Thứ nhất, phát triển kinh tế hộ đang được các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương quan tâm, đầu tư. Chính phủ có những văn bản qui phạm về nông nghiệp nông thôn để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009 về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Thứ hai, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương từ huyện xuống các xã. Đặc biệt là sự tư vấn, hướng dẫn cách thức làm ăn của các cán bộ phịng Nơng nghiệp, trạm Khuyến nơng, trạm Thú y.
Thứ ba, huyện Ngun Bình đã chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Nhà nước. Chỉ đạo, giám sát người dân sử dụng đúng mục đích các nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án, nhất là hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thứ tư, nguồn lực đất đai và nguồn lực lao động của nhóm hộ điều tra khá dồi dào. Đa số các hộ có đủ các phương tiện, cơng cụ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, người dân đã có ý thức tự vươn lên làm giàu, điều này được thể hiện ở tỷ lệ mong muốn được vay vốn ngân hàng để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.
Thứ sáu, Những năm qua, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới cho phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện. Nhiều giống cây trồng, vật ni mới đã cho năng suất cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình.
2.3.2. Hạn chế
Thứ nhất, hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách, phổ biến pháp luật về kinh tế nông hộ thu được kết quả chưa cao, chỉ mang tính hình thức nhưng thực tế áp dụng còn hạn chế. Mặc dù một bộ phận người dân đã được tham gia các lớp tập huấn trang bị kiến thức về nông, lâm, ngư nghiệp nhưng tỷ lệ này cịn thấp, chưa được 50%. Bên cạnh đó, việc tham quan, học hỏi kinh nghiệm làm ăn từ các gia đình làm ăn kinh tế giỏi vẫn cịn rất hạn chế.
Thứ hai, xây dựng chính sách, quy định, kế hoạch đối với kinh tế nơng hộ cịn nhiều bất cập. Huyện chưa chú trọng xây dựng các kế hoạch tập trung vào việc phân vùng phát triển kinh tế nơng hộ, các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, kế hoạch chuyển giao công nghệ… Kinh tế hộ trên địa bàn huyện chủ yếu là sản xuất tự cấp, tự túc. Một bộ phận nhỏ hộ gia đình đã đầu tư phát triển theo hướng trang trại, tuy nhiên quy mơ cịn nhỏ, mang tính tự phát, khơng đều và chưa thuộc định hướng phát triển kinh tế chung của tỉnh. Các trang trại chưa có điều kiện để tiếp cận nguồn vốn, khó khăn trong việc xử lý chất thải do chưa được quan tâm hỗ trợ.
Thứ ba, trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm cịn thấp, chưa có nhiều mơ hình sản xuất điển hình tiên tiến mang lại hiệu quả cao.
Thứ tư, việc triển khai chính sách, kế hoạch, quy định về quản lý kinh tế hộ còn nhiều vấn đề. Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, đa số các nhóm hộ được điều tra cịn thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Riêng nhóm hộ thuần nơng có chưa tới 1/3 số hộ được hỏi có đủ vốn sản xuất kinh doanh. Còn lại tới 71% số hộ được hỏi thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn từ ngân hàng khá lớn nhưng tỷ trọng vốn vay chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng vốn sản xuất kinh doanh của hộ. Chất lượng lao động cịn thấp, điều này được thể hiện ở trình độ học vấn của chủ hộ và số lượng lao động đã qua đào tạo. Về trình độ học vấn của chủ hộ trung bình chỉ đạt 7/12. Số lượng lao động của nhóm hộ được điều tra đã qua đào tạo cịn chiếm
tỷ lệ rất thấp, trung bình chỉ chiếm 26%, tức là chỉ có khoảng ¼ số lao động của nhóm hộ được điều tra đã qua đào tạo. Thấp nhất là nhóm hộ thuần nơng mới chỉ có 25% số lao động đã qua đào tạo. Trong tiêu thụ sản phẩm của hộ làm ra, vẫn còn 24% số hộ được hỏi không biết trước thông tin về giá cả sản phẩm trước khi bán. Điều này dẫn đến tình trạng bị các tư thương mua ép giá, do đó ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
Thứ năm, năng lực trình độ chun mơn của đội ngũ làm công tác quản lý kinh tế cịn hạn chế. Cơng tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế nơng hộ cịn mang tính ước lệ, hình thức nên kết quả chưa cao.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Xuất phát điểm về phát triển kinh tế xã hội của huyện Ngun Bình cịn thấp, phần lớn là người dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí cịn thấp, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật còn hạn chế.
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do nguồn kinh phí hỗ trợ quản lý và phát triển nông nghiệp nơng thơn nói chung và quản lý kinh tế hộ nói riêng cịn hạn chế.
- Địa hình bị đồi núi chia cắt, giao thơng đi lại khó khăn nên gây ra nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của hộ làm ra. Do đó, nhiều khi biết bị tư thương ép giá nhưng người dân vẫn phải bán.
- Thu nhập chủ yếu của người dân là từ nông nghiệp, nhưng do thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại, khơ hạn kéo dài, gió lốc, lũ quét dẫn đến thu nhập của các hộ gia đình khơng ổn định.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực nên chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý kinh tế nông nghiệp nói chung và quản lý kinh tế hộ nói riêng.
- Nguồn nhân lực có hạn nên huyện chưa mở được nhiều lớp tập huấn cho người dân, đặc biệt là việc tổ chức nhiều hơn các lớp học tập nhân rộng các mơ hình kinh tế giỏi. Các lớp đào tạo, chuyển giao cơng nghệ mới cịn hạn chế.
- Nhiều người dân vẫn cịn tư tưởng lạc hậu như khơng đem tài sản đi thế chấp để vay vốn ngân hàng, đặc biệt là sổ đỏ. Một số hộ vay được vốn từ ngân hàng về nhưng lại đem đi trả nợ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay thấp.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH ĐỐI VỚI KINH TẾ
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN ĐẾN 2025
3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôncủa huyện Nguyên Bình đến năm 2025 của huyện Nguyên Bình đến năm 2025
3.1.1. Mục tiêu phát triển nông nghiệp nơng thơn của huyện Ngun Bình
Trên cơ sở phát huy nguồn lực, thế mạnh địa phương, duy trì các thành tích đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, Huyện Nguyên Bình chú trọng thực hiện các chiến lược phát triển mang tính đột phá, thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý. Bên cạnh đó huyện cũng hướng đến thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thực hiện quy chế dân chủ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Thực hiện cải cảnh khu vực hành chính nhà nước, phịng chống tham nhũng, lãng phí.
Thực hiện tốt chính sách đầu tư vùng An tồn khu cho 09 xã, thị trấn thuộc Đề án phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử tại các xã ATK huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025.
Tăng cường, đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới phấn đấu đến năm 2025 tất cả các xã đều đạt chuẩn Nông thôn mới.
Quan điểm về phát triển kinh tế hộ của huyện Nguyên Bình trong thời gian tới tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp kết hợp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nơng nghiệp, trong đó quan tâm nhất là vấn đề hỗ trợ về giống và trao đổi kỹ thuật canh tác. Tiến tới thực hiện quy hoạch theo từng vùng sản xuất, đẩy mạnh nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ xây dựng cơng trình thủy lợi nhỏ, thực hiện thâm canh tăng vụ. Chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tối đa và giúp đỡ người dân trên các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt
các mơ hình sản xuất hàng hóa nơng lâm nghiệp có hiệu quả, khuyến khích nhân rộng mơ hình một số cây đem lại hiệu quả kinh tế: cây thuốc lá, cây thanh long, dong giềng, trúc sào...; Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, kỹ thuật sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an tồn có lợi cho người dân, triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật nơng nghiệp có hiệu quả, tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân các xã vùng khó khăn chuyển dịch giống cây lương thực đem lại năng suất cao, góp phần giữ vững và nâng cao an ninh lương thực. Tập trung phát triển diện tích trồng dong giềng tại các xã, thị trấn: Tĩnh Túc, Thành Công, Phan Thanh, Ca Thành, Vũ Nông để tạo điều kiện cho các Hợp tác xã chế biến bột, miến dong; khuyến khích các hộ gia đình đã có vườn trúc sào như Vũ Nơng, Ca Thành, Tam Kim đầu tư chăm sóc sản xuất cây giống nhân rộng trong vùng và các xã trong huyện để mở rộng diện tích.
Mục tiêu cụ thể trên từng lĩnh vực:
Lĩnh vực trồng trọt
- Đến năm 2025 có 1.390 ha diện tích được áp dụng cơng nghệ thơng minh vào sản xuất, trong đó tập trung vào các loại cây mang lại năng suất cao như: gừng, nghệ, chanh leo, thuốc lá, cam, quýt...
- Xây dựng 01 nhà lưới trồng cây ăn quả để chủ động cung ứng giống cây trồng đảm bảo chất lượng cho nhu cầu trông mới của các nông hộ, 02 nhà lưới trồng giống rau, 02 nhà sơ chế, 01 nhà bảo quản kho lạnh tại vùng sản xuất trơng trọt trên địa bàn tồn huyện.
- Tiếp tục hướng dẫn nông hộ áp dụng trồng thử nghiệm loại cây có giá trị kinh tế.
Lĩnh vực chăn ni
- Xây dựng 01 vùng trọng điểm chăn nuôi thông minh ứng dụng KHCN trọng điểm. Trong đó, ưu tiên phát triển chăn ni các con vật cho lợi ích kinh tế cao: bị sữa, bị sinh sản, lợn thịt…
- Khuyến khích các nông hộ đầu tư phát triển các vùng chăn nuôi con giống công nghệ cao.
- Tập trung hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong việc xây dựng mơ hình kinh tế nơng hộ ứng dụng giải pháp tăng năng suất, hạ giá thành và hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Lĩnh vực lâm nghiệp
- Xây dựng cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp với quy mô lớn và ứng dụng công nghệ hiện đại nuôi cấy mô và giâm hom.
- Trồng rừng gỗ lớn 5.000 ha, trồng rừng gỗ nhỏ 3.000 ha, trồng bổ sung 5.000 ha.
- Hình thành vùng nguyên liệu tập trung.
3.1.2. Phương hướng phát triển nơng nghiệp nơngthơn của huyện Ngun Bình thơn của huyện Ngun Bình
Phương hướng chung của huyện Nguyên Bình trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội trên mọi lĩnh vực trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực hiện có của huyện. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thơn theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế nơng hộ lên trình độ cao hơn. Tạo điều kiện cho các ngành nghề dịch vụ trên địa bàn phát triển.
Tăng cường hoàn thiện các cơ sở vật chất, kỹ thuật như điện, đường, trường, trạm, chú trọng điện khí hóa, cơ giới hóa phục vụ nơng nghiệp nơng thơn, trên cơ sở đó cải tạo tự nhiên, hạn chế bớt thiệt hại của thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an tồn, sức khỏe cho người dân, từ đó tạo điều kiện, tiền đề để phát triển kinh tế.
Tập trung nguồn lực nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, chuyển đổi nền kinh tế của huyện từ độc canh cây lúa sang phát triển đa ngành đa nghề đồng thời kết hợp với việc hộ gia đình chăn ni gia súc, gia cầm với quy mô chuồng trại lớn.
Phát triển nông nghiệp theo hướng thông minh ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn là giải pháp đột phá nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Các đề án phát triển được ứng dụng phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của địa phương về điều kiện tự nhiên, đất đai, thủy lợi, khí hậu, tiềm năng, lợi thế của từng xã, từng khu vực sản xuất kết hợp lựa chọn công nghệ tiên tiến, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả mang lại cao.
KHCN tập trung vào một số vùng, lĩnh vực, một số loại cây trồng vật ni có tiềm năng, thế mạnh của huyện, tập trung đầu tư vào một số khâu quan trọng nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất an toàn, chất lượng.
Khai thác và sử dụng nguồn lực lao động một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Chú ý đến việc nâng cao trình độ tri thức cũng như chun mơn của lao động để có thể mở rộng phạm vi hoạt động của lao động, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển giáo dục, văn hóa xã hội.
3.2. Phương hướng phát triển kinh tế nơng hộ của huyện NgunBình trong những năm tới Bình trong những năm tới
Phát triển kinh tế nông hộ phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm mục đích nâng cao đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần. Hướng tới xây dựng gia đình văn hóa, nơng thơn mới trong tồn huyện.
Phát triển kinh tế nông hộ phải đi đôi với phát huy năng lực nội tại trong sự phát triển cộng đồng dân tộc và khẳng định vai trò quyết định là Nhà nước.
Phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó có phát triển nơng hộ phải lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ là hướng cơ bản và lâu dài, khuyến khích các hộ gia đình làm giàu bằng đất đai, tiềm năng, nguồn lực tại chỗ.
Phát triển kinh tế hộ nằm trong phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, ưu tiên ứng dụng KHCN để phát triển sản xuất an toàn, chất lượng.
3.3. Giải pháp tăng cường quản lý của huyện Nguyên Bình đối vớikinh tế nông hộ trên địa bàn kinh tế nông hộ trên địa bàn
3.3.1. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thơn
Qua thực tế tại huyện Ngun Bình cho thấy chất lượng, số lượng lao động được đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu, cần có những biện pháp hiệu quả để đẩy mạnh thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2025, cụ thể các giải pháp cần thực hiện:
từng cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm để tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của từng cán bộ trong chính quyền và cấp ủy Đảng.
-Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh công tác xã hội hố giáo dục. Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số