Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 39)

Trong thời gian qua đƣợc sự cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh quy hoạch đất đai của huyện nên vùng dự án đã có những điều chỉnh về mặt quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy đã có những thay đổi trong cơ cấu các loại đất, nhất là đối với nhóm đất Nông nghiệp, cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện

Đơn vị tính: Ha

TT Loại đất, loại rừng Tổng diện tích

Tổng diện tích tự nhiên 157.372,9

I. NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 153.002,7

1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 17.292,6

1.1. Đất trồng cây hàng năm CHN 10.303,6

1.2. Đất trồng cây lâu năm CLN 6.989,0

2. Đất lâm nghiệp LNP 135.672,1

2.2. Đất rừng phòng hộ RPH 54.352,0

2.3. Đất rừng đặc dụng RDD 45.581,0

3. Đất nuôi trồng thủy sản NTS 38,0

II. NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 4.092,0

1. Đất ở OTC 437,3

1.1. Đất ở nông thôn ONT 427,1

1.2. Đất ở đô thị ODT 10,2

2. Đất chuyên dùng CDG 351,4

3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 23,9

4. Đất sông, suối và mặt nƣớc chuyên dùng SMN 1.111,4

5. Đất phi nông nghiệp khác PNK 2.168,0

III. NHÓM ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG CSD 278,3

3.1.4.2. Thổ nhưỡng

Do đặc điểm của địa hình, đá mẹ, khí hậu và thực vật; thổ nhƣỡng trên địa bàn huyện Mƣờng Nhé hình thành các nhóm đất sau:

- Nhóm đất mùn trên núi cao: Phân bố ở độ cao trên 1.700 m so với mặt nƣớc biển, độ dốc chủ yếu trên 350; nền vật chất là các nhóm đá: phún xuất tính chua, phún xuất tính kiềm, trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, đá cát; nằm chủ yếu trên các đỉnh cao. Đặc điểm của nhóm đất này là có tầng đất mỏng đến trung bình, tầng mùn rất dày, phân giải chậm, giàu dinh dƣỡng.

- Nhóm đất Feralit mùn trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 701 đến 1.700 m so với mặt nƣớc biển, độ dốc bình quân > 250. Đá mẹ chủ yếu là nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, nhóm đá phún suất tính kiềm. Các dạng này phân bố tập trung ở những nơi cao, xa, đầu nguồn các sông suối lớn, có địa hình chia cắt phức tạp. Độ dày tầng đất từ mỏng đến trung bình, hàm lƣợng mùn từ trung bình đến giàu.

- Nhóm đất Feralit trên núi thấp: Nhóm đất này phân bố ở độ cao từ 300 đến dƣới 700 m so với mặt nƣớc biển, độ dốc chủ yếu < 250,có nguồn gốc chủ yếu từ đá

trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, phân bố ở chân các dãy núi lớn và ven các sông suối. Dạng đất này thƣờng bị tác động mạnh của con ngƣời, do vậy đất thƣờng bị xói mòn, rửa trôi mạnh, tầng đất trung bình, tỷ lệ mùn thấp, đất bí chặt, hàm lƣợng NPK thấp.

- Nhóm đất thung lũng và bồi tụ ven sông suối: Phân bố tập trung chủ yếu ở ven sông suối, vùng đồi, thung lũng và các máng trũng, có độ cao dƣới 300 m so với mặt nƣớc biển, độ dốc chủ yếu < 150. Dạng đất này có tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, đất tơi xốp, ít bị xói mòn, hàm lƣợng mùn cao; đây là đối tƣợng chính để sản xuất nông nghiệp.

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Mường Nhé

3.2.1. Dân số, dân tộc.

3.2.1.1. Dân số

Năm 2015 tổng dân số huyện Mƣờng Nhé là: 7.829 hộ với 36.889 ngƣời, bình quân 4,7 ngƣời/hộ, mật độ dân số 24 ngƣời/km2

. 3.2.1.2. Dân tộc

Trên địa bàn huyện có 10 dân tộc (Mông, Thái, Kinh, Hà Nhì, Dao, Cống, Kháng, Si La, Xạ Phang và Sán Chỉ) cƣ trú trên địa bàn 93 bản thuộc 11 xã.

3.2.1.3. Lao động

Mƣờng Nhé là huyện có nguồn lao động khá dồi dào, tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động của huyện là 20.214 ngƣời, chiếm 54,8% dân số, số lao động ở nông thôn 15.719 ngƣời chiếm 85% tổng số lao động.

Mặc dù nguồn lao động của huyện rất lớn, tuy nhiên chủ yếu là lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp; trình độ lao động thấp, chƣa qua đào tạo, ngoài thời gian mùa vụ thì phần lớn thời gian trong năm lực lƣợng này không có việc làm.

3.2.2. Thực trạng kinh tế năm 2015

- Tổng nguồn thu ngân sách trong năm 2015 đạt 531.328 triệu đồng; Trong đó : Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 74,02%; với tổng số 5.795 hộ;

3.2.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt:

+ Diện tích gieo cấy lúa chiêm 74 ha; năng suất đạt 50 tạ/ha; sản lƣợng đạt 370 tấn;

+ Diện tích gieo cấy lúa mùa đạt 986,2 ha; năng suất đạt 49,58 tạ/ha; sản lƣợng đạt 4.890 tấn;

+ Diện tích gieo trồng lúa nƣơng 3.954 ha; năng suất đạt 17 tạ/ha; sản lƣợng đạt 6.757 tấn;

+ Diện tích nƣơng ngô 1.630,5 ha; năng suất đạt 16,73 tạ/ha; sản lƣợng đạt 2.722 tấn. Ngoài ra trên địa bàn còn trồng một số cây nhƣ: Đậu tƣơng, sắn, bông và rau các loại; Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt 14.744 tấn, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 399,7 kg.

- Chăn nuôi: Do có lợi thế về bãi chăn thả nên chăn nuôi vùng dự án khá phát triển, chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò là chính, phát triển theo quy mô hộ gia đình với phƣơng thức chăn thả rông. Tính đến thời điểm điều tra tổng đàn gia súc của huyện đạt 28.781 con, trong đó: + Đàn trâu: 7.595 con; + Đàn bò: 3.980 con; + Đàn ngựa: 102 con; + Đàn dê: 4.472 con; + Đàn lợn: 13.394 con;

+ Đàn gia cầm các loại: 74.292 con;

- Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 104.29 ha; sản lƣợng đạt 68,3 tấn/năm.

Tập quán canh tác nƣơng rẫy và chăn thả gia súc với số lƣợng lớn có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác bảo tồn ở khu BTTN Mƣờng Nhé.

3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn 153.215,47 ha chiếm 97% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là nguồn tài nguyên quý và có vai trò vô cùng to lớn đối

với phát triển kinh tế rừng cung nhƣ môi trƣờng. Tuy nhiên hiện nay nghề lâm nghiệp nói chung và nghề rừng nói riêng vẫn chƣa đóng góp nhiều đối với phát triển kinh tế, thu nhập của nhân dân. Tổng thu nhập lâm nghiệp toàn huyện trong năm bằng khoảng 3,5% tổng nguồn thu của huyên và bằng 30% tổng thu nhập nông nghiệp.

Trƣớc thực trạng rừng và đất rừng ngày càng bị thu hẹp vì các mục đích khác nhau nhƣ: Chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, chuyển sang làm đất ở, đất sản xuất…bên cạnh đó nhu cầu về gỗ, chất đốt cũng ngày càng gia tăng khiến áp lực vào diện tích rừng hiện có ngày một lớn. Mặc dù trong thời gian qua tỉnh cũng đã quan tâm hỗ trợ đầu tƣ, thông qua các Chƣơng trình, dự án bằng những hoạt động khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ, chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, trồng rừng, nhƣng hiện diện tích đất trống vẫn rất lớn với 80.685,96 ha, Trong đó:

+ Đất trống trảng cỏ Ia, Ib: 61.747,87 ha;

+ Đất trống có cây gỗ tái sinh mọc rải rác:755,36 ha; + Đất nƣơng, nƣơng luân canh: 10.182,73 ha;

Phát triển lâm nghiệp vùng dự án vẫn chủ yếu là lâm nghiệp truyền thống, dựa vào sự hỗ trợ đầu tƣ của Nhà nƣớc là chính với mục đích là phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ rừng tăng khả năng phòng hộ và điều tiết nguồn nƣớc. Đối với vai trò và tác động của lâm nghiệp về phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo còn nhỏ, đảm bảo cho cuộc sống của nhân dân ở trong rừng và gần rừng phải sống đƣợc bằng chính nghề rừng thì lâm nghiệp hiện còn rất hạn chế. Công tác xã hội hóa ngành lâm nghiệp chƣa đƣợc thể hiện rõ dẫn tới nhận thức của nhân dân về vai trò của lâm nghiệp nói chung, nghề rừng nói riêng đối với môi trƣờng và phát triển kinh tế còn hạn chế.

Hoạt động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp rất hạn chế, phần lớn trong thời gian qua tập trung áp dụng các biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên ít tác động là chủ yếu, trong hoạt động trồng rừng còn hạn chế về tập đoàn cây trồng, hiện tại ngoài một số cây trồng chính nhƣ: Keo tai tƣợng, thông ba lá, cọ khiết… diện tích trồng nhỏ lẻ, chƣa thành vùng để phát triển kinh tế. Kỹ thuật

trồng và chăm sóc rừng vẫn theo lối truyền thống. Do vậy chƣa khai thác đƣợc tiềm năng thế mạnh về đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế.

3.4. Vài nét về thực vật khu BTTN Mường Nhé khi thành lập

3.4.1. Diện tích rừng khi xây dựng KBT

Theo Quyết định phê duyệt dự án xây dựng Khu BTTN Mƣờng Nhé số: 593/QĐ-UB ngày 25/8/2008 của UBND tỉnh Điện Biên; Diện tích các loại đất trong khu vực khu BTTN Mƣờng Nhé khi mới thành lập nhƣ sau:

Bảng 3.2. Hiện trạng đất đai khu vực nghiên cứu

Đơn vị: ha

Phân theo xã

Loại đất Diện tích Thầu Sín Chung Chải Mƣờng Nhé Mƣờng Toong Nậm Quảng Lâm Tổng diện tích 169.962,34 34.019,91 39.068,72 28.019,14 23.194,26 22.333,42 23.326,89 A. Đất nông nghiệp 94.247,26 18.176,06 22.856,60 16.419,80 12.554,20 12.114,90 12.125,70 1. Đất sản xuất NN 9.800,96 537,26 487 1.862,50 915,6 1.269,30 4.729,30 2. Đất lâm nghiệp 84.446,30 17.638,80 22.369,60 14.557,30 11.638,60 10.845,60 7.396,40 B. Đất phi NN 1.606,12 171,53 179,32 452,86 416,21 174,10 212,10 1. Đất ở 85,44 10,28 12,72 16,87 18,34 12,51 14,72 2. Đất phi NN khác 1.520,68 161,25 166,60 453,99 397,87 161,59 197,38 C. Đất chưa sử dụng 74.108,96 15.672,32 16.032,80 11.146,48 10.223,85 10.044,42 10.989,09

Bảng 3.3. Hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu

Đơn vị: ha

Phân theo xã

Loại rừng

Diện tích

Sín Chung Mường Mường Nậm Quảng

Thầu Chải Nhé Toong Lâm

Đất có rừng 84.446,3 17.638,8 22.369,6 14.557,3 11.638,6 10.845,6 7.396,4 1. Rừng tự nhiên 82.200,0 17.638,8 22.369,6 14.529,2 11.581,0 10.685,0 7.396,4 - Rừng giàu - Rừng trung bình 30.267,8 7.004,8 10.644,4 1.902,0 482,3 6.482,4 3.751,9 - Rừng nghèo 5.423,6 2.393,5 2.445,6 584,5 - Rừng phục hồi 38.882,3 7.388,9 4.603,0 7.944,6 11.098,7 4.202,6 3.644,5 -Rừng hỗn giao 9.626,3 851,6 4.676,6 4.098,1 2. Rừng trồng 203,9 28,1 57,6 118,2 - Có trữ lƣợng - Chƣa có trữ lƣợng 203,9 28,1 57,6 118,2

Qua bảng trên cho thấy trong khu vực không còn rừng giàu, rừng trung bình chỉ còn 30.267,8 ha, chiếm 35,8% diện tích đất có rừng; rừng phục hồi 38.882,3 ha, chiếm 46% diện tích đất có rừng. Rừng trồng chiếm tỉ lệ không đáng kể. Tuy vậy đây vẫn là khu vực tập trung rừng nhiều nhất tỉnh Điện Biên. Nhƣ vậy nếu không kịp thời đầu tƣ bảo vệ thì tƣơng lai không xa trong khu vực sẽ không còn rừng.

3.4.2. Thảm thực vật rừng khi xây dựng KBT

a. Phân loại thảm thực vật

Theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của tiến sỹ Thái Văn Trừng, thảm thực vật rừng trong khu nghiên cứu đƣợc chia làm các kiểu rừng chính nhƣ sau:

Bảng 3.4. Phân loại thảm thực vật

Đơn vị: ha

Kiểu thảm thực vật Diện tích

Tổng 156.982,70

I.Thảm thực vật nhiệt đới (<800) 56180,12

I. Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới 28724,42

1.2.Kiểu phụ nhân tạo 203,90

1.3. Trảng cỏ cây bụi sau nƣơng rẫy và lửa rừng 27251,80

II.Thảm thực vật á nhiệt đới (>800) 100.802,58

2.1. Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm cây lá rộng á nhiệt đới 54.623,04 2.2. Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới 752,56 2.3. Trảng cỏ cây bụi sau nƣơng rẫy và lửa rừng 45426,99

b)Thành phần thực vật khi xây dựng KBT

Kết quả điều tra Sơ bộ điều tra trên tuyến điển hình đã phát hiện, giám định và lập đƣợc danh lục cho 740 thực vật bậc cao có mạch, thuộc 500 chi của 156 họ, trong 5 ngành thực vật, nhƣ bảng sau:

Bảng 3.5. Thành phần thực vật rừng khu Mƣờng Nhé Ngành thực vật Số họ TV Số chi TV Số loài TV Thông đất (Lycopodiophyta) 1 1 1 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1 Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 21 31 53 Hạt trần (Pinophyta) 4 6 7 Hạt kín (Magnoliophyta) 129 461 678 Tổng cộng: 156 500 740

Trong ngành hạt kín chia ra:

Hạt kín hai lá mầm (Magnoliopsida) 106 367 537

Hạt kín một lá mầm (Liliopsida) 23 94 141

((Theo: Quyết định phê duyệt dự án xây dựng Khu BTTN Mường Nhé)

c) Các loài thực vật quý hiếm

*. Thực vật quí hiếm

Dựa và danh lục Đỏ ( IUCN) và Sách Đỏ Việt Nam. Căn cứ vào danh lục thực vật đã điều tra đƣợc ở khu vực nghiên cứu kết quả cho thấy:

- Số loài cây có tên trong Sách Đỏ Việt nam là 29 loài.

- Số loài cây cùng có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới là 4 loài. - Số loài không có tên trong Sách Đỏ Việt Nam nhƣng có tên trong sách đỏ thế giới là 6 loài.

- Dựa vào 5 cấp tiêu chuẩn đánh giá mức độ quý hiếm của các loài động thực vật của tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (I.U.C.N) sử dụng trong sách đỏ Việt Nam, mức độ nguy hại đe dọa sự diệt vong của các loài thực vật ở khu vực Mƣờng Nhé nhƣ sau:

Cấp E - Rất nguy cấp 4 loài. Cấp V - Nguy cấp 7 loài.

Cấp R - Hiếm 9 loài . Cấp T - Bị đe doạ 4 loài.

*. Phân bố các loài thực vật quí hiếm trong khu vực

Các loài thực vật quý hiếm trong khu vực chỉ có Pơ mu phân bố khá rõ theo độ cao còn các loài khác phân bố rải rác trong rừng.

- Loài Pơ mu chỉ phân bố nhiều ở sƣờn và đỉnh núi có độ cao 900m trở lên, tập trung quanh vùng đỉnh núi Phu Huổi Luông phía Nam Khu bảo tồn. Trong địa phận các xã Sín Thầu, Chung Chải, Mƣờng Nhé không điều tra thấy Pơ Mu.

- Các loài Giổi thơm, Giổi găng, Chò chỉ, Lát hoa, Chò nâu, Dây đau xƣơng, Lông cu ly, Hoàng đằng, Thổ phục linh... là những loài khá phổ biến và phân bố tƣơng đối rộng trong các trạng thái rừng IIA, IIB, IIIA1, IIIA2, ở toàn khu vực có độ cao 600-1700m.

- Các loài Sặt, Trúc đũa, Trúc cần câu... gặp phân bố rải rác trên sƣờn và các đỉnh núi cao từ độ cao 1.000m trở lên.

- Loài Trầm hƣơng phát hiện ở Chung Chải chỉ còn cây tái sinh phân bố ở độ cao dƣới 700 - 1000m.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đa dạng hệ thực vật thân gỗ ở khu BTTN Mường Nhé

4.1.1. Xây dựng danh lục thực vật Mường Nhé

Qua quá trình điều tra đề tài đã thống kê đƣợc 433 loài thuộc 306 chi, 93 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (chi tiết xem tại phụ lục 01). Số lƣợng chi tiết tại phụ biểu 1 bảng danh lục thực vật.

- Có nhiều họ thực vật điển hình cho hệ thực vật nhiệt đới núi thấp miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc tại chỗ nhƣ: họ Dẻ (Fagaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Cơm vàng (Proteaceae), họ Xoan (Meliaceae)... các loài điển hình cho thực vật nhiệt đới nhƣ: Chò nâu, Sấu, Đinh, Đa, Sanh, Mít rừng, Sui, Dâu da, Mạ sa, Lim sẹt...

- Nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ hệ thực vật á nhiệt đới, từ Hymalaya, Hoa Nam, Quý Châu di cƣ xuống, định cƣ ở Việt Nam nhƣ các họ: họ Re (Lauraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Chè (Theaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Sồi Dẻ (Fagaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Cáng lò (Betulaceae)... các loài điển hình nhƣ: Dẻ gai Trung Quốc, Dẻ lá rụng, Dẻ cau, Tô hạp Trung Quốc, Gạo, Sổ, Me rừng, Thành ngạnh, Hoắc quang, Thẩu tấu, Giổi bà, Thích lá xẻ, Tống quá sủ, Chắp tay, Sặt gai, Chè rừng,…

- Có nhiều họ thực vật có phân bố rộng ở nhiệt đới và á nhiệt đới nhƣ các loài trong các họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Trinh nữ

(Mimosaceae), họ Cau dừa (Arecaceae), họ Chè (Theaceae),...

- Có nhiều họ thực vật có phân bố ở vùng á nhiệt đới núi vừa và cao có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 39)