Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Trang 43 - 44)

- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở thực trạng KSNB đã được xây dựng, áp dụng tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet, đánh giá mức độ hữu hiệu, hiệu quả

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

2.1.3.2. Đánh giá rủi ro

Rủi ro là những sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Các rủi ro này có thể phát sinh do các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp như sự phát triển và ứng dụng công nghệ, sự thay đổi thị hiếu, nhu cầu khách hàng, giá nguyên vật liệu đầu vào, yếu tố cạnh tranh không mong muốn, sự thay đổi luật pháp, chính sách kinh tế - xã hội, khủng hoảng kinh tế - tài chính, các thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh...Rủi ro cũng có thể phát sinh trong nội tại doanh nghiệp như thiếu quy trình, chính sách sản xuất, kinh doanh rõ ràng, thiếu sự quản lý, các rủi ro đạo đức, trang thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin hỏng hóc...

Đánh giá rủi ro là quá trình nhận diện, phân tích và ứng phó đối với những rủi ro phát sinh từ bên ngoài và bên trong doanh nghiệp để giảm thiểu tác động của rủi ro đến một mức chấp nhận được. Doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô, đặc điểm, ngành nghề nào đều phải đối diện rủi ro ở tất cả các mức độ.

Các bước đánh giá rủi ro bao gồm:

Bước 1: Nhận diện các rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp

Bước 2: Đánh giá rủi ro bao gồm 2 nội dung:

- Ước tính mức độ của rủi ro: Xác định tính trọng yếu của rủi ro, mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

- Khả năng xảy ra rủi ro: Rủi ro có nguy cơ xảy ra cao hay khó xảy ra. Bước 3: Quyết định hành động thích hợp với rủi ro

Quyết định của doanh nghiệp với rủi ro có thể là hành động xử lý, ứng phó với rủi ro (không thực hiện hoạt động mà rủi ro có thể xảy ra, chia sẻ rủi ro hoặc thực hiện các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro đến mức chấp nhận được) hoặc có thể chấp nhận rủi ro trên cơ sở xem xét chi phí và lợi ích.

Do môi trường kinh doanh, đặc điểm, phương thức sản xuất kinh doanh và các quy định, chuẩn mực luôn thay đổi nên đánh giá rủi ro là một quy trình động, việc thiết lập và phân tích rủi ro cần phải thực hiện liên tục để thích ứng, tương thích với sự thay đổi này. Thông qua quá trình giao dịch với các đối tác và các cuộc họp giữa các nhà quản lý sẽ cung cấp thông tin để nhận diện, đánh giá cũng như đưa

ra biện pháp quản trị rủi ro.

Đánh giá rủi ro theo COSO 2013 gồm 04 nguyên tắc:

Nguyên tắc 6: Đơn vị xác định cụ thể mục tiêu, tạo điều kiện để nhận dạng và đánh giá rủi ro liên quan đến việc đạt được mục tiêu.

Nguyên tắc 7: Đơn vị nhận dạng các rủi ro ảnh hưởng mục tiêu của đơn vị và phân tích các rủi ro để quản trị các rủi ro này.

Nguyên tắc 8: Đơn vị cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa đạt được các mục tiêu.

Nguyên tắc 9: Đơn vị nhận dạng và đánh giá các thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến KSNB.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Trang 43 - 44)