1.1. Quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện đối với kinh tế nông hộ
1.1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện đối vớ
đối với kinh tế nông hộ
Thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có những đổi mới tích cực và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, an ninh trật tự đảm bảo, quan hệ quốc tế mở rộng, vị thế ngày càng được nâng lên. Đảng và Nhà nước luôn quan điểm việc phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Đảng và nhà nước luôn chú trọng và quan tâm đến việc phát triển kinh tế nông hộ. Để hoạt động kinh tế nông hộ thực sự phát huy vai trò, thực hiện tốt và mang lại kết quả nhà nước đã nghiên cứu và ban hành công cụ quản lý thơng qua hệ thống luật pháp, chính sách về quản lý đối với kinh tế nơng hộ đã được hình thành và từng bước hồn thiện. Nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, và các văn bản pháp luật hướng dẫn khác trực tiếp hoặc có nội dung quy định khung pháp lý và các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông hộ.
Quản lý là một hành vi của chủ thể được biểu hiện thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được những mục đích của chủ thể đề ra.
QLNN là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước nhằm thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển của xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước.
Quản lý nhà nước về kinh tế nông hộ là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền Nhà nước lên kinh tế nông hộ nhằm định hướng, hỗ trợ để kinh tế nông hộ tồn tại, phát triển trong khn khổ pháp luật vì mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thơn và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện đối với kinh tế nơng hộ là hoạt động của các cơ quan chức năng thuộc chính quyền cấp huyện để triển khai thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, định hướng của Tỉnh tại địa phương trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như thực hiện đầy đủ, toàn diện, đúng đắn nhất những gì đề ra,
góp phần đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo quản lý bộ máy hành chính nhà nước.
Mục tiêu việc quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện đối với kinh tế nơng hộ:
+ Quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện đối với kinh tế nông hộ nhằm mục tiêu tạo ra mơi tường thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng, mơi trường đầu tư hấp dẫn, mơi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định để phát triển bền vững kinh tế hộ nơng dân.
+ Thơng qua các chính sách, kế hoạch, đề án để điều chỉnh, hướng dẫn quá trình phát triển của kinh tế nơng hộ phù hợp với các điều kiện khách quan và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.
+ Xây dựng hệ thống quản lý, bộ máy quản lý chính quyền cấp huyện về nơng nghiệp nói chung và kinh tế hộ nói riêng theo hướng cải tiến công cụ quản lý, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo sự tinh gọn, vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả.
+ Thơng qua kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động liên quan đến kinh tế hộ nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, uốn nắn những hành vi vi phạm pháp luật, ngăn ngừa các hành vi sai trái, bảo vệ quyền lợi người nông dân. Đồng thời, phát hiện, phổ biến điển hình, nhân rộng các kinh nghiệm, nhân tố mới trong phát triển kinh tế hộ.
Việc quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện đối với kinh tế nơng hộ thực sự cần thiết vì thơng qua đó nhà nước sẽ đạt được mục tiêu chiến lược về phát triển quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh tế nơng hộ, góp phần đưa nền nơng nghiệp của huyện phát triển tồn diện, nâng sức cạnh tranh.
Mặt khác, thông qua QLNN đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả và minh bạch đối với hoạt động kinh tế nông hộ thông qua các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Trong quá trình hoạt động kinh tế nông hộ chịu nhiều rủi ro, thua thiệt do năng lực hoạt động, nguồn lực tài chính có hạn, kinh nghiệm kém… Do đó, cần phải có sự quản lý điều tiết từ phía các cơ quan chức năng của Nhà nước thơng qua
các chính sách hỗ trợ để giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện áp dụng KHCN, cung cấp thông tin và kinh nghiệm sản xuất, tạo điều kiện nông hộ phát triển sản xuất.
Quản lý nhà nước đối với kinh tế nông hộ là một nhu cầu tất yếu thể hiện chức năng của Nhà nước cũng như mong muốn của các nông hộ.