kinh tế nông hộ trên địa bàn
Công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách, phổ biến pháp luật về kinh tế nông hộ
Để quản lý và phát triển kinh tế nông hộ trong địa bàn huyện, huyện đã tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của trung ương, của tỉnh liên quan đến phát triển kinh tế nông hộ, đồng thời huyện cũng ban hành các văn bản bổ sung, hướng dẫn.
Phòng NN&PTNT huyện là đơn vị chủ trì, phối hợp với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm chăn nuôi và Thú y, Trạm khuyến nông – khuyến lâm, các tổ chức đoàn thể huyện thực hiện công tác tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế hộ của huyện: chính sách đào tạo, chính sách hỗ trợ vốn, chính sách kết nối cung - cầu, tiêu thụ...
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch, chính sách, chương trình dự án thì việc ban hành các văn bản quy định, phân công nhiệm vụ quản lý là một trong những nội dung trọng tâm, mang tính chiến lược trong quản lý nhà nước của huyện Nguyên Bình đối với kinh tế hộ. Thực hiện nội dung này, UBND huyện Nguyên Bình chỉ đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn và một số phòng ban liên quan tham mưu ban hành các quyết định phê duyệt các chương trình, dự án cho từng giai đoạn gồm các chương trình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, chương trình nông thôn mới, bê tông hóa nông thôn...
Công tác tuyên truyền thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 luôn được các xã quan tâm triển khai thực hiện bằng hình thức tổ chức lồng ghép với các cuộc họp để tuyên truyền các nội dung, giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi nhận thức, tập quán từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống, phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương với 241 cuộc họp được tổ chức, với 8.778 lượt người dân tham dự.
Xây dựng chính sách, quy định, kế hoạch đối với kinh tế nông hộ
Bước đầu tiên trong quản lý là việc xây dựng kế hoạch. Để có căn cứ thực hiện hoạt động này đòi hỏi cần có sự đầu tư nghiêm túc và nghiên cứu, phân tích trước khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch. Tất cả các thông tin liên quan đến các vấn đề cần được thu thập và không được bỏ sót.
Trước hết, UBND huyện Nguyên Bình chỉ đạo các phòng ban và các xã để lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong 10 năm 2011-2020 trên cơ sở các mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh Cao Bằng đến năm 2020. Trong đó, nội dung quản lý, phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông hộ được giao cho phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phụ trách hướng dẫn tổng hợp. Sau khi quy hoạch phát triển được phê duyệt, UBND huyện chỉ đạo thực hiện công khai hóa trên trang thông tin điện tử của huyện và nội dung được phổ biến qua các hội nghị triển khai đến các phòng ban và các xã. Thông qua phương
tiện truyền thông lồng ghép nội dung tuyên truyền, quảng bá, gây sự chú ý đến người dân, các nhà đầu tư để huy động sự đồng tình tham gia. Kế hoạch phát triển kinh tế hộ cũng nằm trong nội dung quy hoạch phát triển chung của huyện và được phổ biến đến các phòng ban, xã và người dân.
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành rà soát, xây dựng các dự án, các chương trình phát triển kinh tế hộ để cụ thể hóa nội dung quy hoạch.
Để quản lý kinh tế nông hộ trên địa bàn theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao dưới sự chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện đã xây dựng, ban hành các chính sách, quy định, kế hoạch cụ thể:
- Ban hành Nghị quyết số 01-NQ/ĐH, ngày 16/6/2015 Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nguyên Bình lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
- Ban hành kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 14/10/2014 của UBND huyện Nguyên Bình về phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020.
- Xây dựng kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 07/11/2016 của UBND huyện Nguyên Bình để triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2021.
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025.
- Ban hành kế hoạch thực hiện các chương trình: phát triển nông, lâm nghiệp và dịch vụ, du lịch Phia Oắc – Phia Đén giai đoạn 2015 – 2020; phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2015 – 2020; chương trình định hướng và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã giai đoạn 2016 – 2020; phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2015 – 2020; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020; phát triển sản xuất hàng hóa cây Trúc sào, cây Dong riềng và cây Dược liệu.
- Xây dựng các đề án: đề án giao rừng; cho thuê rừng và thu hồi rừng.
- Xây dựng các dự án: dự án kiên cố hóa kênh mương; dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; dự án liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản…
chính sách, chương trình dự án phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn toàn huyện trên tất cả các lĩnh vực từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến... đến lâm nghiệp, đào tạo nghề. Các chính sách, chiến lược đã được phổ biến đến tận xã, người dân. Tuy nhiên, Nguyên Bình là huyện miền núi, kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế nên việc triển khai các chiến lược, chính sách quản lý kinh tế hộ còn nhiều khó khăn.
Việc xây dựng kế hoạch, quy định, chính sách của huyện Nguyên Bình đã dựa trên các căn cứ:
- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao cho huyện trong năm kế hoạch. Để đạt được mục tiêu thì kế hoạch xây dựng phải phải dựa trên các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về phát triển hoạt động kinh tế hộ trong từng giai đoạn nhất định.
- Căn cứ vào sự phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của năm trước, có kèm theo phân tích cụ thể, chi tiết nguyên nhân, kết quả. Các kết quả, phân tích đánh giá tình hình thực hiện của kỳ trước sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch, chính sách.
- Căn cứ vào các chế độ chính sách quy định của nhà nước hiện hành, các quy định cụ thể cho từng ngành nghề, lĩnh vực.
- Căn cứ vào khả năng của huyện về: năng lực lao động, tình trạng thiết bị công cụ lao động sản xuất, tình hình đất đai, khả năng thực hịên nhiệm vụ. Trên cơ sở chính sách của nhà nước, huyện sẽ đưa ra phương hướng, nhiệm vụ hướng tới trong năm, từ đó xác lập được hình thức, phương hướng phân phối nguồn lực đảm bảo tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.
Tổ chức thực hiện chính sách, quy định, pháp luật, kế hoạch đối với kinh tế nông hộ
+ Về thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nông thôn:
Chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô được 113,37 ha; thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tiếp tục mở rộng diện tích một số cây trồng chủ lực của huyện như cây Dong riềng, cây thuốc lá; thực hiện sản xuất theo kế hoạch đã đề ra, trong đó tập trung tổ chức các
lớp tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, triển khai các giải pháp đưa giống chất lượng cao, giống mới vào sản suất (có 85% diện tích trồng Lúa sử dụng các giống lúa chất lượng cao như giống lúa Bắc Thơm, Hương thơm, giống lúa lai Sin 6, DS1; có 85% diện tích trồng Ngô sử dụng các giống ngô lai năng suất cao); tập trung triển khai các giải pháp về cơ cấu lại đàn vật nuôi, cơ cấu phương thức nuôi, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, nâng cao giá trị gia tăng.
Nhìn chung, việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đến năm 2018 ổn định tổng đàn Trâu tăng trưởng có 11.588 con (tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng 443 con); tổng đàn bò tăng trưởng có 11.826 con (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng 547 con); tổng đàn lợn tăng trưởng có 60.136 con (tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng 21.726 con); tổng đàn gia cầm tăng trưởng có 293.045 con (tăng 47,0% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng 137.832 con).
+ Về thực hiện chính sách đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn:
Hàng năm lập kế hoạch thực hiện đầu tư đúng mục đích, đối tượng; chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm; tạo được lòng tin và hưởng ứng của Nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện dự án chương trình 135 trên địa bàn. Thực hiện kế hoạch giao vốn đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững từ năm 2015 - 2020 huyện được phân bổ kinh phí là: 88.009.374.000 đồng cho các xã, thị trấn để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng. Tổ chức nghiệm thu, bàn giao các công trình đã hoàn thành cho các xã, thị trấn để giao cho xóm được hưởng lợi đưa công trình đi vào khai thác sử dụng đạt hiệu quả. Bàn giao đưa vào sử dụng 49 công trình giao thông, 03 công trình thủy lợi, 03 công trình điện, 02 công trình văn hóa, 01 công trình nước sinh hoạt; Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2015 – 2020. Tập trung mọi nguồn vốn để thực hiện mở mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông, đến nay các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện, đã thu được một số kết quả đáng kể: 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, đảm bảo phục vụ
chuyên chở hàng hóa và đi lại của nhân dân trên địa bàn, có 01 xã chưa được cứng hóa mặt đường đến trung tâm xã (xã Mai Long); có 188 xóm có đường ô tô đến trung tâm xóm bằng 89,52%/tổng số xóm; có 16 xóm có đường xe máy đến trung tâm xóm bằng 7,6%/tổng số xóm; còn 6 xóm đi bộ theo đường mòn bằng 2,86%/tổng số xóm; số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ giao thông vận tải đạt 16/17 xã, tỷ lệ 94,1%/tổng số xã; số thôn, bản có đường trục giao thông đến trung tâm xóm 204/210 xóm, tỷ lệ 94,14%/tổng số xóm.
+ Về thực hiện chính sách đất đai:
Công tác chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định; trong 5 năm (2015-2020) tiếp nhận 372 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, thẩm định: 228 hồ sơ giao đất, 01 hồ sơ xin thuê đất của hộ gia đình cá nhân.
+ Về thực hiện chính sách khoa học công nghệ:
Đây là một trong những nội dung quan trọng về phát triển kinh tế hộ ở Nguyên Bình với sự chủ trì của phòng kinh tế hạ tầng. Thực hiện chủ trương chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp của Trung ương và của tỉnh Cao Bằng nên UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ hơn từ việc tăng cường đào tạo, tập huấn, mời chuyên gia nông nghiệp, hỗ trợ dự án, đề tài nghiên cứu, hỗ trợ liên kết, hợp tác...
Bên cạnh các chính sách về lao động, nguồn vốn thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế hộ là một trong những nội dung quan trọng của quản lý kinh tế hộ. Đặc trưng của kinh tế hộ ở Nguyên Bình là nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự cung, tự cấp, lạc hậu. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp ngày càng được quan tâm và thu được nhưng kết quả tốt, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững. Thông qua các lớp tập huấn, hội thảo các chương trình khoa học công nghệ mới đã được chuyển giao tới người dân, các mô hình sản xuất ứng dụng KHCN được nhân rộng và mang lại hiệu quả, tăng
năng suất, chất lượng.
Để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng KHKT, chính quyền huyện Nguyên Bình ngoài việc khuyến khích người dân thực hiện cơ giới hóa, ứng dụng KHKT, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, cần đẩy mạnh kêu gọi, thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm để nông dân mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác. Xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với khả năng tiếp thu, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng nơi và mang lại thu nhập ổn định. Đồng thời, tăng cường công tác khuyến nông cơ sở, tập huấn và hướng dẫn quy trình sản xuất mới về trồng trọt và chăn nuôi.
Triển khai tập huấn được 55 lớp, với 2.017 nông hộ tham gia về chủ đề kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lê, cây Cam, Quýt, cây Quế, cây Ngô, cây Lúa, cây nghệ vàng, cây lạc L14, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng phân bón an toàn, hiệu quả, Cách nhận biết và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen, cách nhận biết và điều trị một số bệnh phổ biến trên gia súc, gia cầm.
+ Về thực hiện chính sách thị trường:
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện công tác tư vấn về thị trường, tiến hành tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp; thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản có sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã trong một số mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ như Miến dong, nghệ, lạc, cây quế, rau trái vụ; phối hợp với dự án CSSP tỉnh Cao Bằng hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các nông hộ (thành viên các nhóm đồng sở thích) của các xã tham gia dự án, mời đại diện các nhóm sở thích tham gia hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp và kết quả đã có công ty ký kết đầu tư và bao tiêu sản phẩm Miến dong, củ nghệ và sản phẩm rau trái vụ.
+ Về thực hiện chính sách việc làm, đào tạo nghề:
Theo chính sách chung của nhà nước nội dung hướng dẫn, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã trở thành một phần của hoạt động quản lý nhà nước
đối với kinh tế nông hộ. Nguyên Bình đã triển khai rộng rãi, áp dụng cách làm mới để tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, thay đổi tư duy, cách làm. Hàng năm, thông qua việc rà soát, đánh giá từng ngành nghề lĩnh vực có nhu cầu đào tạo nghề, huyện căn cứ kết quả để lập phương án, kế hoạch đào tạo. Trên cơ sở kế hoạch được duyệt, từ nguồn kinh phí ngân sách cấp và nguồn kinh phí xã hội hóa các cơ quan ban ngành địa phương phối hợp cùng tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện các lớp đào tạo nghề.
Việc đào tạo nghề dựa trên điều kiện thực tế tại địa phương và đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như định hướng chuyển đổi cơ