Lý thuyết về hạn chế tín dụng (Credit Rationing Theory)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 56)

Vấn đề về hạn chế tín dụng được nêu lên lần đầu tiên bởi Roosa (1951) khi ông giải thích tại sao việc giảm lượng tiền cung ứng lại có thể dẫn đến sự giảm xuống của chi tiêu. Tác giả lý giải rằng nguyên nhân của việc chi tiêu giảm là do các NHTM buộc phải giảm lượng tín dụng mà họ có thể cung cấp cho khách hàng của mình, ngay cả khi khách hàng không hạ thấp nhu cầu của họ. Từ đó tác giả đã đề xuất một kênh truyền dẫn khác cho chính sách tiền tệ thay cho kênh tiền tệ. Từ nghiên cứu của Roosa (1951), nhiều tác giảđã đi sâu nghiên cứu về vấn đề hạn chế tín dụng của các NHTM

và phát triển nó thành Lý thuyết về hạn chế tín dụng (Jaffee và Modigliani, 1969; Stiglitz và Weiss, 1981).

Theo lý thuyết về hạn chế tín dụng, ngân hàng sẽ từ chối việc cấp tín dụng ngay cả khi người đi vay chấp nhận trả mức lãi suất mà ngân hàng yêu cầu. Thậm chí, ngay cả khi người đi vay chấp nhận trả mức lãi suất cao hơn mức được yêu cầu, ngân hàng vẫn từ chối cấp tín dụng cho người đó.

Theo quan điểm của Jaffee và Modigliani (1969) hạn chế tín dụng là một tình huống trong đó tại mức lãi suất cho vay được đưa ra bởi ngân hàng thương mại, nhu cầu vay ngân hàng vượt quá cung của các khoản vay. Theo quan điểm của các tác giả, những thay đổi về lãi suất không thể được sử dụng để loại bỏ sự dư cầu về các khoản vay trên thị trường. Nói cách khác, các tác giả coi việc hạn chế tín dụng là một hiện tượng về phía cung mà ở đó cung của các khoản cho vay (tạo ra bởi các NHTM) không co giãn hoàn toàn với giá (lãi suất) tại một sốđiểm.

Nghiên cứu của Stiglitz và Weiss (1981) là một trong những nghiên cứu đầu tiên cố gắng giải thích về vấn đề phân bổ và hạn chế tín dụng trên thị trường tài chính. Trong nghiên cứu của mình hai tác giả cho rằng lãi suất được tính bởi một tổ chức tài chính được coi là có vai trò kép trong việc phân loại người vay tiềm năng (dẫn đến vấn đề lựa chọn đối nghịch) và ảnh hưởng đến hành động của người vay (dẫn đến hiệu ứng khuyến khích). Do đó lãi suất ảnh hưởng đến bản chất của giao dịch chứ không nhất thiết phải phản ánh thị trường. Cả hai hiệu ứng được coi là kết quả của thông tin không hoàn hảo vốn có trong thị trường tín dụng. Hơn nữa, Stiglitz và Weiss (1981) đã chỉ ra rằng lãi suất cao hơn khiến các công ty thực hiện các dự án có xác suất thành công thấp hơn nhưng mức chi trả cao hơn khi họ thành công (dẫn đến vấn đề rủi ro đạo đức). Ngoài ra, Stiglitz và Weiss (1981) lập luận, chính lãi suất ảnh hưởng đến rủi ro của khoản vay do hai yếu tố. Thứ nhất, đó là lựa chọn đối nghịch; nghĩa là, chỉ những dự án rủi ro hơn mới được đưa ra cho vay với lãi suất cao hơn; và thứ hai, rủi ro đạo đức, vì những người vay đã được cho vay với lãi suất cao hơn sẽ thực hiện một dự án rủi ro hơn để kiếm được lợi nhuận kỳ vọng cao hơn. Do đó, với lãi suất cao hơn, lợi nhuận kỳ vọng từ khoản vay sẽ bắt đầu giảm sau một thời điểm nhất định do rủi ro vỡ nợ cao hơn. Do đó, với sự hiện diện của sự bất cân xứng thông tin trên thị trường cho vay và giám sát tốn kém, các ngân hàng sẽ không chỉ sử dụng lãi suất để cân bằng cung và cầu mà còn cần phải có hạn chế tín dụng.

- Trường hợp 1: Trong những người đi vay có vẻ giống hệt nhau, một số người nhận được khoản vay, còn những người khác thì không. Ngay cả khi đề nghị trả lãi suất cao hơn, họ vẫn bị NHTM từ chối cho vay

- Trường hợp 2: Tại một mức cung tín dụng xác định, tồn tại nhóm khách hàng không thể nhận được các khoản vay với bất kỳ mức lãi suất nào.

Theo Mishkin (2007) hạn chế tín dụng có 2 hình thức như sau:

- Ngân hàng sẽ từ chối việc cấp tín dụng ngay cả khi người đi vay chấp nhận trả mức lãi suất mà ngân hàng yêu cầu

- Ngân hàng chấp nhận cho vay nhưng hạn chế số lượng được vay so với yêu cầu của khách hàng.

Lý thuyết về hạn chế tín dụng có thể được giải thích một phần bởi vấn đề bất cân xứng thông tin. Lý thuyết về hạn chế tín dụng cho rằng vấn đề thông tin bất cân xứng đã dẫn đến các điều kiện phân bổ tín dụng bằng cách thay đổi phân phối lợi nhuận và rủi ro. Nói cách khác, các ngân hàng được khuyến khích từ chối tăng vốn cho các khoản đầu tư, dẫn đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu vốn. Việc hạn chế tín dụng do các NHTM và các tổ chức tài chính thực hiện phân phối (phân bổ) tín dụng có thể trở nên không hiệu quả do vấn đề bất cân xứng thông tin. Nhưđã trình bày trong lý thuyết về bất cân xứng thông tin, giữa người cần vốn và người có vốn có sự không đối xứng về mặt thông tin, trong đó người có vốn là những người thiếu thông tin, người cần vốn là người có đầy đủ thông tin. Điều này dẫn đến các khoản đầu tư ít lợi nhuận được tài trợ trong khi các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn bị bỏ lại dẫn đến lựa chọn bất lợi và rủi ro rủi ro đạo đức, hai loại rủi ro xảy ra khi gặp phải thông tin không cân xứng. Do đó, vấn đề thông tin bất cân xứng giúp giải thích tại sao lại tồn tại việc phân phối tín dụng không cân xứng giữa các công ty có đặc điểm giống hệt nhau (Trovato và Alfò, 2006).

Lý thuyết hạn chế tín dụng có thểđược áp dụng để giải thích những nhân tốảnh hưởng tới hoạt động cho vay DNSN của các NHTM. Theo Jin và Sheng (2019) các khoản vay cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ cũng tạo ra chi phí cao hơn cho các ngân hàng, vì quy mô khoản vay của họ thường dưới mức cho vay tối thiểu. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng thiếu tài sản hữu hình làm tài sản thế chấp và có mức độ bất cân xứng thông tin lớn hơn so với các đối tượng khách hàng khác của ngân hàng. Bên cạnh đó, sau khi phê duyệt khoản vay, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏở nơi có mức sống thấp hơn có động lực mạnh mẽ hơn để tăng mức tiêu dùng hiện tại bằng chi phí lợi nhuận đầu tư trong tương lai, điều này sẽ làm giảm thu nhập kỳ vọng của dự án

vay vốn. Những yếu tố kể trên sẽ dẫn đến việc các khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trở nên kém sinh lời hơn cho ngân hàng, vì vậy khi phân bổ tín dụng để tối đa hoá lợi nhuận của mình, các NHTM sẽ hạn chế tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Ở chiều ngược lại, việc NHTM áp dụng hạn chế tín dụng sẽ khiến cho các doanh nghiệp siêu nhỏ khó tiếp cận vốn ngân hàng hơn do các đặc điểm bất lợi của mình so với các doanh nghiệp khác.

2.4. Các nhân t nh hưởng ti hot động cho vay doanh nghip siêu nh

ca Ngân hàng thương mi

Rất nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhân tốảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM có thể được chia thành các nhân tố vĩ mô, và các nhân tố đặc trưng của NHTM. Ví dụ trong nghiên cứu của mình, Võ Xuân Vinh (2018) đã chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô và các yếu tố thuộc vềđặc điểm của NHTM có ảnh hưởng tới hành vi cho vay của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi. Cụ thể kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy các yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và tỷ lệ lạm phát có tác động tới hoạt động cho vay của các NHTM. Đối với các biến thuộc về đặc trưng của NHTM, các yếu tố như quy mô của NHTM, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và chi phí hoạt động là những yếu tốảnh hưởng tới hoạt động của NHTM. Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Malede (2014) cũng đã chia các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM thành các nhân tố vĩ mô và các nhân tố thuộc đặc trưng của NHTM. Cụ thể Malede (2014) đã thực hiện một nghiên cứu sử dụng số liệu từ 8 ngân hàng thương mại của Ethiopia trong khoảng thời gian bảy năm từ 2005 đến 2011. Nghiên cứu này cho thấy bằng chứng vềảnh hưởng của quy mô, rủi ro tín dụng, tỷ lệ GDP và thanh khoản cho vay trong các ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy ảnh hưởng của tiền gửi, đầu tư, dự trữ tiền mặt cần thiết và lãi suất. Phạm Thị Hồng Hạnh (2015) cũng đã sử dụng dữ liệu tài chính cho 146 quốc gia khác nhau ở mức độ tăng trưởng kinh tế và trong 24 năm trong giai đoạn 1990 - 2013 khi nghiên cứu các yếu tố quyết định tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu này cho thấy rằng tăng trưởng kinh tếảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu cũng cho thấy sức mạnh của hệ thống ngân hàng đã có tác động đến quá trình phát triển của ngân hàng. Ngược lại, sự phụ thuộc vào đầu vào vốn nước ngoài của một quốc gia làm cho hệ thống NH của nó dễ bị tổn thương hơn trước những bất ổn bên ngoài. Sharma và Gounder (2012) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân tại 7 quốc gia ở Nam Thái Bình Dương trong giai đoạn 1982 - 2009. Kết quả cho thấy lãi suất trung bình và tỷ lệ lạm phát có thể có

tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng cho vay, trong khi tăng trưởng kinh tế, khối lượng tiền gửi và tài sản có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng.

Như vậy có thể thấy rằng, rất nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM nói chung đều phân chia các nhân tốảnh hưởng thành hai nhóm cơ bản là các nhân tố vĩ mô và các nhân tố thuộc về đặc điểm của NHTM. Ngoài những nghiên cứu riêng về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM nói chung, một số nghiên cứu tập trung vào hoạt động cho vay DN nhỏ và vừa nói riêng cũng đã chỉ ra rằng cả các nhân tố vĩ mô và các nhân tố thuộc về ngân hàng có thể có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay DN nhỏ. Ví dụ như nghiên cứu của Peek và Rosengren (1998) đã cho thấy ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đối với hoạt động cho vay DN nhỏ hay nghiên cứu của Berger và cộng sự (2015) đã cho thấy ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đối với hoạt động cho vay DN nhỏ của các NHTM. Cụ thể nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ngân hàng nhỏ có xu hướng cho vay DN nhỏ nhiều hơn trong giai đoạn nền kinh tế bình thường. Tuy nhiên trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, các NHTM nhỏ ít cho vay DN nhỏ hơn. Dựa trên việc tổng quan các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này, các nhân tốảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM tới doanh nghiệp siêu nhỏ cũng được chia thành nhân tố bên ngoài (nhân tố vĩ mô và đặc điểm thị trường) và nhân tố bên trong (các nhân tố đặc trưng của NHTM). Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả dự đoán các nhân tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM tới doanh nghiệp siêu nhỏ và đưa ra dựđoán về chiều ảnh hưởng của các quan hệ này.

2.4.1. Các nhân t vĩ

Lạm phát

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạm phát là một trong những nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM. Tuy nhiên, giữa các kết quả nghiên cứu có sự không đồng nhất về chiều tác động của lạm phát đối với tín dụng ngân hàng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lạm phát có tác động ngược chiều tới hoạt động cho vay của NHTM. Có nghĩa là lạm phát tăng sẽ làm giảm khối lượng cho vay của các NHTM. Kết quả này được báo cáo trong các nghiên cứu của Boyd và cộng sự (2001), Huybens và Smith (1999), Võ Xuân Vinh (2018). Cụ thể Boyd và cộng sự (2001) khẳng định rằng lạm phát có tác động bất lợi đối với hoạt động cho vay dài hạn và sự biến động của lãi suất trên thị trường mở được truyền dẫn đầy đủ và nhanh chóng sang các khoản NHTM cho vay khách hàng. Tác giả cho rằng lượng cho vay của ngân hàng giảm theo lạm phát. Huybens và Smith (1999) bằng các bằng chứng thực chứng cũng

đã phát hiện và chứng minh được ảnh hưởng xấu của lạm phát đến hoạt động của thị trường tín dụng với những tác động tiêu cực đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Điều này có thểđược lý giải thông qua mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất cho vay của NHTM. Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên, lãi suất cho vay thực tế bị giảm xuống, điều này khiến cho tỷ lệ sinh lời thực tế các NHTM nhận được sẽ giảm xuống, làm giảm cung các khoản cho vay (Mishkin, 2007). Hơn thế nữa, tác động của lạm phát tới khối lượng cho vay của NHTM cũng có độ trễ. Nghiên cứu của Chowdhury (2012) cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất cho vay hiện tại và tỷ lệ lạm phát trong quá khứ. Nếu lãi suất cho vay thương mại không được điều chỉnh theo sự thay đổi của lạm phát thì tỷ lệ hoàn vốn thực tế sẽ giảm. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng lạm phát cao sẽ làm tăng khối lượng cho vay danh nghĩa của NHTM (quan hệ thuận chiều), nhưng lại gây bất lợi cho tăng trưởng tín dụng thực tế (Stepanyan và Guo, 2011).

Tăng trưởng kinh tế

Sharma và Gounder (2012), Võ Xuân Vinh (2018) cho rằng tồn tại mối quan hệ giữa tăng trưởng và hoạt động cho vay nói chung của các NHTM. Các chu kỳ kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến sự sẵn có của các khoản tín dụng. Việc cung cấp tài chính có xu hướng giảm dần trong giai đoạn chính sách tiền tệ bị thắt rất chặt. Điều này đã được Barajas và Stein (2002) lý giải rằng chính bản thân các ngân hàng có ít nguồn tài chính hơn và các nguồn tài chính cũng chỉ được cung ứng ngắn hơn (Barajas và Stein, 2002). Chính sách tiền tệ không chỉảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, mà nó còn tạo ra những thay đổi trong dự trữ và tiền gửi ngân hàng và do đó ảnh hưởng tới sự sẵn có của các khoản tín dụng và chi phí tín dụng. Các ngân hàng có xu hướng giảm nguồn cung tín dụng của họ trong thời kỳ bất ổn kinh tế vĩ mô vì rủi ro lớn hơn. Ở các quốc gia chịu thời gian bất ổn kéo dài hoặc rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc kinh tế, tín dụng cho khu vực kinh doanh có xu hướng hạn chế hơn và lãi suất có xu hướng cao hơn. Do các DNSN có đặc điểm là nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những sự thay đổi của nền kinh tế, do đó luận án kỳ vọng rằng hoạt động cho vay DNSN sẽ mở rộng khi nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại.

Lãi suất

Lãi suất cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Asari và cộng sự (2011) nghiên cứu về ngân hàng thương mại ở Malaysia trong giai đoạn 2006 đến 2010. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ của lạm phát và lãi suất cho vay với khối lượng cho vay của ngân hàng thương mại. Theo đó, giữa lãi suất cho vay có tác động tới khối lượng cho vay của ngân hàng thương mại trong dài hạn. Trong khi đó, trong ngắn hạn cả lạm phát và lãi suất cho vay không thể ảnh hưởng đến khối

lượng cho vay của ngân hàng thương mại. Lãi suất đại diện cho nhu cầu tín dụng của

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)