Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện Nguyên Bình

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn (Trang 88 - 90)

của huyện Nguyên Bình đến năm 2025

3.1.1. Mục tiêu phát triển nông nghiệp nôngthôn của huyện Nguyên Bình thôn của huyện Nguyên Bình

Trên cơ sở phát huy nguồn lực, thế mạnh địa phương, duy trì các thành tích đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, Huyện Nguyên Bình chú trọng thực hiện các chiến lược phát triển mang tính đột phá, thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý. Bên cạnh đó huyện cũng hướng đến thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thực hiện quy chế dân chủ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện cải cảnh khu vực hành chính nhà nước, phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Thực hiện tốt chính sách đầu tư vùng An toàn khu cho 09 xã, thị trấn thuộc Đề án phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử tại các xã ATK huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025.

Tăng cường, đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới phấn đấu đến năm 2025 tất cả các xã đều đạt chuẩn Nông thôn mới.

Quan điểm về phát triển kinh tế hộ của huyện Nguyên Bình trong thời gian tới tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp kết hợp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó quan tâm nhất là vấn đề hỗ trợ về giống và trao đổi kỹ thuật canh tác. Tiến tới thực hiện quy hoạch theo từng vùng sản xuất, đẩy mạnh nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thực hiện thâm canh tăng vụ. Chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tối đa và giúp đỡ người dân trên các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt

các mô hình sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp có hiệu quả, khuyến khích nhân rộng mô hình một số cây đem lại hiệu quả kinh tế: cây thuốc lá, cây thanh long, dong giềng, trúc sào...; Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, kỹ thuật sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn có lợi cho người dân, triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp có hiệu quả, tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân các xã vùng khó khăn chuyển dịch giống cây lương thực đem lại năng suất cao, góp phần giữ vững và nâng cao an ninh lương thực. Tập trung phát triển diện tích trồng dong giềng tại các xã, thị trấn: Tĩnh Túc, Thành Công, Phan Thanh, Ca Thành, Vũ Nông để tạo điều kiện cho các Hợp tác xã chế biến bột, miến dong; khuyến khích các hộ gia đình đã có vườn trúc sào như Vũ Nông, Ca Thành, Tam Kim đầu tư chăm sóc sản xuất cây giống nhân rộng trong vùng và các xã trong huyện để mở rộng diện tích.

Mục tiêu cụ thể trên từng lĩnh vực:

Lĩnh vực trồng trọt

- Đến năm 2025 có 1.390 ha diện tích được áp dụng công nghệ thông minh vào sản xuất, trong đó tập trung vào các loại cây mang lại năng suất cao như: gừng, nghệ, chanh leo, thuốc lá, cam, quýt...

- Xây dựng 01 nhà lưới trồng cây ăn quả để chủ động cung ứng giống cây trồng đảm bảo chất lượng cho nhu cầu trông mới của các nông hộ, 02 nhà lưới trồng giống rau, 02 nhà sơ chế, 01 nhà bảo quản kho lạnh tại vùng sản xuất trông trọt trên địa bàn toàn huyện.

- Tiếp tục hướng dẫn nông hộ áp dụng trồng thử nghiệm loại cây có giá trị kinh tế.

Lĩnh vực chăn nuôi

- Xây dựng 01 vùng trọng điểm chăn nuôi thông minh ứng dụng KHCN trọng điểm. Trong đó, ưu tiên phát triển chăn nuôi các con vật cho lợi ích kinh tế cao: bò sữa, bò sinh sản, lợn thịt…

- Khuyến khích các nông hộ đầu tư phát triển các vùng chăn nuôi con giống công nghệ cao.

- Tập trung hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong việc xây dựng mô hình kinh tế nông hộ ứng dụng giải pháp tăng năng suất, hạ giá thành và hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Lĩnh vực lâm nghiệp

- Xây dựng cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp với quy mô lớn và ứng dụng công nghệ hiện đại nuôi cấy mô và giâm hom.

- Trồng rừng gỗ lớn 5.000 ha, trồng rừng gỗ nhỏ 3.000 ha, trồng bổ sung 5.000 ha.

- Hình thành vùng nguyên liệu tập trung.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w