Các phương pháp quản lý đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn (Trang 41 - 44)

1.2. Nội dung quản lý của chính quyền cấp huyện đối với kinh tế nông hộ trên

1.2.3. Các phương pháp quản lý đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn

Phương pháp quản lý của Nhà nước đối với kinh tế nông hộ là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên kinh tế nông hộ và các bộ phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý chung.

Các phương pháp quản lý kinh tế nông hộ đa dạng, phong phú và thường xuyên thay đổi trong từng thời kỳ cụ thể cũng như năng lực trình độ của cơ quan quản lý.

Các phương pháp quản lý đối với kinh tế nông hộ chủ yếu là: + Phương pháp kinh tế

Là phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thơng qua việc tác động đến các lợi ích kinh tế để định hướng cho đối tượng bị quản lý phải lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất. Phương pháp kinh tế là việc Nhà nước sẽ sử dụng các phạm trù kinh tế, đòn bẩy kinh tế, định mức KTKT hay nói cách khác là vận dụng các quy luật kinh tế để tác động lên đối tượng.

Phương pháp kinh tế có đặc điểm là sử dụng lợi ích kinh tế để tác động lên đối tượng khơng phải thơng qua cưỡng bức hành chính. Đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ đạt được, tạo ra những điều kiện khuyến khích về mặt vật chất, kinh tế để đối tượng chịu quản lý làm theo mục tiêu.

Tùy theo nhiệm vụ, kế hoạch và mục tiêu kinh tế của từng thời kỳ mà nhà nước sẽ đưa ra các phương pháp kinh tế để định hướng.Các mục tiêu, nhiệm vụ này được đưa ra có căn cứ khoa học. Nhà nước tác động lên đối tượng quản lý bằng các phương pháp kinh tế theo các hướng:

-Định hướng phát triển chung bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, từng bộ phận, cá nhân của hệ thống.

-Sử dụng các định mức kinh tế (thuế, lãi suất…) các biện pháp địn bẩy, kích thích kinh tế để lơi cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp phát triển sản xuất theo hướng vừa có lợi cho cá nhân, tổ chức vừa mang lại lợi ích cho xã hội.

-Bằng chính sách ưu đãi kinh tế để điều chỉnh hoạt động kinh tế trong cả nước và thu hút tiềm năng hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Để thực hiện tốt các phương pháp kinh tế đòi hỏi phải hồn thiện hệ thống địn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và thực hiện sự phân cấp quản lý.

Đối với kinh tế hộ phương pháp quản lý kinh tế được áp dụng linh hoạt thông qua nhiều chính sách, kế hoạch. Để hướng tới mục tiêu phát triển đề ra trong các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển nơng nghiệp, các cấp ngành từ nhà nước đến địa phương sử dụng các chính sách kinh tế tác động đến cơ chế vận động của kinh tế hộ. Phương pháp kinh tế được thể hiện qua các chính sách ruộng đất, đầu tư, tín dụng, lãi suất, thuế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách khuyến nơng…

+ Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế là việc Nhà nước tác động lên đối tượng và khách thể QL của nhà nước bằng các biện pháp cứng rắn thơng qua các quyết định có tính bắt buộc.

Đặc điểm của phương pháp hành chính là tính quyền lực và tính bắt buộc. Đối tượng phải nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định nếu không sẽ xử lý theo pháp luật.

Phương pháp hành chính sẽ tạo ra trật tự, kỷ luật làm việc trong hệ thống, giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời các vấn để đặt ra trong quản lý.

Để phương pháp hành chính phát huy tác động và có hiệu quả cần chú ý các yêu cầu:

-Các quyết định phải có căn cứ khoa học để đảm bảo có hiệu quả cao.

định phải có quyền hạn và trách nhiệm để tránh việc lạm dụng quyền hạn cũng như việc trốn tránh trách nhiệm.

Đối với quản lý kinh tế hộ phương pháp hành chính được thể hiện qua các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến kinh tế nông nghiệp nơng thơn nói chung và kinh tế hộ nói riêng. Nhà nước có nhiều văn bản quy định như: Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thơn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020… Bên cạnh các văn bản quy định của Nhà nước, các địa phương ban hành các văn bản về các chương trình, chính sách hỗ trợ, đề án phát triển nơng nghiệp nông thôn… trực tiếp hướng dẫn, tạo cơ sở pháp lý quản lý hoạt động kinh tế hộ, đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển, khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, tạo động lực cho kinh tế hộ ở địa phương phát triển.

+ Phương pháp tuyên truyền, giáo dục

Là phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm của đối tượng quản lý để thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết, tính tự giác trong lao động sản xuất để đạt được mục tiêu.

Đối tượng quản lý ở đây là con người có sũy nghĩ, tâm tư, tình cảm và các mối quan hệ xã hội nên sử dụng phương pháp hành chính có ý nghĩa hết sức to lớn trong quản lý. Đây là cách vận dụng các quy luật tâm lý.

Đặc trưng chính của phương pháp tuyên truyền, giáo dục là việc thuyết phục để làm cho đối tượng nhận ra được cái đúng – cái sai, thiện – ác, lợi – hại để phát huy tinh thần tự giác.

Để có kết quả cao có thể kết hợp uyển chuyển, linh hoạt phương pháp giao dục, tuyên truyền với các biện pháp khác.

Nội dung của phương pháp giáo dục, tuyên truyền gồm:

-Giáo dục đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tất cả người dân hiểu và ủng hộ.

-Giáo dục ý thức thực hiện lao động SX có sáng tạo, hiệu quả, tiết kiệm.

-Xóa bỏ ích kỷ cá nhân, tư tưởng cục bộ…

-Xây dựng tác phong cơng nghiệp, tính tổ chức, kỷ luật.

Quản lý kinh tế hộ được thực hiện thông qua phương pháp tuyên truyền, giáo dục: truyền thanh, truyền hình, báo đài, tổng kết, hội nghị, hội thi, hội chợ…

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w