cây cho Tanin (Tn): có 30 loài, chiếm 6,93% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Một số loài điển hình thuộc nhóm này đó là: Trâm tía, Trâm vối, Trâm trăng, Vối, Thanh hao, Sắn thuyền, Nhựa ruồi, …….

Nhóm cây cho dầu béo (D): có 6 loài, chiếm 1,39% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Một số loài điển hình nhƣ: Trẩu, Trám đen, ...

Nhóm cây làm cảnh và bóng mát (C): Đây là những cây có giá trị thẩm mỹ cao nhƣ dáng đẹp, màu sắc tao nhã, có thể gây ấn tƣợng khi nhìn. Theo kết quả thống kê có 38 loài, chiếm 8,78% tổng số loài. Một số loài làm cảnh tiêu biểu nhƣ: Đa các loại, Lộc vừng, Nhội, Đại, Sữa, Thông tre lá ngắn, Vàng anh, Kim giao, ..

Nhóm cây cho quả (Q): nhóm này bao gồm những cây có quả ăn đƣợc. Qua kết quả điều tra đã thống kê đƣợc 41 loài thuộc nhóm công dụng này, chiếm 9,47% tổng số loài cây thân gỗ trong khu vực nghiên cứu. Một số loài tiêu biểu nhƣ: Trám, Sấu, Tai chua, Dâu da, Xoài, Muỗm, Vả, Mùng quân rừng, ...

Nhóm cây cho màu (M): trong khu vực nghiên cứu có 14 loài cây gỗ cho công dụng này, chiếm 3,23% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Một số loài điển hình nhƣ: Thanh thất, Lim xẹt, Thừng mực mỡ, ...

Nhóm cây cho sợi (S): có 15 loài cây gỗ cho công dụng này, chiếm 3,46% tổng số loài cây gỗ tại đây. Một số loài tiêu biểu nhƣ: Trầm, Dó, Dƣớng, Hu đay, Sui, Mang lá mác, Sảng nhung, ...

Nhóm cây cho rau ăn (R): có 25 loài, chiếm 5,77% tổng số loài. Một số loài điển hình nhƣ: Lộc vừng, Chân chim, Lộc mại, Sung, Sấu...

Nhóm cây cho nguyên liệu (Nl): có 18 loài, chiếm 4,16% tổng số loài. Một số loài điển hình nhƣ: Nứa lá to, Tre khống, Mai, Tre gai, Tre róc, ...

Nhóm cây cho tinh bột (B): Ngoài các công dụng trên, các cây gỗ còn có thể cho các sản phẩm làm chất dinh dƣỡng cho con ngƣời nhƣ cho bột, cho đƣờng, ... Trong khu vực nghiên cứu có 10 loài cây thân gỗ cho tinh bột, chiếm 2,31% tổng số loài. Các quả, hạt của các loài trong họ Dẻ (Fagaceae)

Ngoài những nhóm công dụng kể trên thì cũng có nhiều loài cây gỗ đa công dụng nhƣ: Sến mật, Trám, Sấu, Bứa, Đa, Si, Trầm hƣơng, Tô mộc, Dƣớng, ...

* Đa dạng tài nguyên thực vật thân gỗ quý hiếm

Để có biện pháp bảo vệ các loài cây thân gỗ, ngoài việc nắm đƣợc toàn bộ thành phần loài cây thân gỗ của khu vực nghiên cứu, cần phải có sự đánh giá các mức độ bị đe dọa của các loài trong hệ thực vật đó, để có chính sách ƣu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Căn cứ vào Danh lục cây gỗ tại Khu Mƣờng Nhé đã đƣợc lập, đề tài đã xác định đƣợc các loài cây quý hiếm, có nguy cơ bị tiêu diệt ở khu vực nghiên cứu. Theo thang đánh giá của: IUCN 2009, SĐVN (2007) và NĐ32/2006/NĐ-CP thì trong tổng số 433 loài cây thân gỗ tại khu vực nghiên cứu có 23 loài (chiếm 5,31%) đƣợc xếp vào danh mục các loài cây thân gỗ cần đƣợc bảo tồn, thể hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7. Danh mục các loài cây thân gỗ quí hiếm

TT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Phân hạng IUCN Sách đỏ

Việt Nam

NĐ32/2006 I. NGÀNH DƢƠNG XỈ POLYPODIOPHYTA

1. Họ lông culi Dicksoniaceae

1 Lông culi Dicksonia barometz L EN

II. NGÀNH HẠT TRẦN PINOPHYTA 1. Họ Tuế Cycadaceae

1 Sơn tuế Cycas circinalis Linn IIA

2. Họ Hoàng đàn Cupressaceae

2 Pơ mu Fokienia hodginsii (Dunn)

III. NGÀNH NGỌC LAN MAGNOLIOPHYTA 1. Họ Trúc đào Apocynaceae

1 Ba gạc ấn độ ( hoa đỏ) Rawolfia serpentina (L.)

Benth. ex Kurz CR CR

2. Họ Ngũ gia bì Araliaceae

2 Ngũ gia bì gai Acanthopanax aculeatus

Seem EN

3. Họ Trám Burseraceae

3 Trám đen Canarium tramdenum Dai

& Yakovl VU VU

Trám trắng Canarium album Raeusch VU

4. Hộ Vang Caesalpiniaceae

4 Tô mộc Caesalpinia sappan L EN

5. Họ Dầu Dipterocarpaceae

5 Chò nâu Dipterocarpus retusus

Blume VU VU 6 Chò chỉ Parashorea chinensis Wang Hsie VU VU 6. Họ Dẻ Fagaceae 7 Dẻ gai đỏ Lithocarpus ducampii

(Hickel & A.Camus) A. Camus

VU VU

8 Dẻ cau Lithocarpus areca (Hick. &

Cam.) A. Cam VU

9 Dẻ cau đấu to Quercus macrocalyx

Hickel & A. Camus VU

10 Dẻ gai ấn độ Castanopsis indicaA.DC VU

7. Họ Bồ hòn Sapindaceae

11 Trƣờng sâng Amesiodendron chinensis

(Merr.)Hu CR

8. Họ Trầm Thymelaeaceae

12 Trầm hƣơng Aquilaria crassna Pierre EN

9. Họ Ngọc lan Magnoniaceae

13 Giổi thơm Tsoongiodendron odorum

Chun VU VU

14 Giổi lông Michelia balansae(DC.)

Dandy VU

10. Họ Xoan Meliaceae

15 Gội nếp Aglaia spectabilis (Miq.) Jain

& Bennet VU

16 Lát hoa Chukrasia tabularis

M.Roem VU VU

11. Họ Chò nƣớc Platanaceae

17 Chò nƣớc Platanus kerrii Gagnep VU VU

12. Họ Cau Arecaceae

18 Song mật Calamus platyacanthus

Warb. ex Becc VU VU

13. Họ Khúc khắc Smilacaceae

19 Kim cang nhiều tán Smilax elegantissma Roxb.

Chú thích:

- Sách Đỏ VN (2007): Cấp EN- Nguy cấp; VU- Sẽ nguy cấp.

- Danh lục Đỏ IUCN (2009): cấp CR- rất nguy cấp; cấp EN-nguy cấp; VU- sẽ nguy cấp.

- Nghị định 32/2006/NĐ-CP: IA- Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đíc thƣơng mại; IIA- Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại.

Theo kết quả điều tra, thu thập mẫu vật trên 4 tuyến trong khu BTTN Mƣờng Nhé ở 2 xã Nậm Kè, Mƣờng Nhé tại huyện Mƣờng Nhé. Kết hợp với điều tra phỏng vấn ngƣời dân (già làng, trƣởng bản, thợ săn, thợ khai thác,...). Kết quả điều tra thực vật quý hiếm trên các tuyến đƣợc tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 4.8. Số lƣợng các loài thực vật quý hiếm trên các tuyến điều tra

TT Tên tuyến Danh sách loài

1

Trạm QLBV rừng đặc dụng Nậm Kè - Tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)