Trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2011 – 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đối mặt với nhiều thay đổi và thử thách song hành cùng với những bước phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2011 -2020 được tổng hợp trong phụ lục 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động nặng nề tới hệ thống NHTM Việt Nam, dẫn đến trong giai đoạn 2011 – 2015, các NHTM Việt Nam phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Năm 2011 và 2012, một loạt các NHTM đã phải tiến hành sáp nhập hoặc mua lại. Một số cuộc sáp nhập, tiếp quản ngân hàng có thể kểđến như NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào SHB, ba ngân hàng là NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank), NHTMCP Sài Gòn và NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa đã sát nhập thành 1 và lấy tên chung là NHTMCP Sài Gòn (SCB). NH TMCP Dầu Khí toàn cầu (GP Bank) được tiếp quản bởi BIDV. Một số NHTM phải nhận hỗ trợ thanh khoản từ NHNN Việt Nam hoặc từ BIDV (SCB, Bắc Á Bank). Trong giai đoạn này, tăng trưởng tín dụng trung bình của các NHTM Việt Nam chỉ là 13,5%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình của giai đoạn 2006 – 2010 với mức tăng trưởng tín dụng 33,3%/năm (Lương Duy Quang, 2015). Quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM đã giúp hệ thống NHTM dần phục hồi, kiểm soát được nợ xấu và đạt được các mục tiêu kinh doanh và tăng trưởng. Giai đoạn 2016 – 2020 có thể coi là giai đoạn mà các NHTM Việt Nam đã vượt qua được những khó khăn trong giai đoạn trước, đạt được nhiều thành công, tăng trưởng bứt phá.
Theo số liệu được công bố trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021) mục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2020, số lượng các NHTM trong nước là 35 ngân hàng, bao gồm:
+ 4 NHTM Nhà nước gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank), ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng,
+ 3 NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối (Vietinbank, BIDV và Vietcombank)
+ 28 NHTM cổ phần tư nhân.
Như đã đề cập ở trên, trong nghiên cứu này các NHTM Nhà Nước và các NHTM mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối được gọi chung là NHTM Nhà nước.
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM Việt Nam
(Tính đến ngày 30/10/2020) Loại hình NHTM Tổng TS có (Tỷđồng) Vốn điều lệ (Tỷđồng) Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (%) Tỷ lệ dư nợ cho vay/ Tổng tiền gửi (%) NHTM Nhà nước 5.442.886 155.248 29,75 81,97 NHTM Cổ phần 5.612.829 300.046 27,69 71,98
Tổng 11.055.715 455.294
Nguồn: Thống kê Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021)
Theo thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến ngày 31/10/2020, tổng tài sản của 7 NHTM Nhà nước là 5.442.886 tỷđồng, trong khi tổng tài sản của 28 NHTM cổ phần tư nhân là 5.612.829 tỷđồng.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các loại hình NHTM đều dưới ngưỡng 30%, thấp hơn nhiều tỷ lệ theo quy định của NHNN Việt Nam (dưới 40%). Điều này cho thấy các NHTM đều chủ động đưa tỷ lệ này về mức an toàn theo quy định của NHNN và đảm bảo mức độ thanh khoản tốt.
Về tổng dư nợ tín dụng, tính đến tháng 2 năm 2021, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế là 9.253.071 tỷđồng, trong đó 776.935,87 tỷđồng là dư nợ cho lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; 2.615.592,2 tỷđồng dành cho lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, dư nợ cho hoạt động Thương mại, Vận tải và Viễn thông là 2.346.329,09 tỷ đồng (Ngân hàng Nhà nước, 2021).
Về tốc độ tăng trưởng tín dụng, trong giai đoạn 2011 – 2020, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM dao động từ 8,9% cho đến 18,3%. Trong đó, năm 2012 hệ thống NHTM Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong cả giai đoạn, đạt tỷ lệ 8,9%. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và bản thân hệ thống NHTM cũng trải qua thời kỳ biến động với nhiều hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng và đòi hỏi phải tái cấu trúc lại hệ thống NHTM. Tuy nhiên sau giai đoạn khó khăn đó, hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam nói riêng cũng đã bắt đầu khởi sắc với tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng dần qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2016 và 2017 với tốc độ tăng trưởng tín dụng lần lượt ở mức là 18,3% và 18,2%. Sau đó tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm dần. Trong thời gian 3 năm 2018 – 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam được duy trì tương đối ổn định với tỷ lệ tăng trưởng 3 năm lần lượt là 13,9%, 13,7% và 12,2%. Cụ thể tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm được thể hiện cụ thể trong biểu đồ 4.2 dưới đây.
Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Thống kê Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021)
Về tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của NHTM cũng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011 đến 2021 cho thấy các NHTM Việt Nam đã quản trị rủi ro tín dụng tương đối tốt. Các NHTM cũng áp dụng những tiêu chuẩn quản trị theo kịp với các chuẩn mực quốc tế. Ngày 30/12/2016, NHNN Việt Nam đã ban hành thông tư số 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Từ năm 2014 Đến ngày 18/05/2018, NHNN Việt Nam lại ban hành tiếp thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để hướng tới hệ thống NHTM thay đổi, đáp ứng được yêu cầu hội nhập với các chuẩn mực quốc tế. Năm 2019, VIB là ngân hàng đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II tại Việt Nam. Sau đó mới đến các NHTM lớn khác như Vietcombank, MBBank hay BIDV. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 18 NHTM đã được công nhận đạt chuẩn Basel II, trong đó có 9 NHTM Việt Nam và 2 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (Lê Thị Thu Trang, 2020).
10.9 8.9 12.5 14.2 17.3 18.3 18.2 13.9 13.7 12.2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 T ố c độ t ă ng tr ư ở ng tí n d ụ ng ( % ) Năm
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Thống kê Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021)
Năm 2020, mặc dù dịch bệnh Covid 19 đã tác động rất lớn tới nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng nhưng hệ thống NHTM Việt Nam đã có một năm phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng lợi nhuận ròng trong cả năm 2020 là 15,1%. Kết quả này có được nhờ nhu cầu tín dụng trong nước phục hồi mạnh mẽ trong quý 4 năm 2020 đã giúp cho tăng trưởng tín dụng cả năm lên 12,1%. Thu nhập ngoài lãi của các NHTM cũng tăng trưởng đến 15,3%. Trong năm 2020 các NHTM Việt Nam cũng ghi nhận hiệu quả hoạt động tốt hơn khi tỷ lệ Chi phí trên thu nhập của NHTM giảm từ 38,1% năm 2019 xuống 35,6%. Ngoài ra chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng cho phép các NHTM được phép giữ nguyên phân loại các khoản vay hiện tại và tránh cho chi phí dự phòng tăng đột biến. Điều này còn khiến cho tỷ lệ nợ xấu trung bình của NHTM giảm từ 1,6% trong tháng 6 năm 2020 xuống 1,2% tháng 12 năm 2020 (Thanh Hải, 2020). Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của một số NHTM Việt Nam được trình bày trong phụ lục 5.