Khuyến nghị đối với các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 145 - 151)

5.2.1.1. Thiết kế và trin khai quy trình cho vay, sn phm cho vay phù hp vi Doanh nghip siêu nh

Lý do khuyến nghị: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên thế giới và ở Việt Nam, các DNSN là nhóm đối tượng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn so với các loại hình doanh nghiệp khác do các DNSN thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong quản trị hoạt động, quản trị tài chính. Ngoài ra về phía NHTM, nhiều NHTM Việt Nam chưa muốn phát triển mạnh hoạt động cho vay DNSN do việc cho vay DNSN có đặc điểm là số lượng khách hàng lớn, giá trị món vay nhỏ, dẫn đến chi phí nhân lực và chi phí quản lý khoản vay lớn, giảm lợi nhuận của hoạt động cho vay.

Nội dung khuyến nghị:

Các NHTM cần xây dựng quy trình cho vay, sản phẩm cho vay phù hợp với đặc điểm của DNSN trong đó tăng cường việc áp dụng các kỹ thuật cho vay DNSN dựa trên các thông tin “cứng” (cho vay dựa trên báo cáo tài chính, cho vay dựa trên chấm điểm tín dụng), giảm việc cho vay dựa trên quan hệ. Điều này sẽ giúp cho các NHTM tiết kiệm được nhiều chi phí, nhân lực cho hoạt động cho vay DNSN. Hơn thế nữa thay đổi kỹ thuật cho vay dành cho DNSN còn giúp cho việc tăng tính cạnh tranh trên thị trường NHTM không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động cho vay DNSN của các NHTM. Để làm được điều này, các NHTM có thể áp dụng công nghệ về dữ liệu lớn trong hoạt động ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng nắm bắt được thông tin về hoạt động kinh doanh, xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ cũng như đánh giá về uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng tốt hơn. Các NHTM cần chủđộng nâng cấp hệ thống, đầu tư xây dựng nền tảng tài chính kỹ thuật số, sử dụng quy trình xử lý hệ thống tự động để nâng cao khả năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ tài chính đến đại đa số DNSN. NHTM có thể xây dựng hệ thống công nghệ thông tin liên kết với các DNSN triển khai và cung cấp các giải pháp quản lý dòng tiền để cho phép các DN có thể tự giao dịch với ngân hàng thông qua hệ thống này một cách nhanh chóng và thuận tiện

với chi phí thấp. Công nghệ sẽ không chỉ thay đổi hành vi của khách hàng mà còn cho phép các kỹ thuật quản lý rủi ro mới, thường được kết hợp với phân tích nâng cao. Sự gia tăng của các công nghệ mới cung cấp khả năng tính toán và lưu trữ dữ liệu rẻ hơn, nhanh hơn, cho phép hỗ trợ quyết định rủi ro và tích hợp quy trình tốt hơn. Một số công nghệ đang và sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động quản trị rủi ro đối với hoạt động cho vay DNSN của NHTM như:

- Dữ liệu lớn (Big data): Ngày nay, các ngân hàng luôn có sẵn một lượng lớn dữ liệu khách hàng. Khả năng tính toán nhanh hơn, rẻ hơn cho phép các ngân hàng tận dụng thông tin mới trong việc đưa ra quyết định rủi ro. Ví dụ các NHTM có thể nhanh chóng tính toán đo lường hành vi chi tiêu và thanh toán của khách hàng để đưa ra quyết định rủi ro. Sự hiện diện trên mạng xã hội của khách hàng, các hoạt động sử dụng mạng trực tuyến hay truy cập dữ liệu của khách hàng đã tạo ra những dữ liệu giúp NHTM có thể dựa vào để không chỉđưa ra các quyết định rủi ro tín dụng tốt hơn, mà còn giúp NHTM trong việc giám sát danh mục đầu tư và cảnh báo sớm, phát hiện tội phạm tài chính và dựđoán tổn thất hoạt động. Hiện nay ở Việt Nam, các ngân hàng mới chỉ bắt đầu khai thác tiềm năng này và còn nhiều thách thức. Một câu hỏi chính đặt ra trong việc sử dụng Dữ liệu lớn là liệu các ngân hàng có thể nhận được sự chấp thuận của cả khách hàng và cơ quan quản lý đối với các mô hình sử dụng dữ liệu xã hội hay không và nếu có, việc sử dụng dữ liệu nào là hợp pháp và được chấp nhận.

- Máy học (Machine learning). Việc nhanh chóng áp dụng một loạt các mô hình mới đang cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về dữ liệu. Máy học xác định các mẫu phi tuyến tính, phức tạp trong các tập dữ liệu lớn và tạo ra các mô hình rủi ro chính xác hơn. Các mô hình này học hỏi với từng chút thông tin mới mà chúng thu được, cải thiện khả năng dự đoán của chúng theo thời gian. Một số ngân hàng đã bắt đầu thử nghiệm với chúng trong việc thu nợ hoặc phát hiện gian lận thẻ tín dụng, với kết quả rất đáng khích lệ. NHTM có thể áp dụng học máy trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như phát hiện tội phạm tài chính, bảo lãnh phát hành tín dụng, hệ thống cảnh báo sớm và thu thập trong phân khúc bán lẻ và cả trong hoạt động cho vay DNSN.

5.2.1.2. Tăng kh năng cnh tranh ca Ngân hàng thương mi

Lý do khuyến nghị: Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung thị trường của ngành NHTM có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hoạt động cho vay DNSN của các NHTM. Điều này có nghĩa là khi các NHTM có sức mạnh thị trường càng cao thì họ càng cho vay DNSN nhiều hơn. Hơn thế nữa kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động thuận chiều của quy mô ngân hàng với tăng trưởng hoạt động cho vay DNSN. Từ

việc kết hợp 2 kết quả nghiên cứu, luận án cho rằng việc tăng khả năng cạnh tranh, từ đó tăng sức mạnh thị trường cho các NHTM sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay DNSN.

Nội dung khuyến nghị:

Việc tăng khả năng cạnh tranh của NHTM, từđó tăng cường hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt Nam có thểđược thực hiện thông qua việc tăng quy mô và tăng sức mạnh thị trường của các NHTM.

Về quy mô của NHTM, các NHTM có thể tăng quy mô tài sản của mình thông qua việc tăng cường hoạt động huy động tiền gửi, phát hành công cụ tài chính trên thị trường tài chính như phát hành cổ phiếu để làm tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng hay phát hành thêm trái phiếu để tăng vốn vay dài hạn của NHTM.

Về sức mạnh thị trường của NHTM, để thay đổi cấu trúc thị trường ngành ngân hàng theo hướng tăng quy mô các NHTM, đồng thời tăng mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng, luận án khuyến nghị rằng thúc đẩy hoạt động sáp nhập, mua lại ngân hàng là giải pháp phù hợp với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc một số ngân hàng nhỏ, sức cạnh tranh yếu, rủi ro trong hoạt động kinh doanh được mua lại hoặc được sáp nhập lại có thể giúp các ngân hàng năng lực về tài chính, công nghệ, lành mạnh hoá hoạt động. Hệ thống ngân ngân hàng cũng trở nên an toàn và ổn định hơn. Để có thể thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam, luận án cho rằng các NHTM cần xây dựng mục tiêu, chiến lược và quy trình cụ thể cho hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A). Trước khi thực hiện hoạt động M&A các NHTM cần xây dựng chiến lược có tính khả thi thông qua việc tự định hình lại tình hình tài chính của mình, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của NHTM. NHTM cũng cần tìm các nhà tư vấn có kinh nghiệm về M&A đểđược tham vấn những vấn đề phát sinh như thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, giải quyết lao động dôi dư, môi trường văn hóa ngân hàng và nhiều vấn đề khác. Việc phối kết hợp với luật sư hay các công ty tư vấn trong hoạt động M&A còn giúp các NHTM xác định chính xác loại giao dịch M&A, hỗ trợ NHTM thẩm định pháp lý và thẩm định tài chính của NH bị sáp nhập, mua lại. Một vấn đề các NHTM cũng cần quan tâm khi tiến hành M&A là định giá và lựa chọn phương pháp định giá ngân hàng phù hợp. Tại Việt Nam hiện nay, tình trạng thiếu thông tin khiến cho vấn đề định giá doanh nghiệp rất khó khăn, nhất là định gái cho loại hình doanh nghiệp đặc biệt như NHTM. Các NHTM cần sử dụng các phương pháp khác nhau để có thểđịnh giá tương đối chính xác giá trị của ngân hàng để không gây thiệt thòi cho cả bên mua và bên bán. Các NHTM cần có sự chủđộng, chuẩn bị kỹ lưỡng, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới. Để tạo được sự tin cậy cho các đối tác thì thông tin về ngân hàng cần tích cực hơn trong việc minh bạch thông

tin tài chính, tạo điều kiện cho các ngân hàng khác dễ dàng tiếp cận thông tin và cùng xây dựng chiến lược M&A có hiệu quả hơn.

5.2.1.3. Tăng cường công tác qun trđiu hành hot động cho vay DNSN

Lý do khuyến nghị: Hoạt động cho vay DNSN phát triển như thế nào, ra sao phụ thuộc rất lớn vào định hướng chiến lược của mỗi NHTM. Vì vậy để tăng cường hoạt động cho vay DNSN của NHTM rất cần tăng cường công tác quản trị và điều hành hoạt động cho vay DNSN.

Nội dung khuyến nghị:

Để tăng cường công tác quản trị và điều hành hoạt động cho vay DNSN, các NHTM có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Xây dựng định hướng và mục tiêu rõ ràng đối với hoạt động cho vay DNSN trong đó tăng vai trò của hoạt động cho vay DNSN trong hoạt động cho vay nói chung của NHTM.

- Dựa trên định hướng và mục tiêu được đưa ra bởi Hội đồng quản trị, Ban Điều hành xây dựng các chiến lược và mục tiêu cụ thế để thực hiện theo định hướng trên. Các NHTM cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu, đặc điểm của các DNSN. Ngoài ra học hỏi mô hình cho vay DNSN của các quốc gia khác trên thế giới, từđó lựa chọn được mô hình và cách tiếp cận phù hợp với DNSN.

- Tăng nhận thức của cán bộ nhân viên trong NHTM vềđịnh hướng chung của NHTM cũng nhưđịnh hướng về hoạt động cho vay DNSN của NHTM. Từđó các cán bộ nhân viên NHTM hiểu và triển khai tốt hơn hoạt động này.

5.2.1.4. Tăng cường công tác qun tr ri ro ca NHTM

Lý do khuyến nghị: Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ giảm tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN lẫn tỷ trọng cho vay DNSN trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp của mình. Do đó, để các NHTM có thể mở rộng hoạt động cho vay DNSN, nghiên cứu khuyến nghị các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.

Nội dung khuyến nghị:

Trước hết các NHTM cần xây dựng chiến lược quản lý rủi ro phù hợp với ngân hàng mình. Hội đồng quản trị của mỗi NHTM phải có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét chiến lược rủi ro tín dụng và các chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng. Chiến lược này phải phản ánh khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mức lợi nhuận mà ngân hàng kỳ vọng đạt được khi phải gánh chịu các rủi ro tín dụng khác nhau. Dựa trên chiến lược này, Ban điều hành của Ngân hàng phải có trách nhiệm thực hiện chiến lược đó thông qua việc xây dựng các chính sách và quy trình

nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng. Những chính sách này phải bao quát rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và hoạt động của NHTM.

Bên cạnh việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, các NHTM cũng cần vận hành theo quy trình cấp tín dụng hợp lý. Theo đó việc cấp tín dụng của NHTM cần được thực hiện dựa trên những tiêu chí rõ ràng. Những tiêu chí này phải bao gồm thị trường mục tiêu của ngân hàng, sự hiểu biết của NHTM với người đi vay cũng như mục đích, cấu trúc và nguồn trả nợ của khoản vay. Các NHTM cũng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản vay mới và quy trình sửa đổi, gia hạn và tái cấp vốn cho những khoản cho vay hiện có. Ngoài ra các NHTM cũng cần duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dụng thích hợp. Để làm được điều này NHTM cần có hệ thống để giám sát tình trạng của các khoản cho vay cũng như xác định mức độđầy đủ của các khoản dự phòng. Các NHTM cũng cần xây dựng, sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống đánh giá phải phù hợp với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động ngân hàng. Các NHTM cần có hệ thống thông tin và phân tích kỹ thuật cho phép NHTM đo lường được rủi ro tín dụng trong các hoạt động cả nội và ngoại bảng. NHTM cần phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập và liên tục về các quy trình quản lý rủi ro tín dụng để đảm bảo quy trình quản lý của mình vẫn thích hợp. Việc thiết lập và thực thi các kiểm soát nội bộ cũng rất quan trọng để đảm bảo rằng các vấn đề bất thường trong chính sách, quy trình, và giới hạn rủi ro tín dụng được báo cáo đầy đủ và kịp thời.

Một vấn đề nữa các NHTM cần quan tâm khi quản trị rủi ro tín dụng đó là NHTM nên xem xét những thay đổi của các điều kiện kinh tế khi đánh giá rủi ro tín dụng, từ đó xây dựng hệ thống cảnh bảo sớm và lên sẵn kịch bản đối phó với những rủi ro tín dụng tiềm tàng khi có những thay đổi bất thường của nền kinh tế trong tương lai.

5.2.1.5. Nâng cao cht lượng ngun nhân lc

Lý do khuyến nghị: Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng làm nên thành công của NHTM nói chung và hoạt động cho vay DNSN của NHTM nói riêng. Với đặc điểm của hoạt động cho vay DNSN là số lượng các khoản vay lớn nhưng giá trị của các khoản vay nhỏ, chất lượng của nguồn nhân lực càng là một yếu tố quan trọng để giảm chi phí quản lý khoản vay, tăng hiệu quả của hoạt động cho vay DNSN.

Nội dung khuyến nghị:

Các NHTM có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động cho vay DNSN thông qua một số biện pháp sau:

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động cho vay DNSN: Bên cạnh những nội dung đào tạo chung, những cán bộ ngân hàng liên quan trực tiếp tới hoạt động cho vay DNSN như cán bộ tín dụng, kế toán, thẩm định tín dụng cần những chương trình đào tạo riêng về đặc điểm của khách hàng, sản phẩm, quản trị rủi ro. Ngoài ra nếu ngân hàng áp dụng những căn cứ cho vay mới dựa vào Dữ liệu lớn hay Máy học thì NHTM cần phải phổ biến và đào tạo cho đội ngũ cán bộ ngân hàng để có thể hiểu và triển khai hiệu quả.

- Xây dựng cơ chếđộng lực và sử dụng lao động phù hợp: Như đã phân tích ở trên, đặc điểm của hoạt động cho vay DNSN là số lượng món vay rất lớn nhưng giá trị mỗi món vay lại rất nhỏ. Do đó một nhân viên ngân hàng phụ trách hoạt động cho vay DNSN sẽ phải quản lý rất nhiều khoản vay DNSN nhưng quy mô dư nợ lại thấp. Điều này sẽ ngược với các nhân viên quản lý hoạt động cho vay DN vừa và lớn, số lượng món vay cần quản lý ít nhưng quy mô dư nợ lại rất lớn. Như vậy để khuyến khích nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình, các NHTM cần xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cho cán bộ ngân hàng liên quan đến hoạt động cho vay DNSN phù hợp với đặc thù của đối tượng khách hàng và đặc điểm khoản vay, từđó làm cơ sở để đưa ra chế độ lương thưởng và đãi ngộ phù hợp cho từng cán bộ ngân hàng. Điều

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 145 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)