Một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật ở Khu BTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 97)

Mường Nhé

Bảo tồn và phát triển ĐDSH không tách khỏi việc nâng cao nhận thức và đảm bảo cuộc sống ổn định cho ngƣời dân trong địa bàn khu Bảo tồn và các vùng lân cận. Công tác định hƣớng các chiến lƣợc bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH phải quan tâm tới vấn đề đảm bảo phát triển kinh tế cộng đồng dân cƣ của khu vực.. Hoạt động bảo tồn chỉ có đƣợc hiệu quả cao khi lợi ích thu đƣợc từ tài nguyên sinh vật và tài nguyên ĐDSH đƣợc chia sẻ, cộng đồng tự nguyện tham gia vào các hoạt động đó.

Mâu thuẫn trực tiếp và rõ ràng nảy sinh từ điều kiện quản lý bảo vệ rừng nên việc ngƣời dân ra vào nơi đây bị hạn chế. Trƣớc khi thành lập khu Bảo tồn mọi ngƣời đƣợc phép ra vào tự do và dân địa phƣơng có quyền đƣa lâm sản ra khỏi rừng mà không phải đóng thuế tài nguyên, có thể đem bán hay trao đổi lấy tiền mặt hoặc lƣơng thực.

Khu BTTN Mƣờng Nhé đƣợc thành lập trong bối cảnh dân số vùng đệm tăng lên, trong khi diện tích đất nông nghiệp vẫn giữ nguyên. Vì vậy họ vẫn trông chờ vào nguồn tài nguyên trong khu Bảo tồn.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, các giải pháp đề xuất phải đồng bộ, hệ thống, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Sau khi phân tích các khó khăn, tập hợp các giải pháp do ngƣời dân đề xuất và tham khảo ý kiến các chuyên gia cùng chính quyền các cấp, đề tài đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

4.4.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung quanh khu BTTN Mường Nhé về bảo vệ sự Đa dạng sinh học

Để quản lý bảo vệ rừng một cách tốt nhất nhằm nâng cao đƣợc tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN thì sự tham gia của cộng đồng dân cƣ là hết sức quan trọng. Để làm đƣợc điều đó, trƣớc hết cần đảm bảo công tác tuyên truyền giáo dục đến từng ngƣời dân nhằm nâng cao sự hiểu biết về giá trị các nguồn tài nguyên, giá trị về môi trƣờng sinh thái đối với con ngƣời và xã hội. Đây là việc làm quan trọng và cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành. Nội dung tuyên truyền phải phong phú, da dạng, phù hợp và dễ hiểu, đồng thời phải tuyên truyền phải có tính sâu rộng và có ý nghĩa sát thực đối với ngƣời dân, có nhƣ vậy công tác tuyên truyền mới đạt hiệu quả, mục tiêu cuối cùng là họ cùng tự nguyện tham gia.

- Các nội dung cần tuyên truyền, giáo dục:

+ Vai trò, tác dụng của rừng đối với đời sống con ngƣời

+ Tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH.

+ Luật bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách có liên quan quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng (đặc biệt là chính sách hƣởng lợi đối với ngƣời dân).

+ Tác động sâu sắc tới các đoàn thể, các hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Phụ nữ,..làm tiền đề cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phƣơng.

+ Tổ chức thăm quan các mô hình điển hình về Lâm nghiệp cộng đồng. + Giám sát các hoạt động đốt phá rừng làm nƣơng rẫy. Có chính sách khen thƣởng hay sử phạt hợp lý....

4.4.2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

Tìm giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cƣ trên địa bàn khu Bảo tồn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của ngƣời dân vào rừng là việc làm trƣớc tiên. Việc xác định các giải pháp phát triển kinh tế cần phù hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng đồng cũng nhƣ yêu cầu chung của xã hội đối với khu Bảo tồn. Trong điều kiện hoàn cảnh của khu BTTN Mƣờng Nhé chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau:

- Hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, tăng cƣờng đầu tƣ khuyến khích nhân dân trồng cây gây rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.

- Lựa chọn và phổ biến các mô hình canh tác mới, tăng cƣờng công tác khuyến nông, khuyến lâm đến ngƣời dân. Hƣớng dẫn ngƣời dân các phƣơng pháp sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên quý hiếm.

- Cần xác định lại ranh giới vùng đệm. Việc xác định rõ ranh giới vùng đệm sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc đầu tƣ và quản lý các chƣơng trình vùng đệm.

- Thành lập và phát triển các quỹ tín dụng, các tổ chức cho vay vốn để ngƣời dân đƣợc vay nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

4.4.3. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng

Hiện nay, ban quản lý Khu BTTN Mƣờng Nhé còn thiếu thốn về nhân lực, vật tƣ và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ. Vì vậy, cần:

- Tăng cƣờng thêm nhân lực cho lực lƣợng kiểm lâm, đặc biệt là kiểm lâm địa bàn. Mở thêm một số trạm tại các cửa rừng nhằm ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm đến rừng.

- Xây dựng quy ƣớc quản lý bảo vệ rừng, lập thêm các biển báo tại những nơi có nhiều ngƣời dân sinh sống và đi qua.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm về công tác quản lý bảo vệ rừng đối với các cấp thôn bản cho đến xã, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn ĐDSH ngay tại địa phƣơng.

- Các khu vực cần có ranh giới rõ ràng để thuận tiện cho công tác quản lý, đặc biệt là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt.

4.4.4. Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn

Một trong những chức năng quan trọng của khu Bảo tồn là nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực, bao gồm nhiều đối tƣợng nghiên cứu, vì vậy đòi hỏi chất lƣợng đội ngũ cán bộ về trình độ ngày càng đƣợc nâng cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác lƣu trữ mẫu vật phải đƣợc hoàn thiện. Do vậy cần phải đƣợc đáp ứng ngay các nhu cầu cần thiết:

- Tăng cƣờng lực lƣợng cán bộ nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên nghiệp phục vụ cho đội ngũ cán bộ thông qua các chƣơng trình đào tạo chuyên ngành, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.

- Xây dựng một bảo tàng mẫu vật để phục vụ cho việc lƣu trữ mẫu vật, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và đào tạo và giáo dục cộng đồng.

- Hoàn thành việc điều tra khảo sát, lập hồ sơ cơ bản tài nguyên sinh vật trong khu Bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Nhé, nghiên cứu các thành phần khác về lịch sử tự nhiên và văn hóa làm cơ sở cho việc nghiên cứu ứng dụng về khu hệ động thực vật của khu Bảo tồn.

- Hoàn thiện việc điều tra, phát hiện, khoanh nuôi các loài quý hiếm có nguy cơ đe dọa cao đối với khu vực (có thể không nằm trong Sách Đỏ) nhằm tăng cƣờng biện pháp bảo vệ.

- Tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các cộng đồng địa phƣơng và nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt tập trung nghiên cứu khả năng sử dụng một cách bền vững các sản phẩm phi gỗ nhƣ cây thuốc, song mây, măng tre…

- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu ĐDSH ở khu BTTN Mƣờng Nhé, bản đồ phân bố của các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp, đặc hữu…

4.4.5. Giải pháp về ổn định dân số

Giữa dân số với diện tích đất ở, canh tác và các nhu cầu sử dụng lâm sản của rừng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Dân số càng tăng thì nhu cầu sử dụng lâm

sản tăng và diện tích đất bình quân cho đầu ngƣời càng giảm, từ đó gây thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội tạo ra vòng luẩn quẩn. Nhìn chung tỷ lệ tăng dân số trong vùng còn tƣơng đối cao 2,6%. Tỷ lệ tăng dân số cao sẽ gây áp lực cho công tác bảo vệ tài nguyên rừng. Do vậy nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là vận động bà con thực hiện kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số xuống còn 1,0%.

4.4.6. Giải pháp phục hồi bảo tồn rừng

- Thực hiện các chƣơng trình phục hồi rừng có kiểm soát trên các đối tƣợng rừng cụ thể mà đối tƣợng cây trồng là cây bản địa.

Nhóm loài cây bản địa lựa chọn để trồng và cải tạo rừng: Lim xanh, Sến, Táu mật, Giổi găng, Giổi xanh, Chò chỉ, Mỡ, Dẻ cau, Sấu, Re hƣơng, Gội nếp, Gội tẻ, Trƣơng vân, Ràng ràng mít, Phay, Vạng trứng, Xoan nhừ, Trám trắng, Trám đen, Đinh, Lát hoa, có thể thêm Dầu nƣớc, Sao đen,.... trong thành phần cây trồng vì những loài này phát triển tốt ở độ cao tƣơng tự ở Mƣờng Nhé.

-Trồng rừng mới bằng cây bản địa nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng bằng các cây bản địa ở các trạng thái đất trống đồi trọc (IA, IB), khoanh nuôi phục hồi ở đất trống có cây gỗ tái sinh (IC) ở trong KBT (nhiệm vụ bảo vệ, phòng chống cháy, có thể khoán cho dân bảo vệ).

- Khoanh nuôi tích cực có xúc tiến tái sinh trên các đối tƣợng rừng phục hồi sau nƣơng rãy và khai thác (rừng IIA, IIB) mới phục hồi còn thiếu cây giá trị ở tầng cao. Trồng cục bộ theo cây hay theo đám 300 cây bản địa tái sinh nhân tạo có bầu to, cao 1m, trên 1 ha.. (nhiệm vụ bảo vệ, phòng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ xung, có thể khoán cho dân bảo vệ).

- Giao khoán bảo vệ rừng cho dân, hƣớng dẫn nhân dân về kỹ thuật phòng chống lửa rừng, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất đƣợc giao ở những nơi rừng sát nhà dân.

- Xây dựng vƣờn ƣơn nhỏ (của KBT hay của ngƣời dân) để gieo, ƣơm cây bản địa tại chỗ cho Khu bảo tồn.

4.4.7. Giải pháp xây dựng vườn cây mẫu và vườn sưu tập

- Xây dựng vƣờn cây mẫu và vƣờn sƣu tập 100 ha theo mục tiêu làm phong phú thành phần loài cây cho khu bảo tồn theo phƣơng châm lợi dụng tối đa cây có tại chỗ, dẫn giống, sƣu tập cây các vùng khác.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Bƣớc đầu xác định danh lục thực vật thân gỗ với 433 loài, 306 chi, 93 họ của 3 ngành thực vật bậc cao là Thông đất (Lycopodioppyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), Ngọc Lan (Magnoliophyta).

- Hệ thực vật thân gỗ tại Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên có 3 ngành trong đó ngành Ngọc lan có số lƣợng loài chiếm nhiều nhất với 424 loài chiếm 97,92% tổng số loài; 298 chi chiếm 97,39%, 87 họ chiếm 93,55%, các ngành khác chiếm tỷ lệ thấp; Tại khu BTTN Mƣờng Nhé có 26 loài cây gỗ quý hiếm, trong đó có 24 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 02 loài đƣợc ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 22 loài đƣợc ghi trong Sách đỏ thế giới cần đƣợc ƣu tiên bảo tồn và phát triển.

- Mƣời họ đa dạng nhất chiếm tỷ lệ 10,75% tổng số họ, chiếm 39.22% tổng số chi ( 120chi) và chiếm 47.34% tổng số loài cây gỗ (205 loài) của cả khu vực; Mƣời chi cây thân gỗ đa dạng nhất chiếm 3,33% tổng số chi và chiếm 13.39 % tổng số loài cây gỗ (58 loài) của cả khu vực; Kết quả phân tích dạng sống của các loài cây thân gỗ ở khu BTTN Mƣờng Nhé cho thấy tỷ lệ cây thân gỗ lớn chiếm 29.56% tổng số loài, cây gỗ vừa chiếm 27.02% tổng số loài và cây gỗ nhỏ chiếm 21.25% tổng số loài cây gỗ, cây bụi chiếm 14.32%, cây leo thân gỗ chiếm 7.85%.

- Cây thân gỗ ở khu BTTN Mƣờng Nhé đƣợc đánh giá là đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật rừng, có thể sử dụng vào 13 nhóm công dụng khác nhau.

- Phân bố số cây theo đƣờng kính (N-D1.3) ở các đai cao có 12/20 ô tiêu chuẩn 1000 m2 tuân theo hàm Weibull. Đƣờng cong phân bố có dạng lệch trái, một số ô tiêu chuẩn tuân theo phân bố giảm và khoảng cách.

+ Phân bố số cây theo chiều cao (N-Hvn) có 9/20 ô tiêu chuẩn tuân theo hàm Weibull, số ô tiêu chuẩn theo hàm phân bố giảm và khoảng cách rất ít so với tổng số 20 ô tiêu chuẩn điều tra.

+ Các loài cây tham gia vào công thức tổ thành trong các ô tiêu chuẩn có số lƣợng rất nhiều (2/3 số ô tiêu chuẩn có từ 7 loài tham gia vào công thức tổ thành). Các loài cây tham gia công thức tổ thành hầu hết đều có tổng IV% >50% so với toàn lâm phần.

- Đặc điểm phân bố số loài trong các đai cao: hàm Weibull mô phỏng tốt nhất phân bố số loài cây theo cỡ kính trong các đai cao.

- Công tác quản lý tài nguyên rừng, quy hoạch sử dụng đất rừng chƣa thực sự hiệu quả và gặp phải những bất cập. Mâu thuẫn giữa các chủ sở hữu, tranh chấp tài nguyên rừng vẫn tồn tại.

- Nghiên cứu đã đề xuất đƣợc 7 nhóm giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật tại khu BTTN Mƣờng Nhé.

2. Tồn tại

- Do hạn chế về thời gian và kiến thức, kinh nghiệm bản thân và thời gian thực tập vào mùa mƣa rất khó khăn trong việc đi lại điều tra nên đề tài còn nhiều thiếu sót.

- Chƣa điều tra đƣợc khu hệ động vật để phân tích đƣợc mối quan hệ sinh thái giữa động vật và thực vật nhằm phân tích rõ các mối đe dọa đối với tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá các nguy cơ gây suy giảm bị hạn chế bởi ngôn ngữ, nên chƣa phân tích sâu đƣợc các chỉ số thống kê định lƣợng về các nguy cơ gây suy giảm.

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đa dạng sinh học, bảo tồn còn thiếu tính cập nhập, giảm tính mới của báo cáo.

3. Kiến nghị

- Tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn nữa về từng loài thực vật, động vật quý hiếm nhằm bổ sung cơ sở dữ liệu cho khu bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Nhé. Vì đây là khu BTTN mới đƣợc thành lập, chƣa có nhiều công trình điều tra, nghiên cứu, tổng hợp tính đa dạng sinh học của Khu BTTN.

- Bảo vệ thực vật quý hiếm tuân thủ đúng “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 thực hiện Công ƣớc Đa dạng sinh học và Nghị định thƣ Cartagena về An toàn sinh học” do Thủ Tƣớng Chính Phủ ban hành.

- Hiện nay, ranh giới rừng Khu Bảo tồn còn nhiều bất cập nhƣ: rừng và đất canh tác của một số hộ dân còn nằm trong gần vùng lõi của Khu BTTN, việc này rất khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, cần phải có chính sách đầu tƣ kinh phí và chia xẻ quyền lợi kinh tế cần thiết để giải quyết vấn đề ranh giới của KBT với cơ sở.

- Cần có các điều tra đánh giá đầy đủ về sự phụ thuộc của ngƣời dân vào tài nguyên rừng, làm cơ sở xây dựng biện pháp phù hợp nhằm tăng thu nhập ngƣời dân, giảm hẳn sự phụ thuộc của họ vảo nguồn tài nguyên rừng.

- Cần tăng cƣờng bổ sung lực lƣợng cán bộ cho Ban quản lý khu BTTN, Hạt kiểm lâm huyện Mƣờng Nhé.

- Thông qua đầu tƣ xây dựng hạ tầng, đầu tƣ cho công tác trồng, bảo vệ phục hồi các hệ sinh thái rừng tự nhiên, đầu tƣ cho công tác tổ chức quản lý bảo vệ rừng và tổ chức lại sản xuất cho nhân dân trong các trọng điểm của vùng lõi và vùng đệm không chỉ có ý nghĩa bảo tồn, phát triển tài nguyên mà còn mang ý nghĩa phát triển kinh tế, văn hoá miền núi, giữ gìn truyền thống và bản sắc dân tộc, giữ gìn khối đoàn kết dân tộc của địa phƣơng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, PhầnII - thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 97)