Lý giải các kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 142 - 145)

5.1.2.1. Mô hình nghiên cu các nhân t nh hưởng ti tăng trưởng dư n cho

vay DNSN ca NHTM

Tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN được đo lường qua tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN trong 1 năm của các NHTM. Tỷ lệ này cho biết phần trăm hay số lần thay đổi của dư nợ tín dụng tại một thời điểm nhất định so với thời điểm trước đó. Do đó, các kết quả nghiên cứu có thểđược lý giải như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu tìm thấy tác động thuận chiều giữa quy mô của ngân hàng và tăng trưởng cho vay DNSN. Tức là hoạt động cho vay DNSN của NHTM sẽ có tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh hơn nếu quy mô càng lớn. Điều này có thể được lý giải rằng các NHTM lớn có lợi thế trong việc sử dụng các kỹ thuật cho vay khác nhau đối với các khoản vay dành cho DNSN bên cạnh kỹ thuật cho vay dựa trên quan hệ khách hàng. Do đó các NHTM có lợi thế hơn trong việc làm giảm các rào cản tài chính của DNSN trong việc tiếp cận vốn vay NHTM, từđó các NHTM lớn có thể mở rộng cho vay đối với DNSN nhanh hơn so với các NHTM có quy mô nhỏ hơn. Hơn thế nữa, tại Việt Nam, việc ra quyết định cho vay của các NHTM vẫn dựa rất nhiều việc đối tượng cho vay có đáp ứng được yêu cầu về tài sản đảm bảo hay không. Việc khách hàng cung cấp được tài sản đảm bảo cũng làm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc thu thập những thông tin “mềm” về DNSN khi NHTM đưa các quyết định tín dụng. Việc cho vay dựa trên quan hệ khách hàng và sử dụng thông tin “mềm” vốn được cho là lợi thế của các NHTM nhỏ so với NHTM lớn. Tuy nhiên với việc áp dụng nhiều căn cứ khác nhau để cho vay, trong đó có căn cứ cho vay dựa vào tài sản đảm bảo, các NHTM lớn tại Việt Nam có thể tạo ra ưu thế hơn so với các NHTM nhỏ trong việc cho vay DNSN.

Thứ hai, tăng trưởng cho vay DNSN của NHTM chịu tác động nghịch chiều của tỷ lệ nợ xấu. Mối quan hệ này có thểđược lý giải rằng các NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao thường thu hẹp các hoạt động cho vay có rủi ro cao. DNSN thường được coi là đối tượng cho vay nhiều rủi ro nên các NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ giảm tăng trưởng tín dụng đối với các DNSN. Lý giải kết quả nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam, nợ xấu làm giảm năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính, giảm khả năng mở rộng kênh phân phối của các NHTM Việt Nam. Từ đó nợ xấu làm giảm tốc độc tăng trưởng cho vay của các NHTM Việt Nam nói chung và cho vay DNSN nói riêng.

Thứ ba, tỷ lệ huy động tiền gửi trên tổng tài sản có mối quan hệ nghịch chiều với tăng trưởng cho vay DNSN của NHTM. Điều này có thể được lý giải rằng các NHTM phụ thuộc nhiều hơn vào tiền gửi có thể khiến các ngân hàng bị giám sát chặt

chẽ bởi những người gửi tiền, và vì vậy các ngân hàng dựa nhiều hơn vào tiền gửi có thể sẽ thận trọng hơn khi cho vay so với các ngân hàng khác và do đó giảm hoạt động cho vay DNSN là đối tượng cho vay nhiều rủi ro. Kết quả nghiên cứu này cũng có thể được lý giải thông qua đặc điểm quy mô của các NHTM. Tại Việt Nam, những NHTM có tỷ lệ huy động tiền gửi trên tổng tài sản cao thường là các NHTM nhỏ do các NHTM có quy mô nhỏ phụ thuộc lớn vào việc huy động vốn từ nguồn tiền gửi của khách hàng, trong khi đó các NHTM lớn có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn khác ngoài tiền gửi. Kết hợp hai lý do trên (các NHTM phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn huy động từ tiền gửi có ít động lực thực hiện hoạt động cho vay rủi ro và các NHTM phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn huy động thường là các NHTM nhỏ với ít lợi thế trong việc sử dụng đa dạng các kỹ thuật cho vay DNSN) có thể giải thích cho mối quan hệ nghịch chiều về tác động của tiền gửi tới tăng trưởng cho vay DNSN của NHTM Việt Nam.

Thứ tư, tác động giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng cho vay DNSN là thuận chiều. Điều này có thể được lý giải rằng trong nền kinh tế tăng trưởng cao, các hoạt động cho vay nói chung của NHTM được mở rộng so với thời kỳ kinh tế chậm phát triển. Hơn thế nữa cầu tín dụng của tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tăng lên với khả năng sinh lời của các phương án đầu tư cũng cao hơn so. Do đó dư nợ cho vay DNSN của các NHTM cũng tăng cao hơn trong giai đoạn này.

Thứ năm, lạm phát và tăng trưởng cho vay DNSN có mối quan hệ nghịch chiều. Điều này có thể giải thích là lạm phát thấp và ổn định khuyến khích các NHTM mở rộng hoạt động cho vay của mình, trong đó có hoạt động cho vay DNSN. Tương tự như các nền kinh tế khác trên thế giới, mức lạm phát thấp thường là điều kiện để cho các hoạt động kinh tế phát triển ở Việt Nam. Lạm phát thấp sẽ thúc đẩy sựổn định của các doanh nghiệp do các doanh nghiệp có thể dự đoán được chi phí và giá cả trong tương lai. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ yên tâm đầu tư hơn, dẫn đến sự tăng lên trong khả năng sản xuất và từđó có thể tạo ra tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong tương lai. Các DNSN Việt Nam cũng có thểđược hưởng lợi từđiều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi, từđó tăng kết quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng vay vốn từ NHTM.

5.1.2.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng cho vay DNSN của NHTM

Xu hướng cho vay DNSN được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ cho vay DNSN trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp của NHTM. Một sự tăng lên trong xu hướng cho vay cho thấy các NHTM có sự mở rộng nhiều hơn hoạt động cho vay DNSN so với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp khác. Từ đó, các kết quả nghiên cứu có thể được lý giải như sau:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã tìm thấy tác động nghịch chiều giữa quy mô ngân hàng và xu hướng cho vay DNSN của NHTM. Như vậy các NHTM có quy mô càng cao càng có xu hướng giảm tỷ lệ cho vay DNSN trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của mình. Điều này có thể giải thích rằng trong khi các NHTM lớn dễ dàng đa dạng hoá danh mục khách hàng cho vay của mình thì các NHTM nhỏ khó lòng cạnh tranh với các NHTM lớn trong các phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa. Vì vậy các NHTM có quy mô nhỏ có tỷ trọng cho vay DNSN trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp cao hơn so với các NHTM có quy mô lớn. Điều này phù hợp với đặc điểm của thị trường ngành ngân hàng Việt Nam mà ởđó các NHTM lớn chiếm ưu thế trong việc cho vay nói chung và cho vay các doanh nghiệp, tập đoàn lớn nói riêng. Trong khi đó các NHTM nhỏ lại có đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân vay tiêu dùng và vì vậy tỷ trọng cho vay DNSN trong tổng cho vay doanh nghiệp của các NHTM có quy mô nhỏ ở Việt Nam cao hơn so với các NHTM có quy mô lớn.

Thứ hai, tác động của tỷ lệ nợ xấu và xu hướng cho vay DNSN là ngược chiều. Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu càng cao càng có xu hướng giảm tỷ trọng cho vay DNSN của mình. Điều này có thể lý giải là do trong điều kiện có tỷ lệ nợ xấu cao, các NHTM có xu hướng thu hẹp hoạt động cho vay rủi ro. DNSN là đối tượng được cho là có rủi ro cao nhất và nguồn phát sinh các khoản nợ xấu cho NHTM. Do đó, hoạt động cho vay DNSN bị thu hẹp nhiều hơn so với các hoạt động cho vay khác ở các NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao.

Thứ ba, quan hệ thuận chiều giữa khả năng sinh lời của NHTM với xu hướng cho vay DNSN cho khả năng sinh lời cao tạo động lực hơn cho các NHTM trong việc cho vay các DNSN. Điều này có thể lý giải rằng các NHTM có khả năng sinh lời cao có nhiều động lực hơn để thực hiện các hành vi rủi ro. DNSN được coi là khách hàng có mức độ rủi ro cao, do đó các NHTM với tỷ lệ sinh lời cao sẽ có động lực để mở rộng hơn hoạt động cho vay đến đối tượng này.

Thứ tư, mức độ chịu rủi ro của NHTM và xu hướng cho vay của NHTM có mối quan hệ nghịch chiều, có nghĩa là khi tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản của NHTM càng cao thì xu hướng cho vay DNSN của NHTM càng giảm. Điều này có thểđược lý giải là các NHTM có tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản cao ít có động lực thực hiện các hành vi rủi ro hơn so với các NHTM sử dụng nhiều nợ.

Thứ năm, mức độ tập trung thị trường có tác động thuận chiều tới xu hướng cho vay DNSN của NHTM, có nghĩa là thị trường ngành ngân hàng càng có mức độ tập trung cao, ít cạnh tranh, xu hướng cho vay DNSN tăng lên. Điều này có thể được lý giải rằng khi các NHTM ít chịu cạnh tranh từ các đối thủ khác các NHTM có thể cho

vay sử dụng kỹ thuật cho vay dựa vào quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Hơn thế nữa, trong môi trường ít cạnh tranh hơn, các NHTM có thể áp dụng mức lãi suất cao hơn dành cho các khoản cho vay dành cho DNSN, từđó khuyến khích các NHTM mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng này.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)