Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý của cấp huyện đối với kinh tế nông hộ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn (Trang 46 - 50)

kinh tế nơng hộ trên địa bàn

1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố tác động mạnh mẽ đối với tất cả các hoạt động của SX nông nghiệp. Môi trường tự nhiên với các nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: đất, nước, khí hậu, ánh sáng… cung cấp những tư liệu sản xuất cơ bản để con người tiến hành sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có những sự khác biệt, có nơi khó khăn và có nơi thuận lợi, song nếu chúng ta biết khai thác hợp lý và thuận theo tự nhiên thì có thể tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế. Vì thế, để có được một nền nông nghiệp phát triển, con người phải dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa vào lợi thế của từng vùng, miền để xây dựng những chiến lược phát triển nông nghiệp cho phù hợp.

Trên thực tế, điều kiện tự nhiên cũng là một trong những tác nhân đe dọa lớn cho phát triển nông nghiệp như: thiên tai, động đất, mưa đá, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, sương muối… Những mối đe dọa từ tự nhiên gây ra cho sản xuất nông nghiệp có một phần ngun nhân do chính những hoạt động của con người gây ra: hoạt động phá rừng, hoạt động làm thủy điện, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi… Vì vậy, con người cần điều chính hành vi của mình, tránh làm mất cân bằng mơi trường sinh thái, gây ảnh hưởng chính những hoạt động sản xuất của mình.

1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc tổ chức quản lý và kinh tế - xã hội

+ Nhận thức của chủ thể quản lý

các chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh nơng sản. Nếu có nhận thức đúng đắn của các chủ thể quản lý một cách sâu sắc, đúng đắn và thống nhất về nội dung của quản lý, phát triển kinh tế nơng hộ thì các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế, đáp ứng các yêu cầu khách quan về nhu cầu phát triển bền vững, ổn định. Ngược lại, nếu đưa ra các chính sách khơng phù hợp sẽ làm kìm hãm sự phát triển của nơng nghiệp. Trong phát triển nơng nghiệp, khoa học và cơng nghệ có vai trị quan trọng nhất để gia tăng giá trị hàng hóa nơng sản, đem lại hiệu quả tối đa cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc đầu tư và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp ngày càng trở nên cần thiết.

+ Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý

Những người trực tiếp điều hành, quản lý đối với kinh tế nơng hộ tại địa phương nếu có đủ năng lực, trình độ, nhiệt huyết, đạo đức nghề thì sẽ làm tiền đề cho sự thành công của nhiệm vụ quản lý, phát triển kinh tế nơng hộ.

+ Trình độ người dân

Người dân là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, là chủ thể phát triển kinh tế nơng hộ, cấu thành nên lực lượng sản xuất. Do đó, trình độ quản lý, khả năng hiểu biết của người dân rất quan trọng và quyết định trực tiếp đến kết quả sản xuất, khả năng phát triển của kinh tế nông hộ. Nếu người dân được đào tạo, được tìm hiểu và học tập thì họ sẽ áp dụng vào thực tế, thu được kết quả tốt và tạo điều kiện phát triển kinh tế nông hộ. Ngược lại, sự thiếu hiểu biết của người dân là nguyên nhân chính dẫn đến những thất bại trong sản xuất, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nơng hộ nói riêng.

+ Kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội là một trong những nhân tố tác động lớn đến nền nông nghiệp. Điều này càng được thể hiện rõ đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển với nền nơng nghiệp cịn nhiều yếu kém về KHKT, thiếu vốn, thiếu trình độ hiểu biết… Mặt khác, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng có những tác động tiêu cực tới nền nông nghiệp. Sự phát triển của nền cơng nghiệp hiện đại đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường, gây thiệt hại rất lớn cho nông nghiệp.

Việc chạy theo lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường khiến cho người nơng dân tìm đủ mọi biện pháp tăng sản lượng nhanh chóng, làm cho tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, lãng phí, chất lượng sản phẩm khơng được đảm bảo, dư lượng chất hóa học trong nơng sản cao. Sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ và đơ thị hóa nhanh chóng làm quỹ đất nơng nghiệp dần thu hẹp… Nhận thức được những tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội đối với phát triển nơng nghiệp, chúng ta phải có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp, có sự cân đối giữa cơng nghiệp, nơng nghiệp với dịch vụ và phát huy thế mạnh của từng vùng. Thuận lợi hay khó khăn của điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nơng nghiệp là những nhân tố có thể thay đổi và điều này phụ thuộc rất nhiều vào hành động của con người.

1.3.3. Nhân tố ứng dụng khoa học kỹ thuật

+ Kỹ thuật canh tác

Mỗi một vùng địa phương có những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau, với yêu cầu về con giống, cây giống khác nhau nên đòi hỏi kỹ thuật canh tác khác nhau. Lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế nông hộ.

+ Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Sản xuất không thể tách rời những tiến bộ khoa học cơng nghệ vì nó tạo ra cây trồng giống vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt. Việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nói chung và lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quá trình đầu tư, sản xuất.

1.3.4. Các nhân tố thuộc nguồn lực bên ngồi

+ Nguồn kinh phí từ Trung ương và của ngân sách Tỉnh

Trong bất cứ hoạt động nào của quản lý kinh tế nói chung và kinh tế nơng hộ nói riêng đều cần có nguồn kinh phí: đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm vật tư dụng cụ, trả lương cho cán bộ phụ trách, phụ cấp cho người thực hiện... Nguồn kinh phí hạn hẹp sẽ khơng thể đảm bảo hoạt động quản lý có hiệu quả.

+ Chính sách pháp luật

Các chính sách pháp luật tốt, hợp lý sẽ tạo điều kiện khuyến khích SX nơng nghiệp, hỗ trợ cơng tác quản lý kinh tế hộ. Các chính sách, quy định của pháp luật

bao gồm chính sách kinh tế, chính sách phát triển thị trường, chính sách xuất khẩu, chính sách phát triển nơng thơn, vùng ngun liệu, tỷ giá hối đoái, thu hút đầu tư… Để có được mơi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế hộ không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, khoa học cơng nghệ mà các chính sách pháp luật của nhà nước là điều kiện quan trọng tác động đến kết quả công tác quản lý kinh tế hộ, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay.

+ Hội nhập kinh tế

Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra khơng ít khó khăn thách thức cho nền nơng nghiệp Việt Nam nói chung và cơng tác quản lý kinh tế hộ nói riêng. Hội nhập kinh tế tạo điều kiện giao lưu, học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu hàng nơng sản. Bên cạnh đó sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh từ nhiều nước trên thế giới, phụ thuộc vào các nhân tố thuộc về quốc gia nhập khẩu như: thị hiếu, thu nhập nước nhập khẩu, cơ chế, chính sách và quy định nước nhập khẩu…

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA HUYỆN NGUN BÌNH ĐỐI VỚI KINH TẾ NƠNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2015 – 2019

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w