Rủi ro về kinh tế là loại rủi ro hệ thống tạo ra từ yếu tố vĩ mô, trong đó các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Trang 105 - 110)

yếu tố cơ bản tác động đến hoạt động kinh doanh là tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngành hàng không, các bất ổn về kinh tế - xã hội, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ lãi suất:

(i) Rủi ro tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng ngành hàng không và các bất ổn về kinh tế- xã hội: Là một bộ phận của nền kinh tế nên hoạt động kinh doanh của Vietjet Air luôn gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngành hàng không. Trước thời điểm phát sinh dịch bệnh covid 19 cuối năm 2019, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành hàng không Việt Nam nói riêng là một trong những khu vực phát triển sôi động nhất trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,8%/năm và tốc độ tăng trưởng của thị trường hàng không Việt Nam khoảng 10%/năm. Từ đó, tạo điều kiện cho Vietjet Air phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. Trong gần 1 năm vừa qua, rủi ro bất ổn xã hội do tác động của dịch bệnh Covid 19 gây ảnh hưởng nặng nề đến tính an toàn của ngành hàng không và tâm lý hạn chế di chuyển của hành khách. Đồng thời, nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện các biện pháp hạn chế nhập cảnh và giãn cách xã hội cũng làm giảm mạnh nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không. Sự sụt giảm doanh thu tạo ra áp lực về dòng tiền tài chính do các chi phí vận hành và tài sản cố định vẫn phải thực hiện chi trả với giá trị lớn.

Để đối phó với tình trạng nêu trên, Vietjet Air đã cắt giảm chi phí vận hành bao gồm: hoãn đầu tư vào các tài sản cố định có giá trị lớn, tạm dừng tuyển dụng, khuyến khích chế độ làm việc luân phiên và nghỉ việc tự nguyện, đề nghị Chính phủ

hỗ trợ chính sách về thuế và các ưu đãi khác. Song song với đó, Công ty thỏa thuận với các nhà cung cấp chính, các đối tác ngân hàng thực hiện cắt giảm giá, phí dịch vụ, gia hạn thời hạn thanh toán với các khoản nợ, vay.

(ii) Rủi ro lạm phát: Lạm phát là yếu tố vĩ tác động đến tổng thể nền kinh tế nói chung và Công ty nói riêng. Rủi ro lạm phát ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và doanh thu của doanh nghiệp.

Để hạn chế rủi ro lạm phát, Vietjet Air có chính sách điều chỉnh giá vé linh hoạt theo mùa, theo vị trí trên máy bay, điều chỉnh phụ phí, các hạng vé nhằm mục đích bù đắp đủ chi phí tăng thêm do trượt giá nhưng vẫn đảm bảo giá vé nằm trong khung giá theo quy định.

(iii) Rủi ro lãi suất: Phần lớn các doanh nghiệp đều phải huy động thêm vốn từ các nguồn bên ngoài để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong kênh huy động chủ yếu là vay vốn và chi trả tiền lãi trên số vốn vay. Nếu lãi suất tăng cao sẽ tăng áp lực chi phí lãi vay, gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, lãi suất ngân hàng được nhà nước duy trì ở mức ổn định đồng thời công ty có chính sách duy trì tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp (khoảng 0,69% trong năm 2019) so với mặt bằng chung của ngành hàng không, do đó áp lực trả nợ vốn vay của Vietjet Air cơ bản ở mức an toàn. Đồng thời, lãnh đạo Công ty luôn thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng vốn vay cũng như ưu tiên vay các đối tác lâu năm nên rủi ro lãi suất đối với Vietjet Air được hạn chế đáng kể.

- Rủi ro luật pháp là rủi ro áp dụng không kịp thời, không phù hợp các văn

bản pháp luật trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh của Công ty. Vietjet Air là công ty đại chúng trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện là hàng không, do đó Vietjet Air chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp, Luật Hàng không dân dụng, Luật Chứng khoán và văn bản pháp luật khác liên quan. Việc thay đổi các quy định có thể làm Công ty phải thay đổi phương thức hoạt động, chiến lược, mô hình kinh doanh…

thành lập phòng Pháp chế là bộ phận chuyên trách theo dõi, cập nhật và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hoạt động của Công ty. Đồng thời Công ty ký các hợp đồng tư vấn luật, kế toán, tài chính và thuế với các đối tác uy tín như Công ty kiểm toán Ernst & Young, Grant Thornton…

3.2.2.2. Rủi ro trong kinh doanh

- Rủi ro cạnh tranh từ các hãng hàng không là một trong các rủi ro hiện

hữu Vietjet Air phải đối mặt. Công ty không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các hãng hàng không chi phí thấp khác mà còn từ các hãng hàng không truyền thống trên cả đường bay nội địa và đường bay quốc tế. Cùng với sự xuất hiện của Bamboo Airways tại phân khúc thị trường đường bay nội địa, bên cạnh các đối thủ truyền thống là Vietnam Airlines và Jetstar Pacific Airlines, sự cạnh tranh của các hãng hàng không trong nước đối với Vietjet Air ngày càng cao. Trong khi đó, các hãng hàng không quốc tế như AirAsia, Korean Air, Thai Airway cạnh tranh trực tiếp với Vietjet Air trên các đường bay quốc tế đến và đi từ Việt Nam. Trong tương lai, không có gì đảm bảo nguyên tắc song phương (các hãng hàng không của nước nào được hạ cánh tại sân bay của Việt Nam thì các hãng hàng không của Việt Nam cũng được hạ cánh tại sân bay nước đó) và chính sách không mở cửa đường bay nội địa cho các hãng hàng không quốc tế không có sự thay đổi, khi đó, các liên minh hàng không, hợp tác kinh doanh, hãng hàng không mới sẽ tạo áp lực cạnh tranh càng lớn đối với Vietjet Air. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh của Vietjet Air cũng có thể thực hiện cắt giảm giá vé hoặc thực hiện chiến lược giá vé thấp để xâm nhập thị trường, tăng thị phần, làm giá vé và lưu lượng hành khách của Vietjet Air bị ảnh hưởng.

- Rủi ro tăng trưởng: Vietjet Air thực hiện chiến lược tăng trưởng thông qua

việc gia tăng tần suất chuyến bay đến các thị trường đang khai thác và mở rộng số lượng thị trường, bao gồm việc mở rộng đội máy bay. Rủi ro xảy ra khi lượng hành khách không đủ lớn để bù đắp chi phí, tạo lợi nhuận cho Vietjet Air tại những thị trường mới khai thác do áp lực của chi phí quảng cáo, khuyến mại và áp lực cạnh tranh tại các thị trường này rất lớn.

- Rủi ro doanh thu phụ thuộc bên thứ ba phân phối: Mặc dù Vietjet Air chú trọng vào việc đặt vé và thanh toán qua internet nhưng kênh bán vé truyền thống

qua các đại lý vé máy bay vẫn là một kênh bán hàng quan trọng. Doanh thu của Vietjet Air có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu các đại lý ưu tiên bán vé cho hãng hàng không khác có chính sách hoa hồng hấp dẫn hơn cũng như Công ty khó kiểm soát được chất lượng dịch vụ mà đại lý cung cấp cho hành khách do đối tượng giao tiếp trực tiếp với hành khách là đại lý bán vé.

Để giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh, Vietjet đã thực hiện các biện pháp như sau:

- Lãnh đạo Vietjet Air luôn xác định rõ ràng và xuyên suốt chiến lược kinh

doanh tập trung vào các hoạt động cốt lõi, tập trung nguồn lực vào việc cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng, an toàn.

- Tập trung vào quản trị hiệu quả và tiết kiệm chi phí do định vị thương hiệu của Vietjet Air là hãng hàng không chi phí thấp. Công ty áp dụng các nguyên tắc, thông lệ quản trị tiên tiến trên thế giới để tối ưu hóa nguồn lực.

- Xây dựng chiến lược tài chính trung và dài hạn nhằm đảm bảo dòng tiền hoạt động đồng thời xây dựng các phương án ứng phó với thay đổi của thị trường.

- Xây dựng củng cố chuỗi giá trị tạo lợi thế cạnh tranh và gia tăng giá trị cho khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ thông qua các giải pháp như mở rộng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa, phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng ưu tiên (SkyBoss), dịch vụ phụ trợ.

- Nghiên cứu thị trường thận trọng trước khi quyết định mở các đường bay tới các sân bay mới hoặc tăng cường tần suất các chuyến bay đối với các đường bay hiện tại. -Tăng tỷ lệ bán vé online, thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ bằng cách nâng cấp và đổi mới hệ thống đặt giữ chỗ. Công ty còn xây dựng nền tảng thương mại điện tử, áp dụng các giải pháp quản trị vận hành doanh nghiệp theo mô hình doanh nghiệp điện tử E- Company. Ngoài ra, Vietjet Air còn tăng số lượng các đại lý, các phòng bán vé nhượng quyền để giảm phụ thuộc vào một vài đại lý nhất định. Hiện nay, các kênh online là kênh phân phối có tốc độ tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong các kênh bán của Vietjet Air.

3.2.2.3. Rủi ro trong khai thác

dụng máy bay cao trong ngày cho phép Công ty tạo thêm doanh thu từ máy bay, giảm chi phí đơn vị, giảm việc xử lý gián đoạn bay (nhờ việc giảm thời gian quay đầu của máy bay). Cơ sở hạ tầng tại sân bay và kiểm soát không lưu tại Việt Nam hiện đang còn những hạn chế, các cảng hàng không trọng điểm của Việt Nam rơi vào tình trạng quá tải: sân bay Tân Sơn Nhất hoạt động 136% công suất thiết kế và sân bay Nội Bài là 119%. Hạ tầng sân bãi và đường băng xuống cấp và thiếu hụt do phục vụ lưu lượng cất cánh quá lớn, trong khi hoạt động bảo dưỡng, mở rộng sân bay cần đợi sự phê duyệt sử dụng ngân sách nhà nước phân bổ. Chính điều này cản trở việc tối đa hóa hiệu suất sử dụng máy bay, gây bất lợi đến kết quả tài chính của Công ty.

- Công ty phụ thuộc vào các bên thứ ba để cung cấp các dịch vụ tại sân

bay: Các hãng hàng không cần sử dụng bãi đậu máy bay, cửa ra máy bay, nhà

xưởng bảo dưỡng và các trang thiết bị tương thích tại các sân bay để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Trường hợp, các dịch vụ tại sân bay không tương ứng sẽ tác động bất lợi đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Rủi ro về tai nạn hoặc sự cố: Trường hợp bị tai nạn hoặc sự cố, Công ty sẽ

chịu các thiệt hại tài sản đáng kể về tài sản khi máy bay không sử dụng được và hình ảnh của Công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các nghi ngại về vấn đề an toàn bay.

Để giảm thiểu các rủi ro trong khai thác, Vietjet Air đã triển khai áp dụng các giải pháp sau:

- Công ty đã thành lập Ủy ban an toàn chất lượng chịu trách nhiệm xử lý các tình huống khẩn cấp trong khai thác, vận hành bay.

- Công ty đã xây dựng và duy trì Hệ thống quản lý an toàn hàng không (SMS) hiện đại tiên tiến nhất để nhận diện các mối nguy hiểm trong hoạt động khai thác, đánh giá mức độ rủi ro để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro an toàn cũng như nguy cơ xẩy ra tai nạn sự cố.

- Công ty đã xây dựng được Sổ tay an toàn, các chính sách và quy trình hoạt động chuẩn an toàn, chất lượng, tổ chức khóa đào tạo, diễn tập cho toàn thể cán bộ nhân viên.

- Công ty đã thực hiện ký kết và hợp tác với các công ty bảo hiểm uy tín trong ngành hàng không.

- Công ty đã bước đầu lập kế hoạch đánh giá hàng năm, tổ chức thực hiện đánh giá trên hệ thống điện tử Corusion, đồng thời xây dựng và đưa vào thử nghiệm mẫu form báo cáo an toàn rủi ro quản trị, rủi ro vận hành.

- Công ty đã ký các hợp đồng dài hạn với các nhà cung ứng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khai thác, cung cấp dịch vụ mặt đất, bảo dưỡng, tiếp nhiên liệu, và cung ứng các trang thiết bị sân bay. Đồng thời, để giảm sự phụ thuộc vào bên cung cấp thứ ba tại sân bay, Công ty đã được Cục hàng không Việt Nam CAAV cấp phép và bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài để chủ động khai thác, giảm chi phí, tăng doanh thu phụ trợ tại sân bay, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

- Công ty tiếp tục thực hiện nghiên cứu, tối ưu phân bổ lịch bay trong quá trình khai thác.

3.2.2.4. Rủi ro kỹ thuật

- Sự gia tăng chi phí bảo dưỡng theo tuổi đời máy bay: Hiện nay tuổi đờicác máy bay của Vietjet Air là 2,82 tuổi, tương đối trẻ so với khu vực và thế giới tuy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Trang 105 - 110)