Hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách, quy định, kế hoạch, pháp luật

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn (Trang 93 - 101)

3.3.4.1. Giải pháp về huy động nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Thực trạng còn tồn tại nhiều người dân không tiếp cận được với tín dụng cho nông nghiệp nông thôn không chỉ xảy ra ở huyện Nguyên Bình, mà đây là tình trạng chung tại nhiều vùng miền địa phương trên phạm vi cả nước. Các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn thì vẫn phải vay từ các nguồn phi chính thức như vay anh em họ hàng, vay từ bạn bè và thậm chí là phải sử dụng đến tín dụng đen. Để người dân tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng, huyện Nguyên Bình cần:

-Áp dụng hình thức tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức đi vay thông qua sự bảo lãnh vay của các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội như hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên.

-Thực hiện mô hình vay vốn theo tổ liên kết sản xuất được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) phối hợp với Hội Nông dân xây dựng và phát triển. Đây được coi là những hình thưc vay vốn hỗ trợ người dân có thể tháo gỡ những khó khăn trong việc vay vốn. Khi tham gia tổ liên kết sản xuất, nông dân vừa giảm thiểu thời gian đi lại làm thủ tục, vừa hạn chế được các rủi ro do không nắm được được thông tin, đồng thời được giảm 0,1 % lãi suất so với hình thưc vay cá nhân.

-Đối với các hộ nông dân đã vay được vốn ngân hàng thì cần có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời để các hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, tránh tình trạng nợ chồng nợ dẫn đến không có khả năng trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Hiệp hội doanh nghiệp, Liên minh Hợp tác xã tăng cường các chương trình đào tạo, trang thiết bị kiến thức khoa học, kỹ thuật, nâng cao năng lực quản trị, kinh doanh và khả năng xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả cho các hợp tác xã, trang trại, các hộ nông dân.

-Tiếp tục thực hiện chính sách cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn theo quy định.

3.3.4.2. Đẩy mạnh công tác khuyến nông

Trong công tác khuyến nông cần chú trọng hoạt động tập huấn chuyển giao công nghệ vì đây là hoạt động quan trọng nhất góp phần nâng cao trình độ, kỹ thuật, kinh nghiệm cho người nông dân, từ đó thúc đẩy hoạt động SXKD đạt hiệu quả. Hiện nay, công tác tập huấn còn có nhiều bất cập từ nội dung cho đến phương thức. Các lớp tập huấn thường quá đông người tham gia, trong đó có rất nhiều người

tham gia nhưng không có nhu cầu thực sự. Giáo viên trực tiếp hướng dẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chủ yếu là độc thoại không có sự trao đổi, hỏi đáp với người nông dân. Trong khi đó nội dung của các buổi tập huấn chưa tập trung còn rườm rà thiếu chú trọng vào các vấn đề chính, thiếu hình thức tập huấn thông qua tham quan học hỏi các mô hình mà chủ yếu là lý thuyết tại hội trường của trung tâm xã. Vì vậy, kết quả thu được từ các buổi tập huấn chưa cao, người dân chưa thể áp dụng vào thực tế hoạt động SXKD của mình. Trong quá trình tổ chức tập huấn, các trang thiết bị, tài liệu phục vụ còn sơ sài, chủ yếu là các buổi tập huấn kết hợp với công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi nên nghiêng nhiều về quảng cáo sản phẩm. Trong thời gian tới để công tác khuyến nông tại huyện Nguyên Bình có hiệu quả cao hơn cần phải đổi mới theo hướng tích cực:

-Tăng cường công tác tuyên truyền đến từng người dân về ý nghĩa của các lớp tập huấn khuyến nông để mọi người dân đều nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích mang lại cho bản thân họ từ các lớp này.

-Các đối tượng tham gia các lớp tập huấn khuyến nông thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi khác nhau với trình độ hiểu biết và nhu cầu khác nhau nên cần căn cứ vào từng đối tượng cụ thể để tổ chức các lớp phù hợp. Đối với nông dân có thể tổ chức các lớp ngắn hạn trực tiếp tại thôn, xã với nội dung tập trung vào kỹ thuật nông nghiệp, thời vụ sản xuất. Đối với các nông dân giàu kinh nghiệm, đầu tư mạnh với mong muốn phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương thì tổ chức các lớp dài hạn và phân ra từng chuyên đề: kỹ thuật trồng rau chất lượng cao, trồng rau an toàn, kỹ thuật nuôi bò, dê, lợn… Đối với các đối tượng là các người dân có nhu cầu mở rộng phát triển quy mô sản xuất thì tổ chức đào tạo theo hướng mở các chương trình đào tạo nghề dài hạn. Đây là hình thức đòi hỏi phải có nội dung bao gồm phần lý thuyết và thực tế, đòi hỏi có kinh phí lớn và thời gian đào tạo lâu dài nên cần phải lập kế hoạch rõ ràng, lựa chọn đối tượng tham gia phù hợp.

-Ngoài ra, từng xã trong huyện cần tổ chức nhiều hơn nữa các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm những mô hình sản xuất giỏi trong và ngoài huyện Nguyên Bình để người dân có điều kiện học tập kinh nghiệm của các hộ đã thành công trong xây dựng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

-Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các thông tin qua báo đài, loa phát thanh thôn, xã… về tình hình thị trường, tình hình nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm, cùng trao đổi các khó khăn vướng mắc trong phát triển SXKD để tạo thêm niềm tin, động lực cho người dân trong việc dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư vươn lên làm kinh tế giỏi.

3.3.4.3. Hỗ trợ người dân tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Người dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp nói chung cũng như người dân tại huyện Nguyên Bình nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải tìm hiểu thị trường, tiếp cận và từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hướng tới sản xuất hàng hóa sản phẩm có hiệu quả đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Hiện nay, thị trường phát triển với xu hướng ngày càng hiện đại, mọi quá trình sản xuất, tiêu thụ đều do thị trường quyết định chứ không phải chỉ sản xuất những sản phẩm mình có. Huyện Nguyên Bình cần nghiên cứu, tìm hiểu để định hướng cho người dân lựa chọn sản xuất cái gì? phương thức sản xuất như thế nào? bán sản phẩm cho ai?

Trước tiên, giúp người dân hiểu rõ về cơ chế thị trường, nâng cao kiến thức về nhu cầu thị trường, thay đổi lối tư duy của đại đa số người dân đang hiện hữu về lối sản xuất tự phát, manh mún. Huyện Nguyên Bình tăng cường tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn đào tạo về cơ chế thị trường, trang bị kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu của khách hàng từng khu vực. Qua các lớp này người dân sẽ hiểu được cần sản xuất gì? Số lượng sản xuất bao nhiêu? Sản phẩm sẽ được tiêu thụ tại thị trường nào? Hướng dẫn người dân cách tiếp cận và nắm bắt thông tin trong nền kinh tế thị trường để kịp thời khai thác xử lý thông tin tình hình biến động thị trường. Người dân sẽ chủ động thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp thông qua việc vận dụng một cách sáng tạo, khoa học các quy luật của kinh tế thị trường vào quá trình sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm.

Để phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện theo hướng hiện đại, bền vững, huyện Nguyên Bình cần tập trung chỉ đạo ngành chức năng phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh liên kết “4 nhà” là nhà nước, nhà khoa học, nhà

doanh nghiệp, nhà nông dân”. Tiếp tục rà soát, quy hoạch hàng hóa theo vùng sản xuất, đồng thời mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn huyện Nguyên Bình đã cơ bản hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp có sự liên kết “4 nhà” tương đối rõ nét như: vùng trúc sào; vùng sắn, vùng nguyên liệu trúc. Bước đầu huyện đã kí kết được với Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Cao Bằng, Công ty cổ phần Chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng và Công ty TNHH một thành viên 688 tại thị trấn Nguyên Bình huyện Nguyên Bình giúp bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm do mình làm ra. Trong thời gian tới, huyện cần tiếp tục tổ chức các hội nghị trao đổi tiến tới tăng cường hợp tác với các tổ chức, đơn vị cung ứng phân bón, giống, vật tư, bao tiêu sản phẩm, tập huấn về kỹ năng, chuyển giao công nghệ mới. Từ đó, người dân sẽ được ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và họ sẽ yên tâm sản xuất khi sản phẩm đầu ra đã được các doanh nghiệp bao tiêu.

Một thực tế cần thay đổi trong liên kết giữa doanh nghiệp và người dân hiện nay là do sự thiếu hiểu biết đầy đủ, hạn chế trong nhận thức từ phía người dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện liên kết. Nhiều người dân đã nhận vốn đầu tư của doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nhưng phá vỡ hợp đồng bán sản phẩm cho thương lái khi được trả giá cao hơn gây ra hiện tượng doanh nghiệp mất niềm tin và ngừng đầu tư sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đầu tư nhưng không quan tâm yếu tố đầu ra của sản phẩm mà chỉ chú trọng cung ứng vật tư đầu vào trong khi khâu tiêu thụ có vai trò quan trọng trong quá trình liên kết. Để tăng cường mối liên kết giữa người dân và doanh nghiệp huyện Nguyên Bình cần đề xuất với tỉnh Cao Bằng có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút doanh nghiệp đầu tư cùng người dân. Bên cạnh đó cần giáo dục ý thức của người dân trong việc thực hiện đúng cam kết hợp tác.

Tăng cường công tác thông tin thị trường, tiếp thị quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm để hướng người sản xuất có kế hoạch sản xuất của mình, sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu của thị trường, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Giới thiệu, cung ứng sản phẩm đến hệ thống chợ trong và ngoài tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu thụ hiện nay.

Có chính sách khuyến khích trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm.

3.3.4.4. Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu

Đánh giá chung tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu của huyện Nguyên Bình còn thiếu và yếu. Điều này gây khó khăn cho phát triển kinh tế nông hộ. Để đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong thời gian tới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện nói chung, phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng, huyện Nguyên Bình cần:

Tăng cường chỉ đạo duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất. Chủ động công tác phòng chống bão lũ, sạt lở đất, phòng chống cháy rừng… chuẩn bị sẵn sàng các phương án khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn huyện, đảm bảo ổn định sản xuất của nhân dân địa phương.

Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quy hoạch, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định; tăng cường quản lý quy hoạch thị trấn Nguyên Bình phối hợp lập hồ sơ, triển khai thực hiện cắm mốc theo quy hoạch chi tiết điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Nguyên Bình.

Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng các danh mục đầu tư công theo lộ trình kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2020-2025, trong đó chú trọng tổ chức thực hiện đầu tư nguồn vốn Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 với nhiều dự án thực hiện cơ chế đặc thù, có sự tham gia của người dân; sử dụng hiệu quả nguồn vốn Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020-2025.

Tích cực kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách như: viện trợ, hợp tác đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP) để đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phát triển du lịch vùng miền núi, và phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Nguyên Bình, từ đó tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện.

trong dân và các tổ chức khác cho các dự án nước sinh họat, thủy lợi, đường giao thông, cân đối lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh nhất là nguồn lực từ Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng với nguồn lực của địa phương để cứng hóa mặt đường các tuyến đường xóm, đường nội vùng nguyên liệu sản xuất. Quan tâm, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện làm đường giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tiếp tục huy động và sử dụng các nguồn lực tập trung xây dựng một số dự án hạ tầng kinh tế - xã hội như: đường giao thông, mương thủy lợi ở vùng đông dân cư, diện tích canh tác lớn. Tập trung nguồn lực mở mới các tuyến đường đến trung tâm xóm tại những xóm chưa có đường giao thông và mở các tuyến đường vào vùng nguyên liệu sản xuất nông lâm sản của địa phương.

Tăng cường công tác quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý các nguồn vốn được giao, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức khởi công các công trình được giao vốn 2020; đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc, chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm kinh phí và giải ngân các nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước theo kế hoạch. Quản lý sát sao đảm bảo tiến độ thi công của các công trình phục vụ sản xuất đảm bảo đưa vào sử dụng đúng thời hạn hợp đồng. Chỉ đạo và huy động người dân thực hiện nạo vét kênh mương đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho cây trồng.

3.3.4.5. Thúc đẩy sự phát triển mô hình kinh tế trang trại

Hình thái kinh tế hộ phát triển ở mức cao hơn chuyển từ sản xuất tự phát, quy mô nhỏ, lạc hậu sang hình thái kinh tế trang trại với quy mô lớn và gắn với thi trường. Để phát triển hình thức kinh tế trang trại thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới cần áp dụng các giải pháp chủ yếu:

- Tạo điều kiện ổn định và yên tâm sản xuất cho các hộ có nhu cầu phát triển kinh tế trang trại thông qua việc giao đất ổn định lâu dài, cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

- Có chính sách ưu đãi vay vốn, tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Các quy định về thủ tục vay vốn phải được đơn giản nhất là các thủ tục hành chính.

- Kế hoạch đào tạo hàng năm phải chú trọng nhiệm vụ tập huấn kỹ năng quản lý, tiếp nhận KHKT công nghệ mới cho chủ trang trại. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình, điển hình kinh tế để các chủ trang trại có điều kiện

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w