Các nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 60 - 63)

Lạm phát

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạm phát là một trong những nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM. Tuy nhiên, giữa các kết quả nghiên cứu có sự không đồng nhất về chiều tác động của lạm phát đối với tín dụng ngân hàng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lạm phát có tác động ngược chiều tới hoạt động cho vay của NHTM. Có nghĩa là lạm phát tăng sẽ làm giảm khối lượng cho vay của các NHTM. Kết quả này được báo cáo trong các nghiên cứu của Boyd và cộng sự (2001), Huybens và Smith (1999), Võ Xuân Vinh (2018). Cụ thể Boyd và cộng sự (2001) khẳng định rằng lạm phát có tác động bất lợi đối với hoạt động cho vay dài hạn và sự biến động của lãi suất trên thị trường mở được truyền dẫn đầy đủ và nhanh chóng sang các khoản NHTM cho vay khách hàng. Tác giả cho rằng lượng cho vay của ngân hàng giảm theo lạm phát. Huybens và Smith (1999) bằng các bằng chứng thực chứng cũng

đã phát hiện và chứng minh được ảnh hưởng xấu của lạm phát đến hoạt động của thị trường tín dụng với những tác động tiêu cực đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Điều này có thểđược lý giải thông qua mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất cho vay của NHTM. Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên, lãi suất cho vay thực tế bị giảm xuống, điều này khiến cho tỷ lệ sinh lời thực tế các NHTM nhận được sẽ giảm xuống, làm giảm cung các khoản cho vay (Mishkin, 2007). Hơn thế nữa, tác động của lạm phát tới khối lượng cho vay của NHTM cũng có độ trễ. Nghiên cứu của Chowdhury (2012) cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất cho vay hiện tại và tỷ lệ lạm phát trong quá khứ. Nếu lãi suất cho vay thương mại không được điều chỉnh theo sự thay đổi của lạm phát thì tỷ lệ hoàn vốn thực tế sẽ giảm. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng lạm phát cao sẽ làm tăng khối lượng cho vay danh nghĩa của NHTM (quan hệ thuận chiều), nhưng lại gây bất lợi cho tăng trưởng tín dụng thực tế (Stepanyan và Guo, 2011).

Tăng trưởng kinh tế

Sharma và Gounder (2012), Võ Xuân Vinh (2018) cho rằng tồn tại mối quan hệ giữa tăng trưởng và hoạt động cho vay nói chung của các NHTM. Các chu kỳ kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến sự sẵn có của các khoản tín dụng. Việc cung cấp tài chính có xu hướng giảm dần trong giai đoạn chính sách tiền tệ bị thắt rất chặt. Điều này đã được Barajas và Stein (2002) lý giải rằng chính bản thân các ngân hàng có ít nguồn tài chính hơn và các nguồn tài chính cũng chỉ được cung ứng ngắn hơn (Barajas và Stein, 2002). Chính sách tiền tệ không chỉảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, mà nó còn tạo ra những thay đổi trong dự trữ và tiền gửi ngân hàng và do đó ảnh hưởng tới sự sẵn có của các khoản tín dụng và chi phí tín dụng. Các ngân hàng có xu hướng giảm nguồn cung tín dụng của họ trong thời kỳ bất ổn kinh tế vĩ mô vì rủi ro lớn hơn. Ở các quốc gia chịu thời gian bất ổn kéo dài hoặc rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc kinh tế, tín dụng cho khu vực kinh doanh có xu hướng hạn chế hơn và lãi suất có xu hướng cao hơn. Do các DNSN có đặc điểm là nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những sự thay đổi của nền kinh tế, do đó luận án kỳ vọng rằng hoạt động cho vay DNSN sẽ mở rộng khi nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại.

Lãi suất

Lãi suất cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Asari và cộng sự (2011) nghiên cứu về ngân hàng thương mại ở Malaysia trong giai đoạn 2006 đến 2010. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ của lạm phát và lãi suất cho vay với khối lượng cho vay của ngân hàng thương mại. Theo đó, giữa lãi suất cho vay có tác động tới khối lượng cho vay của ngân hàng thương mại trong dài hạn. Trong khi đó, trong ngắn hạn cả lạm phát và lãi suất cho vay không thể ảnh hưởng đến khối

lượng cho vay của ngân hàng thương mại. Lãi suất đại diện cho nhu cầu tín dụng của nền kinh tế và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Lãi suất thực tăng có thể tạo động lực cho các ngân hàng gia tăng các hoạt động cho vay và ngược lại. Tuy nhiên, lãi suất tăng lại khiến cho chi phí vay vốn của các doanh nghiệp tăng lên, từ đó hạn chế việc vay vốn của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu đã xem xét chiều hướng tác động của lãi suất đối với hoạt động cho vay của NHTM như Hoffman (2004), Calza và cộng sự (2003) và McKinnon (2009). Nhìn chung kết quả nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều của lãi suất tới hoạt động cho vay của NHTM. Cụ thể, nghiên cứu của Hoffman (2004) đã tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng ngân hàng dành cho khu vực kinh tế tư nhân phi tài chính tại 16 quốc gia công nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tín dụng và lãi suất thực, có nghĩa là khi lãi suất thấp, tín dụng sẽ tăng lên. Tác giả cho rằng khi lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại thấp, các ngân hàng thương mại có xu hướng mở rộng hoạt động cho vay để tăng thị phần dẫn đến khối lượng cho vay cao. Điều này cũng tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Calza và cộng sự (2003).

Một nghiên cứu khác được tiến hành ở Mỹ cũng cho thấy, lãi suất thay đổi cũng có tác động đến hoạt động cho vay. Khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất, các NHTM không có nhiều động lực để cho vay. McKinnon (2009) lưu ý rằng vào cuối năm 2008, lãi suất tại Mỹđã về 0 và thị trường liên ngân hàng trở nên tê liệt. Điều này khiến các ngân hàng của Hoa Kỳ tạo ra lượng dự trữ dư thừa khổng lồ và không kích thích cho vay mới đối với các công ty hộ gia đình và phi ngân hàng vì lãi suất gần bằng 0. Mặc dù các ngân hàng không có lãi khi cho vay trong thời gian lãi suất giảm, nhưng mặt khác, các doanh nghiệp và hộ gia đình lại tăng nhu cầu vay. Do đó, nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ giá, các ngân hàng trở nên miễn cưỡng cung cấp khoản vay cho các công ty và ngược lại (McKinnon, 2009).

Mặc dù các kết quả nghiên cứu đề tương đối thống nhất về mối quan hệ nghịch chiều giữa lãi suất và hoạt động cho vay của NHTM, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về hoạt động cho vay của NHTM nói chung và chưa xem xét hoạt động cho vay của NHTM theo đối tượng khách hàng cụ thể. Đối với các DNSN nói riêng và doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nói chung, do tỷ lệ chi phí quản lý đối với những khoản vay cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ vốn thường cao hơn so với các khoản vay khác, do những khoản vay cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ thường sử dụng phương pháp cho vay dựa trên quan hệ với khách hàng. Điều này khiến cho lãi suất cho đối tượng khách hàng này thường cao hơn, tuy nhiên lãi suất này vẫn thấp hơn đáng kể so với những nguồn tài chính có sẵn khác trên thị trường tín

dụng phi chính thức (Wright và Alamgir, 2004). Vì vậy dựa trên lý thuyết về hạn chế tín dụng và lý thuyết thông tin bất cân xứng, tác giả cho rằng có thể mức lãi suất cao mới hấp dẫn các NHTM cho vay đối tượng doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)