1.2. Nội dung quản lý của chính quyền cấp huyện đối với kinh tế nông hộ trên
1.2.4. Phân cấp quản lý đối với kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện
Cần phải sắp xếp, bố trí, phân định chức năng của các bộ phận, từng cấp xác định rõ nhiệm vụ cần phải làm tránh có sự chồng chéo cơng việc. Mỗi bộ phận, cấp, ngành phát huy tính sáng tạo, năng động, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để hoạt động hiệu quả cao. Việc phân cấp quản lý các vấn đề chung sẽ được giải quyết và phát huy vai trị của chính quyền từ Trung ương đến địa phương, nhiệm vụ mỗi cấp được xác định rõ ràng nhưng vẫn có sự phối hợp chặt chẽ.
Để khơi dậy tiềm năng kinh tế của một địa phương địi hỏi việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội phải cụ thể hóa chính sách vĩ mơ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển của địa phương. Đối với chính quyền cấp huyện là đơn vị hành chính nhà nước tuân thủ theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Theo đó, huyện là đơn vị hành chính có tổ chức HĐND và UBND nhằm quản lý các ngành, lĩnh vực trên cơ sở tập trung, dân chủ, kết hợp hài hịa giữa lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương với lợi ích chung của cả nước.
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân bầu ra, đại diện cho nguyện vọng, ý chí và quyền làm chủ của nhân dân. HĐND là một bộ phận của bộ máy nhà nước, là cơ quan đại diện cho nhân dân, mang tính tự quản của cộng đồng dân cư một địa phương. HĐND là thiết chế, phương thức để nhân dân địa phương tổ chức ra cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý và quyết định quá trình phát triển kinh tế, xã hội... tại địa phương trong đó có quản lý hoạt động kinh tế nơng hộ. Thẩm quyền quyết định và giám sát của HĐND đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
Điều này cho thấy giá trị về mặt pháp lý của các nghị quyết do HĐND thông qua được quy định bởi tính quyền lực nhà nước của cơ quan này. Tuy nhiên, dù ở cấp tỉnh, huyện hay xã, thì HĐND chỉ là cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi được phân cấp, nên thực hiện chức năng, thẩm quyền của mình phải dựa trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của các cơ quan cấp trên.
UBND là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra với vai trò là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân. UBND có trách nhiệm thực thi Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND đề ra, có trách nhiệm là đơn vị trực tiếp quản lý tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, y tế, an ninh quốc phịng…
Trực tiếp thực hiện quản lý đối với lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp nói chung và kinh tế nơng hộ nói riêng là phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Đây là cơ quan chun mơn thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ QLNN trên địa bàn huyện về lĩnh vực được giao. Hoạt động của phòng đảm bảo đúng quy định pháp luật và chịu sự kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nội dung an tồn vệ sinh thực phẩm do phịng kinh tế huyện trực tiếp tham mưu cho UBND huyện về quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm nơng nghiệp trên địa bàn. Phịng Kinh tế có chức năng phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn thực phẩm nông nghiệp. Hàng năm tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai công tác ATVSTP và hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, đánh giá, phân loại các nông hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, kiến nghị giải pháp quản lý và xử lý nghiêm các hoạt động vi phạm.
Vệ sinh môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp do phịng tài ngun mơi trường huyện trực tiếp tham mưu cho UBND huyện về quản lý nhà nước về vệ sinh mơi trường. Đây là cơ quan chun mơn có trách nhiệm thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về môi trường sau khi được phê duyệt, chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vệ sinh môi trường. Tổ chức đăng ký,
xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ mơi trường và các kế hoạch phịng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố mơi trường trên địa bàn.
Ngồi ra, để quản lý nhà nước về kinh tế nông hộ được chặt chẽ và đạt kết quả cần có sự phối hợp giữa các phịng ban, bộ phận trong huyện như: phịng Tài chính – Kế hoạch, Thuế, phịng Tài ngun – Môi trường…