Khuyến nghị đối với các Doanhnghi ệp siêu nhỏ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 151 - 152)

5.2.2.1. Hoàn thin công tác kế toán ti DNSN

Lý do khuyến nghị: Giảm vấn đề bất cân xứng thông tin trong hoạt động cho vay DNSN, tăng khả năng tiếp cận vốn vay NHTM của NHTM

Nội dung khuyến nghị: Như đã phân tích ở trên, một trong những rào cản khuyến cho các DNSN khó tiếp cận vốn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác đó là các DNSN gặp vấn đề về bất cân xứng thông tin do thông tin về các DNSN rất ít, lại thiếu tính minh bạch. Việc thông tin ít hoặc thiếu tính minh bạch phần lớn không phải do các DNSN cố tình giấu diếm hoặc cố tình làm sai lệch thông tin mà do bản thân các DNSN chưa biết cách tạo ra các thông tin minh bạch do trình độ hoặc hiểu biết còn hạn chế. Vì vậy, các DNSN có thể tăng mức độ minh bạch thông tin thông qua một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, các DNSN cần minh bạch trong sổ sách kế toán, tài chính bằng cách thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán phù hợp với doanh nghiệp. DNSN cần tránh việc ghi chép hoạt động kinh doanh của mình một cách sơ sài hoặc không theo chuẩn mực kế toán. Điều này có thể không ảnh hưởng nếu DN chỉ muốn duy trì quy mô và không có nhu cầu tiếp cận vốn. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn, cho dù từ nguồn nào đi chăng nữa thì việc không có những tài liệu ghi chép hoạt động của doanh nghiệp theo đúng chuẩn mực sẽ khiến cho các DNSN không thể huy động được vốn trên thị trường tín dụng chính thức.

Thứ hai, DNSN có thể áp dụng các công nghệ vào hoạt động kế toán tài chính của mình. Các DNSN có đặc điểm là số lượng lao động rất ít, nhiều DNSN không có người phụ trách riêng về kế toán, tài chính. Chủ sở hữu/ người quản lý của DNSN cũng có thểđồng thời là người phụ trách công việc sổ sách của DN, do đó có thể gặp phải nhiều vấn đề như thiếu tính chuẩn mực, thiếu sót trong việc ghi chép. Để tăng tính chuẩn mực và chính xác cho hoạt động kế toán tài chính cũng như giảm thời gian,

công sức của lao động trong hoạt động này, các DNSN có thể sử dụng các phần mềm kế toán, ứng dụng các công nghệ hiện đại để theo dõi hoạt động của công ty.

5.2.2.2. Nâng cao cht lượng ngun vn con người trong DNSN

Lý do khuyến nghị: Chất lượng vốn con người, đặc biệt là của chủ sở hữu hay người quản lý của DNSN là một yếu tố quyết định đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp đó. Các NHTM sẽ xem xét, đánh giá năng lực của người đứng đầu DNSN để đưa ra các quyết định tín dụng. Do đó việc nâng cao chất lượng nguồn vốn con người sẽ là một giải pháp để loại bỏ những rào cản trong việc huy động vốn của DNSN.

Nội dung khuyến nghị: Để có thể nâng cao được chất lượng vốn con người, các DNSN có thể thực hiện một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu/ người quản lý của DNSN nên tham gia các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý cũng như cập nhật liên tục các thông tin về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, bên cạnh việc đào tạo cho chủ sở hữu/ người quản lý của DNSN thì việc đào tạo cho nhân lực của DNSN cũng là một vấn đề mà các DNSN cần chú trọng. Đặc biệt trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0, các DNSN cũng cần có sự chuyển đổi để thích ứng với sự phát triển của thời kỳ mới. Việc chuyển đổi cần phải được bắt đầu từ việc đào tạo nhân lực có sự hiểu biết, khả năng sử dụng các công cụ công nghệ hiện đại.

Thứ ba, chủ sở hữu/ người quản lý của DNSN nên tham gia các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức hội kết nối giữa các doanh nghiệp để có thể trao đổi thêm các kỹ năng quản lý, các kinh nghiệm quản lý, nhận được các tư vấn từ những chủ sở hữu/ người quản lý của các doanh nghiệp khác hoặc từ các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó, việc tham gia các Hiệp hội ngành nghề còn giúp cho DNSN mở rộng mạng lưới kinh doanh, tạo thành cộng đồng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp để có thể đứng vững trong những giai đoạn kinh tế khó khăn và biến động của thị trường.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 151 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)