Nội dung hoạt động quản lý đối với kinh tế nông hộ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn (Trang 38 - 41)

1.2. Nội dung quản lý của chính quyền cấp huyện đối với kinh tế nông hộ trên

1.2.2. Nội dung hoạt động quản lý đối với kinh tế nông hộ

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế nông hộ là nhằm triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối và pháp luật của Nhà nước tại địa phương trong lĩnh vực kinh tế nông hộ đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương. Qua đó, đảm bảo thực hiện đầy đủ, tồn diện kế hoạch đề ra, đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý bộ máy hành chính nhà nước.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế nông hộ bao gồm nhiều nội dung, liên quan đến nhiều cơ quan, các cấp, các ngành. Căn cứ vào phân cấp, thẩm quyền nội dung QLNN đối với kinh tế nơng hộ của chính quyền địa phương cấp

huyện được cụ thể hóa thành các nội dung chủ yếu sau:

+ Xây dựng chính sách, quy định, kế hoạch đối với kinh tế nông hộ.

Trên cơ sở những quy định về quản lý và phát triển kinh tế hộ và hướng dẫn của Chính phủ, UBND tỉnh, chính quyền địa phương ban hành các văn bản để cụ thể hóa các nội dụng QLNN của địa phương đối với kinh tế nông hộ trong phạm vi thẩm quyền của mình. UBND huyện chỉ đạo trực tiếp, phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách, quy định đối với phát triển kinh tế nơng hộ. Cụ thể hóa bằng các chương trình mục tiêu đăng ký hàng năm, là căn cứ để thực hiện trong năm. Kế hoạch được xây dựng cho dài hạn thường được xây dựng thành các đề án, dự án, chương trình...

Quy hoạch, kế hoạch được xây dựng hàng năm, năm năm và dài hạn. Các chương trình, chính sách, quy định phát triển kinh tế nơng hộ được xây dựng để UBND huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thơng qua.

+ Tổ chức thực hiện chính sách, quy định, pháp luật, kế hoạch đối với kinh tế nông hộ.

Các văn bản pháp luật về kinh tế nông hộ và các văn bản pháp luật có liên quan khác là khung pháp lý cần thiết để tiến hành hoạt động QLNN đối với kinh tế nơng hộ. Do vậy, chính quyền địa phương cấp huyện cần thiết phải cụ thể hóa, tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các văn bản pháp luật một cách phù hợp.

Dựa trên chức năng, nhiệm vụ do Chính phủ quy định và yêu cầu phát triển kinh tế nông hộ mà các cơ quan chức năng thuộc chính quyền địa phương có trách nhiệm nghiên cứu, cụ thể hóa, tổ chức triển khai trên địa bàn huyện. Yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai là phải bám sát tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với tình hình, thực trạng về hoạt động của các nơng hộ trên địa bàn.

Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp cùng các cơ quan ban ngành cấp trên và đồng cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý, chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chương trình đã đề ra. Chịu trách nhiệm thống kê, báo cáo kết quả đã đạt được của các phong trào, đề án, chương trình. Tổ chức xây dựng mạng lưới CTV, cơ sở hoạt động phục vụ cho việc thực thi nhiệm vụ.

Để nâng cao ý thức và thái độ của người dân trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế nơng hộ, chính quyền địa phương phối hợp cùng cơ quan truyền thơng, báo chí, tun truyền thơng qua xã để phổ biến nội dung đến người dân trên địa bàn.

Thống kê, kiểm kê tình hình hoạt động và phát triển kinh tế hộ là một hoạt động cần thiết của huyện để nắm bắt số lượng, diễn biến, tình hình phát triển và quản lý kinh tế nơng hộ. Thơng qua hoạt động này nhằm đánh giá kết quả hoạt động quản lý, so sánh với kế hoạch, quy hoạch, nhiệm vụ đã được phê duyệt để cung cấp thông tin cho các cơ quan ban ngành. Đồng thời, thông tin cũng rất hữu ích cho việc điều chỉnh, thay đổi kế hoạch, đề án phù hợp.

Hệ thống văn bản thực thi pháp luật phải đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, thủ tục hành chính đơn giản, khoa học và ln được hồn thiện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của nhà nước có liên quan đến quản lý kinh tế nơng hộ.

Theo dõi, đánh giá công tác QLNN một cách thường xuyên, liên tục, Thanh tra, kiểm tra việc triển khai, thực hiện pháp luật của Nhà nước đối với kinh tế nông hộ. Giám sát việc thực hiện các chủ trương của Nhà nước đối với phát triển kinh tế nông hộ, ngăn ngừa hiện tượng vi phạm pháp luật, tạo điều kiện tốt cho kinh tế nông hộ phát triển theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước đề ra. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các khiếu nại, tố cáo của hộ nông dân về hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, chính quyền cấp huyện, xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến quy

hoạch, kế hoạch quản lý và phát triển kinh tế nông hộ. Sở nông nghiệp và phát triển nông thơn, phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn trực tiếp tổ chức kiểm tra, thanh tra tại địa phương, phát hiện xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm.

Hàng năm UBND huyện tổ chức, chỉ đạo đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách kinh tế nơng hộ ở địa phương và có trách nhiệm gửi báo cáo cho cơ quan thuộc tỉnh.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w