địa phương
Trong nền kinh tế mỗi quốc gia nông nghiệp được xem là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt trong các thế kỷ trước khi nền công nghiệp đang còn kém phát triển thì tỷ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn. Ngành nông nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời, hàng nghìn năm nay đã tồn tại các hoạt động nông nghiệp, đây được xem là nền kinh tế truyền thống và là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất phục vụ nhu cầu của con người. Lương thực là sản phẩm không thể thay thế, vì vậy bất kỳ quốc gia nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực.
Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế với những đổi mới căn bản đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nền nông nghiệp trong nước. Đến nay, nông nghiệp đã được cơ giới hóa, sản phẩm nông nghiệp đa dạng phong phú và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng có thể xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nông sản được xuất khẩu đã góp phần tạo nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển các lĩnh vực khác, tạo điều kiện để tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Hơn nữa, phát triển ngành nông nghiệp đã thể hiện lợi thế quốc gia, giải quyết nhu cầu việc làm, tăng thu nhập, giữ ổn định nền kinh tế đất nước, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Từ rất lâu hộ nông dân với nhiều hình thái biểu hiện khác nhau đã xuất hiện và gắn chặt với sự phát triển của xã hội loài người. Trong mỗi thời kỳ, hộ nông dân và kinh tế hộ có những hình thái thể hiện khác nhau song đều có những đặc điểm chung là: quá trình hoạt động SXKD của tất cả các thành viên trong hộ đều nhằm
hướng tới mục đích tạo ra nhiều của cải vật chất để phục vụ cuộc sống và dành một phần để tích lũy.
Hộ gia đình được hiểu là những người có cùng huyết thống hoặc có mối quan hệ vợ chồng. Những người trong một gia đình cùng chung sống tại một địa điểm và cùng nhau thực hiện các sinh hoạt hàng ngày như: ăn, ở, uống… Một số trường hợp đặc biệt có những thành viên trong hộ gia đình không có cùng huyết thống, thường trường hợp này không phổ biến.
Các hộ gia đình thực hiện hoạt động SXKD chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp được gọi là các hộ nông dân. Bên cạnh các hoạt động nông nghiệp các nông hộ có thể tham gia một số hoạt động phụ khác.
Có thể hiểu hộ là tất cả những người sống cùng nhau trong một mái nhà, bao gồm những người có cùng huyết thống và cả những người làm thuê.
Liên hợp quốc đưa ra quan điểm: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ.”
Hộ nông dân là những người sinh sống tại các vùng nông thôn, chủ yếu là làm nông nghiệp để tạo ra nguồn thu nhập. Bên cạnh nghề chính là nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia thêm các hoạt động phi nông nghiệp như: tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Trong các hình thức sản xuất của xã hội kinh tế hộ nông dân được xem là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở. Kinh tế nông hộ vừa đóng vai trò là đơn vị SXKD vừa có vai trò là một đơn vị tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất các nông hộ sử dụng các nguồn lực: đất đai, sức lao động, tiền và các tư liệu phục vụ sản xuất. Tất cả các thành viên trong hộ gia định cùng sinh sống trong một mái nhà, thực hiện ăn chung và sinh hoạt chung. Người lớn trong gia đình đưa ra các ý kiến để quyết định các hoạt động liên quan đến hộ và mọi thành viên trong hộ đều được hưởng thu nhập.
Kinh tế nông hộ là là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực sản xuất đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh là tùy thuộc vào chủ hộ. Được
Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.
Hình thức kinh tế nông hộ có các hoạt động sản xuất trong đó sử dụng chủ yếu là các lao động gia đình, ít sử dụng hình thức lao động làm thuê với mục đích chính nhằm phục vụ nhu cầu của hộ gia đình. Ngoài ra, khi sản xuất dư thừa các hộ gia đình có thể trao đổi với nhau nhưng với mức độ hạn chế.
Hiện nay hình thức kinh tế trang trại cũng là một biểu hiện của hình thức kinh tế hộ gia đình nhưng cần phân biệt rõ quy mô và mục đích của hai hình thức. Kinh tế trang trại với quy mô và tính chất sản xuất hoàn toàn khác. Với quy mô sản xuất lớn hơn nhiều và tính chất sản xuất chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất ra hàng hóa để phục vụ nhu cầu của thị trường.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại kinh tế hộ, trong đó cách phân chia thông thường nhất là theo cơ cấu ngành nghề. Theo tiêu chí này kinh tế hộ được phân chia thành:
+ Hộ thuần nông: là hộ tham gia hoạt động SX trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp và có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Ngoài ra các hộ thuần nông có thể tham gia một số hoạt động khác và có thu nhập từ các hoạt động này, tuy nhiên thời gian và thu nhập mang lại cho các hộ chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với thời gian và thu nhập mạng lại từ các hoạt động nông nghiệp.
+ Hộ kiêm nghề: là hộ vừa tham gia hoạt động SX trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đồng thời tham gia hoạt động SXKD trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Thời gian tham gia cũng như nguồn thu nhập mang lại từ hai hoạt động này có tỷ lệ gần như nhau.
+ Hộ chuyên nghề: là các hộ tham gia các hoạt động SXKD trong các lĩnh vực, ngành nghề phi nông nghiệp như: thợ mộc, thợ xây, thợ rèn, thợ cơ khí, dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp… Các hộ chuyên nghề có thể tham gia và có thu nhập từ các hoạt động khác nhưng thời gian và mức thu nhập có tỷ lệ thấp hơn so với thời gian tham gia và thu nhập mang lại từ các ngành nghề chính của họ.
Kinh tế nông hộ thường sử dụng các nguồn lực cơ bản như: + Lao động
Lao động của gia đình là nguồn lực cơ sở của các hộ gia đình và nông trại, yếu tố dùng để phân biệt kinh tế hộ gia đình với các hình thức khác. Trong nông hộ, lao động là những người trong gia đình có đủ điều kiện và sẵn sàng tham gia lao động sản xuất tạo ra hàng hóa hay dịch vụ để phục vụ nhu cầu của gia đình và xã hội. Lao động trong gia đình bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động và cả những người ngoài độ tuổi lao động nhưng có thể tham gia hoạt động lao động sản xuất khi cần thiết. Ngoài ra còn có những người lao động làm thuê, lao động đổi công… Đề cập đến lao động trong nông hộ cần xem xét các yếu tố: trình độ, tay nghề, độ tuổi…
+ Đất đai
Đất đai của các nông hộ có thể là đất thuộc quyền sở hữu hoặc được nhà nước phân chia để sản xuất. Các hộ nông dân thực hiện hoạt động lao động sản xuất trên đất đai nên cần phải hiểu rõ các thuộc tính cơ bản của đất đai: diện tích, vị trí địa lý, tính chất ruộng đất… Bên cạnh đó, quá trình sản xuất cũng cần tìm hiểu thêm các yếu tố phục vụ như điều kiện khí hậu, thời tiết, điều kiện thủy lợi, giao thông… Đất đai được tìm hiểu kỹ sẽ góp phần quan trọng để các hộ nông dân bố trí hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.
+ Vốn sản xuất và tư liệu sản xuất
Để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi các nông hộ phải có nguồn lực quan trọng là tiền vốn và tư liệu phục vụ sản xuất. Trên thực tế, các nông hộ gặp khó khăn trong việc xác định nguồn vốn và các trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động của hộ. So với các công ty và doanh nghiệp thì hộ nông dân khó để đánh giá được công của lao động bỏ ra trong sản xuất. Vì vậy, khó có thể tính toán chính xác lợi nhuận thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Yêu cầu đặt ra là phải xác định rõ lượng tiền bỏ ra và trang thiết bị phục vụ hoạt động của hộ, từ đó xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh chính xác và phù hợp.
+ Kỹ thuật tay nghề
các kinh nghiệm thực tế sản xuất được truyền lại. Đặc điểm cơ bản của kinh tế nông hộ là:
+ Quyền sở hữu, quản lý và quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất có sự thống nhất chặt chẽ. Các tư liệu sản xuất, tài sản của hộ thuộc quyền sở hữu chung của các thành viên. Hơn nữa, vì có chung nguồn tài chính, có cơ sở kinh tế chung nên tất cả các thành viên đều có ý thức trách nhiệm cao, đồng thời việc bố trí lao động hợp lý và linh hoạt nên các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả rất cao.
+ Trong nông hộ luôn có sự gắn bó chặt chẽ giữa lao động quản lý và những người trực tiếp lao động. Việc điều hành quản lý công việc cũng đơn giản hơn rất nhiều so với các loại hình sản xuất khác do nhưng người trong hộ thường có quan hệ huyết thống và hình thức lao động này cũng có quy mô nhỏ. Chủ hộ là người trực tiếp điều hành, quản lý hoạt động sản xuất nhưng đồng thời cũng là người trực tiếp lao động sản xuất nên trong hộ luôn có sự thống nhất cao giữa người quản lý và bộ phận lao động trực tiếp.
+ So với các hình thức sản xuất nông nghiệp khác thì kinh tế hộ có quy mô nhỏ hơn rất nhiều nên khả năng thích nghi và tự điều chỉnh tốt hơn. Trong điều kiện thuận lợi các hộ sẽ huy động mọi nguồn lực để phục vụ việc mở rộng sản xuất. Khi gặp những điều kiện khó khăn bất lợi các hộ nhanh chóng thu hẹp sản xuất, nếu cần có thể chỉ sản xuất để phục vụ nhu cầu của hộ.
+ Trong hộ gia đình mọi thành viên có chung huyết thống, có chung nguồn tài chính nên sẽ có sự gắn bó chặt chẽ giữa lợi ích của mỗi người với kết quả sản xuất và dễ dàng có được sự nhất trí và đồng tâm cùng nhau phát triển kinh tế. Sự đoàn kết gắn bó chặt chẽ đã tạo động lực cho mỗi người và là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế hộ.
+ Có quy mô sản xuất nhỏ nhưng kinh tế hộ lại là hình thức kinh tế mang lại hiệu quả, phát huy được nguồn lực và năng suất lao động. Thực tế hiện nay kinh tế hộ đã vận dụng được các tiến bộ KHKT, ứng dụng các thành tựu khoa học vào quá trình SXKD để nâng cao năng suất lao động. Kinh tế hộ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng và trở thành đơn vị SXKD phù hợp nhất với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
trọng không thể thiếu của đơn vị kinh tế đặc thù hộ nông dân. Nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay rất phù hợp để phát triển loại hình kinh tế này. Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có thể thấy kinh tế nông nghiệp đang dần thay đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong tiến trình phát triển kinh tế chung, kinh tế hộ ngày càng được xem trọng và khẳng định được vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp trong nước. Vai trò của kinh tế hộ đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương thể hiện:
+ Kinh tế hộ tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của các gia đình. Gia đình là một tế bào của xã hội và nó là một tổ chức kinh tế có khả năng tự chủ trong xây dựng kế hoạch sản xuất, có sự phân công lao động chặt chẽ và tự chủ trong việc phân phối sản phẩm sản xuất ra. Kinh tế hộ gia đình được xem là trường học để đào tạo và duy trì một số ngành nghề thủ công truyền thống thông qua việc truyền nghề giữa các thành viên trong gia đình.
+ Ngành nông nghiệp là một trong số những ngành SX vật chất chủ yếu của xã hội. Kinh tế hộ đã góp phần làm tăng nhanh số lượng sản phẩm cho xã hội như: nông sản, lương thực, thủy sản, thực phẩm… Mặc dù với quy mô sản xuất nhỏ, phân tán và lượng vốn đầu tư hạn chế nhưng kinh tế nông hộ đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương.
+ Góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như: lao động, đất đai, tiền vốn và tư liệu sản xuất. Nền tảng của phát triển nông nghiệp là sự gắn bó của người lao động với ruộng đất và tư liệu sản xuất. Nhờ có phát triển kinh tế nông hộ mà đất đai không bị bỏ hoang, tài nguyên đất được sử dụng và mang lại những ích lợi nhất định.
+ Tạo ra nhiều việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn. Kinh tế nông hộ phát triển, đầu tư thêm vốn, mở rộng sản xuất sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người dân vùng nông thôn. Qua đó tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân.