Dữ liệu kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 99)

Các dữ liệu về kinh tế vĩ mô được tác giả lấy từ các nguồn dữ liệu được công bố chính thức và công khai như Ngân hàng thế giới (World Bank), Tổng cục Thống kê Việt Nam, NHNN Việt Nam, Ngân hàng phát triển châu Á – ADB. Đây đều là các số liệu được công bố định kỳ, thống kê đầy đủ liên tục trong giai đoạn (2011 – 2020), được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Để thống

nhất nguồn số liệu nghiên cứu, luận án sử dụng nguồn số liệu được công bố bởi Ngân hàng thế giới cho nghiên cứu của mình.

TÓM TT CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng trong luận án. Từ đó, các giả thuyết nghiên cứu của mô hình được đưa ra dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây để xác định được chiều hướng tác động kỳ vọng của các biến. Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước, luận án cũng đưa ra và giải thích chi tiết việc lựa chọn các chỉ tiêu được sử dụng trong mô hình. Nguồn dữ liệu, cách thức thu thập và xử lý dữ liệu cũng được đề cập chi tiết trong nội dung của chương 3.

CHƯƠNG 4: KT QU NGHIÊN CU

4.1. Thc trng hot động cho vay doanh nghip siêu nh ca các Ngân hàng thương mi Vit Nam

4.1.1. Thc trng doanh nghip siêu nh Vit Nam

Về số lượng doanh nghiệp:

Tại Việt Nam, DNSN là loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô. Theo số liệu được công bố bởi Tổng cục thống kê, hơn 60% các doanh nghiệp đang hoạt động trên phạm vi cả nước là các DNSN. Bình quân giai đoạn 2011-2015, trên phạm vi cả nước có 227.837 DNSN, chiếm 60,29% tổng số DN trên cả nước. Số liệu này trong năm 2017, 2018, 2019 lần lượt 356.047, 382.444 và 419.884 DN, chiếm tỷ trọng lần lượt là 63,53%; 62,63% và 60,93%. Về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh bình quân giai đoạn 2016-2018, loại hình DNSN và DN nhỏ chiếm 93.5% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước. Trong đó riêng doanh nghiệp siêu nhỏ tăng 54.8% so với bình quân giai đoạn 2011-2015. Trong khi đó doanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa và quy mô lớn tăng lần lượt là 36.9%, 43.3% và 34.4% so với bình quân giai đoạn 2011-2015 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020).

Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh thời điểm 31/12

Đơn vị: doanh nghiệp

Thời gian Bình quân

giai đoạn 2011-2015 2017 2018 2019 Doanh nghiệp siêu nhỏ 227.837 356.047 382.444 419.884

Tổng số doanh nghiệp 377.898 560.413 610.637 689.136

Tỷ trọng 60,29% 63,53% 62,63% 60,93%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020)

Số liệu từ bảng 4.1 cũng cho thấy số lượng DNSN tăng đều qua các năm. Năm 2019, số lượng DNSN đang hoạt động có kết quả kinh doanh tại thời điểm 31/12 đã tăng 37.440 DN, tương ứng với tốc độ tăng là 9,8%. Số lượng DNSN trong năm 2018 cũng tăng 7,4% so với năm 2017.

Về ngành nghề kinh doanh:

Đa số các DNSN tham gia vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ, chiếm tới gần ¾ tổng số DNSN toàn quốc. Trong khi đó nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ chiếm tỷ lệ vô cùng khiêm tốn cơ cấu DNSN năm 2018 (Sơđồ 4.1)

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu DNSN theo ngành nghề kinh doanh năm 2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020)

Về số lượng lao động:

Tính đến thời điểm 31/12/2018 số lượng lao động làm việc trong khu vực DN quy mô siêu nhỏ và nhỏ chỉ chiếm 29,0% trong tổng số lao động làm việc trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp mặc dù DNSN và DN nhỏ là khu vực DN theo quy mô có số lượng lớn nhất trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp của cả nước. Cụ thể tính đến cuối năm 2018, số lượng lao động làm việc trong các DNSN là 1,45 triệu lao động, tăng 14,2% so với cuối năm 2017. Trong khi đó doanh nghiệp nhỏ thu hút khoảng 2,84 triệu lao động, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp quy mô vừa có số lượng lao động là 1,34 triệu lao động, giảm 3,8%. Các DN lớn thu hút số lượng doanh nghiệp lớn nhất trong các loại hình DN theo quy mô với 9,19 triệu lao động, gấp hơn 6.3 lần so với DNSN.

Về nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của DNSN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh:

Các DNSN thu hút được được lượng vốn thấp trong các loại hình DN theo quy mô với 3 triệu tỷđồng vốn cho sản xuất kinh doanh được thu hút bình quân trong giai đoạn 2016-2018, chiếm 8,9% tổng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn nhận được 23,62 triệu tỷ đồng vốn cho SXKD, chiếm 70,9%. Con số này của các doanh nghiệp vừa lần lượt là 2,55 triệu tỷđồng và 7,7%, còn DN nhỏ là 4,17 triệu tỷđồng và 12,5%. Như vậy nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của các DNSN trong giai đoạn 2016 – 2018 chỉ cao hơn các DN có quy mô vừa và thấp hơn nhiều so với các DN lớn.

1% 25%

74%

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Công nghiệp và xây dựng

Thương m i và d ch v

Về một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh:

DNSN tạo ra doanh thu thuần thấp nhất trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Bình quân trong giai đoạn 2016 – 2018, mỗi năm khu vực DNSN tạo ra 571,89 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,8%. Trong khi đó DN có quy mô lớn đóng góp tới 14,77 triệu tỷ đồng doanh thu thuần, chiếm 71.8%. Chỉ tiêu này ở các DN vừa là 2,04 triệu tỷđồng, chiếm 9,09% và DN nhỏ là 3,19 tỷđồng, chiếm 15,5%. Như vậy chênh lệch về doanh thu thuần giữa DNSN và các loại hình DN khác là rất lớn. Ngoài ra số liệu lợi nhuận trước thuế của các DNSN cũng cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh yếu kém của loại hình DN này. Trong năm 2018, lợi nhuận trước thuế của các DNSN ghi nhận lỗ 39,5 nghìn tỷ đồng. Bình quân trong giai đoạn 2016-2018, lợi nhuận trước thuế của các DNSN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh ghi nhận mức lỗ là 38,22 nghìn tỷđồng, so với mức lỗ 12,96 nghìn tỷđồng bình quân của giai đoạn 2011-2015. Trong khi đó các DN lớn tạo ra lợi nhuận trước thuế năm 2018 là 921,75 nghìn tỷ đồng, còn DN vừa là 28,12 nghìn tỷđồng. Các DN nhỏ cũng ghi nhận hoạt động kinh doanh yếu kém với lợi nhuận trước thuế lỗ 14,8 nghìn tỷđồng.

Bảng 4.2. Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế bình quân giai đoạn 2016- 2018 và năm 2018 của DNSN Việt Nam

Loại hình DN theo quy mô

Doanh thu thuần (triệu tỷ đồng)

Lợi nhuận trước thuế (nghìn tỷ đồng) Bình quân giai đoạn 2016- 2018 Năm 2018 Bình quân giai đoạn 2016- 2018 Năm 2018 Doanh nghiệp siêu nhỏ 0,572 0,615 -38,22 -39,5 Doanh nghiệp nhỏ 3,19 3,53 0,63 -14,8 Doanh nghiệp vừa 2,04 2,3 30,68 28,12 Doanh nghiệp lớn 14,77 17,2 835,28 921,75

Toàn b doanh nghip 20,572 23,645 828,37 895,57

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020)

Về một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:

Có thể thấy các chỉ tiêu tài chính của DNSN ở mức thấp nhất so với các loại hình doanh nghiệp theo quy mô khác và so với trung bình toàn bộ DN trên cả nước. Hơn thế nữa các chỉ tiêu này còn bị kém đi qua thời gian. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của các DNSN ở mức rất thấp và tình trạng này đã không được cải thiện trong thời gian dài, thậm chí một số chỉ tiêu còn cho thấy hiệu quả hoạt động của các

DNSN càng kém dần qua thời gian. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của DNSN Việt Nam được tác giả tổng hợp trong bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của DNSN Việt Nam

Thời gian Bình quân

giai đoạn 2011-2015 2017 2018

Bình quân giai đoạn 2016 - 2018

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tài sản của DN (đơn vị: %) Doanh nghiệp siêu

nhỏ -0,9 -1,2 -1,1 -1,4 Doanh nghiệp nhỏ -0,2 -0,1 -0,3 0 Doanh nghiệp vừa 1,2 1,5 1,1 1,3 Doanh nghiệp lớn 3,7 3,9 3,6 3,8 Toàn b doanh nghip 2,6 2,9 2,7 2,7

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu của DN (đơn vị: %) Doanh nghiệp siêu

nhỏ -1,9 -2,5 -2 -2,7 Doanh nghiệp nhỏ -0,4 -0,2 -0,8 0 Doanh nghiệp vừa 3,4 4,9 3,4 4,2 Doanh nghiệp lớn 13,6 15,6 13,1 14,3 Toàn b doanh nghip 8,2 10 7,6 8,7 Chỉ số nợ (đơn vị: lần) Doanh nghiệp siêu

nhỏ 1 1,1 0,9 0,9 Doanh nghiệp nhỏ 1,5 1,7 1,6 1,6 Doanh nghiệp vừa 1,8 2,3 2,2 2,2 Doanh nghiệp lớn 2,7 3 2,8 2,8 Toàn b doanh nghip 2,2 2,5 2,3 2,3

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020)

Chỉ tiêu phổ biến nhất để phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA). Tuy nhiên do thiếu số liệu nghiên cứu, luận án sử dụng 2 chỉ tiêu thay thế là Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tài sản của DN và Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu của DN. Hai chỉ tiêu này ở DNSN đều nhận giá trị âm trong giai đoạn 2011 – 2018. Các DN nhỏ cũng có 2 chỉ tiêu hoạt động mang giá trị âm, tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với DNSN. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của DNSN yếu kém, thua lỗ kéo dài. So với các loại hình doanh nghiệp khác, hai chỉ tiêu

này ở DNSN cũng thấp nhất trong các loại hình DN theo quy mô và thấp hơn nhiều so với trung bình của toàn bộ DN trong nền kinh tế. Cụ thể, số liệu cho thấy bình quân giai đoạn 2016 - 2018, trung bình 1 đồng giá trị tài sản sử dụng trong sản xuất kinh doanh, DN bị thua lỗ 1,1%, còn trung bình 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, các DNSN bị thua lỗ 2,7%. Trong khi đó, số liệu này của trung bình các doanh nghiệp trên cả nước bình quân giai đoạn 2016 – 2018 lần lượt là 2,7% và 8,7%, cao hơn nhiều lần so với DNSN. Các DN lớn có hiệu quả hoạt động kinh doanh vượt trội so với các loại hình DN phân theo quy mô khác, với Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tài sản của DN và Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu của DN bình quân giai đoạn 2016 – 2018 lần lượt là 3,8% và 14,3%. Các con số này cho thấy sự chênh lệch rất lớn về hiệu quả hoạt động giữa DN lớn và các DNSN Việt Nam.

Một chỉ tiêu tài chính nữa cũng đáng chú ý đó là chỉ số nợ. Đây là chỉ tiêu được đo lường bằng Tổng nợ bình quân/ Tổng vốn tự có bình quân. Chỉ tiêu này sẽ phản ánh được khả năng huy động vốn từ bên ngoài hay nói cách khác là phản ánh khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao hàm ý rằng các DN dễ dàng tiếp cận được các nguồn tài chính từ bên ngoài. Các số liệu thống kê cho thấy, chỉ tiêu nợ của các DNSN thấp nhất trong số các loại hình DN theo quy mô. Bình quân giai đoạn 2011 – 2015, chỉ số nợ của DNSN là 1 và bình quân giai đoạn 2016 – 2018, chỉ số nợ của DNSN là 0,9 lần. Trong khi đó, con số này của toàn bộ các DN trong nền kinh tế là 2,2 (bình quân giai đoạn 2011 – 2015) và 2,3 lần (bình quân giai đoạn 2016 – 2018), tức là gấp 2,2 và 2,6 lần sao với DNSN. Điều này cho thấy trong các loại hình DN phân theo quy mô, DNSN là loại hình doanh nghiệp khó tiếp cận được các nguồn tài chính từ bên ngoài nhất. Điều này cũng được thể hiện thông qua chỉ tiêu về tỷ lệ vốn chủ sở hữu của DNSN đang hoạt động có kết quả kinh doanh tính đến thời điểm 31/12/2018. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), bình quân giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các DNSN là 50,0%, và bình quân giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ này còn ở mức cao hơn là 54,2%. Con số này cho thấy các DNSN có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao nhất trong số các loại hình DN theo quy mô và cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ trung bình cả tất cả các doanh nghiệp trong cả nước (31,5% bình quân giai đoạn 2011- 2015 và 30,5% bình quân giai đoạn 2016-2018). Điều này một lần nữa cho thấy khả năng huy động các nguồn vốn vay từ bên ngoài cũng như khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của các DNSN là thấp nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp theo quy mô khác.

Ngoài ba chỉ sốđược đề cập ở trên, các số liệu tài chính khác các của từng loại hình doanh nghiệp và của toàn bộ doanh nghiệp như ROS (Hiệu suất sinh lời trên

doanh thu thuần), ROA, ROE, Chỉ số quay vòng vốn trong năm 2018 (biểu đồ 4.1) đều cho thấy tình hình hoạt động yếu kém của các DNSN. Cụ thể, chỉ tiêu ROS (Hiệu suất sinh lời trên doanh thu thuần) của các DNSN trong năm 2018 chỉ là -6,4%, trong khi đó chỉ tiêu này của toàn bộ DN là 3.8%. Các DN lớn có hệ số ROS cao nhất, đạt mức 5,4%. Còn lại các DN vừa và nhỏ, chỉ tiêu ROS đều ở dưới mức trung bình của toàn DN trên cả nước, lần lượt là 1.2% và -0.4%. Ngoài ra, hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của DN là ROE và ROA của các DNSN trong năm 2018 đều có kết quả âm, trong đó chỉ tiêu ROE (Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) của DNSN năm 2018 là -2%, còn chỉ tiêu ROA (Hiệu suất sinh lời trên tài sản) là -1,1%, thấp nhất trong tất cả các loại hình DN phân theo quy mô. Trong khi đó chỉ tiêu ROE và ROA của toàn bộ loại hình doanh nghiệp lần lượt là 7.6% và 2.4%. Các DN lớn vẫn cho thấy hiệu quả hoạt động vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác với chỉ tiêu ROE và ROA lần lượt là 13.1% và 3.6%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu chung của toàn bộ loại hình DN. Các con số này cũng cho thấy sự chênh lệch rất lớn trong hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn và các DNSN.

Biểu đồ 4.1. Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp năm 2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020)

Kết quả hoạt động yếu kém của các DNSN có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân như: lĩnh vực kinh doanh, năng lực cạnh tranh, chiến lược kinh doanh,… Về lĩnh vực kinh doanh, hầu hết các DNSN chỉ phát triển mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp với hàm lượng công nghệ thấp, chủ yếu dựa vào lợi thế về

-10 -5 0 5 10 15

Chỉ số nợ (lần)

Chỉ số quay vòng vốn (lần)

Hiệu suất sinh lời trên tài sản ROA (%)

Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE (%)

Hiệu suất sinh lời trên doanh thu thuần ROS (%)

nhân lực giá rẻ. Điều này làm giảm khả năng sinh lời của các DNSN so với các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên các DNSN khó có thể thay đổi được lĩnh vực hoạt động để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của mình do các DNSN có năng lực cạnh tranh thấp, thể hiện ở tiềm lực tài chính yếu, thị phần nhỏ, quy mô siêu nhỏ nên không có lợi thế về quy mô và khó tăng năng suất lao động nhờ chuyên môn hoá và áp dụng công nghệ khoa học. Bên cạnh đó, các DNSN còn thiếu các chiến lược kinh doanh hợp lý. Phần lớn các chủ sỡ hữu hoặc người quảnl ý của DNSN có hạn chế về

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)