- Truyền thông ra ngoài doanh nghiệp: Đối với khách hàng, VietjetAir thực
hàng không Vietjet
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet
không Vietjet
4.2.1. Môi trường kiểm soát
- Tuyên truyền năng cao nhận thức của lãnh đạo, nhân viên công ty về vai trò của KSNB, tổ chức đào tạo cập nhật kiến thức KSNB tới các nhân viên thông qua các khóa đào tạo chuyên môn.
- Rà soát lại các văn bản quy định về giá trị đạo đức và tính chính trực đã ban hành để có sự bổ sung cho phù hợp với thực tế hiện nay.
- Ban hành văn hóa, quy định liên quan đến vấn đề đạo đức như chính sách cấm tặng quà, nhận quà và các quyền lợi có giá trị trên một mức nhất định (ví dụ 500 nghìn đồng) để tránh rủi ro các nhân sự này không khách quan trong quá trình xử lý lựa chọn đối tác.
- Thực hiện chính sách luân chuyển nhân sự cấp chuyên viên và cấp quản lý tại các vị trí liên quan đến tiền mặt, giám sát tài chính và quản lý kho (ví dụ như sau 3-5 năm bắt buộc thực hiện luân chuyển).
- Thường xuyên thực hiện khảo sát, đánh giá độ hài lòng và kiến nghị của nhân viên về cơ chế tiền lương, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ…để có những điều chỉnh phù hợp.
- Thực hiện xây dựng định biên lao động theo vị trí việc làm làm cơ sở xác định nhu cầu tuyển dụng của vị trí trong trung hạn 5 năm. Từ đó, giao chỉ tiêu đào tạo của các ngành tới Học viện hàng không Vietjet cũng như tăng cường hợp tác, “đặt hàng” lượng lao động đầu ra với các trường đại học khác như Học viện Hàng không Việt
Nam, kỹ sư cơ khí, tự động hóa tại Trường đại học Bách khoa, Đại học Công nghiệp…để bảo đảm lực lượng lao động kế cận và trong các trường hợp biến động dịch chuyển lao động khỏi công ty.
4.2.2. Đánh giá rủi ro
- Nhanh chóng hoàn thiện, chuẩn hóa ứng dụng phần mềm quản lý rủi ro quản trị doanh nghiệp và rủi ro hoạt động (Corusion) để đưa vào sử dụng rộng rãi và thống nhất.
- Xây dựng, thuê các đơn vị nghiên cứu thị trường, quản trị rủi ro chuyên nghiệp hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thường xuyên cập nhật, đánh giá sự thay đổi của các yếu tố rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, rủi ro nguồn nhân sự ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và mục tiêu của Công ty.
- Nghiên cứu nghiệp vụ hedging (nghiệp vụ phái sinh) trên thị trường nhiêu liệu xăng máy bay để giảm thiểu rủi ro biến động giá nhiên liệu gây bất lợi đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tùy theo các đánh giá rủi ro mà xây dựng các biện pháp khác nhau để đối phó trong đó đặc biệt kiên định chú trọng kiểm soát rủi ro an toàn chất lượng để bảo toàn tài chính và uy tín của doanh nghiệp.
4.2.3. Hoạt động kiểm soát
- Tiếp tục duy trì phân chia trách nhiệm ở một số chức năng quan trọng, không để một nhân viên thực hiện công việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đối với những công việc nhạy cảm, dễ xảy ra gian lận, lạm dụng. Cụ thể, Công ty cần phân chia trách nhiệm riêng biệt giữa các chức năng phê chuẩn nghiệp vụ với ghi chép sổ sách, ghi chép sổ sách với bảo quản tài sản, bảo quản tài sản và phê chuẩn nghiệp vụ. Việc phân chia trách nhiệm riêng biệt giúp nhân viên có thể kiểm soát lẫn nhau, giúp Công ty ngăn ngừa và phát hiện sai phạm nếu có.
- Yêu cầu đổi mật khẩu máy tính và truy cập ứng dụng 1 tháng/lần, tăng
mức độ khó của mật khẩu yêu cầu, không chấp nhận các mật khẩu dạng ngày sinh, tên, số điện thoại.
- Tăng cường ý thức của người lao động về sự bảo mật quyền tiếp cận ứng dụng - Xây dựng hệ thống máy tính chặn virus và có dữ liệu sao lưu để phòng các sự cố bất ngờ.
- Xây dựng chính sách hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt giảm thiểu các rủi ro do việc cất giữ tiền mặt gây ra.
4.2.4. Thông tin và truyền thông
- Đa dạng hóa kênh thông tin, nâng cao chất lượng thông tin truyền thông
ngoài doanh nghiệp để tiếp nhận phản ánh kịp thời của khách hàng, đối tác, nhà đầu tư…cũng như truyền tải thông tin về kế hoạch, mục tiêu, kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
- Tăng cường thu thập thông tin bên ngoài theo tiêu chí rủi ro từ đó xây dựng các chỉ tiêu, nội dung thông tin cần thu thập để tập trung thực hiện.
- Nâng cao tính tin cậy của nguồn thông tin, hợp tác với các công ty nghiên cứu thị trường hoặc các tổ chức quản lý, nghiên cứu trong lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.
4.2.5. Giám sát
- Xem xét điều chuyển Ban Kiểm toán – Kiểm soát nội bộ trực thuộc quản
lý trực tiếp của HĐQT để thực hiện toàn diện các hoạt động kiểm tra tính hữu hiệu của KSNB tại tất cả các nghiệp vụ.
- Tăng cường quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty của Thành viên Ban Kiểm toán – Kiểm soát nội bộ. BTGĐ và người điều hành khác phải cung cấp thông tin tài liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời theo yêu cầu của Ban kiểm soát. Song song với đó, Ban Kiểm toán – Kiểm soát nội bộ cũng cần phải có nghĩa vụ lớn hơn, thực hiện quyền và trách nhiệm được giao một cách trung thực, cẩn trọng, bảo đảm tối đa lợi ích của công ty và các cổ đông.Các giải pháp do Ban Kiểm toán – Kiểm soát nội bộ đề xuất, Ban Kiểm toán – Kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ theo dõi và đánh giá kết quả việc thực hiện giải pháp.
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ, một số kiến nghị đối với doanh nghiệp và cấp quản lý như sau:
- Trước hết, vấn đề quan điểm, nhận thức của Ban quản lý về vai trò và lợi
ích của KSNB là điều kiện cần đầu tiên để tiến hành mọi hoạt động hoàn thiện KSNB. Theo đó, Vietjet Air cần duy trì nhận thức của Ban lãnh đạo Công ty hiện tại của Công ty về KSNB và việc thiết kế, vận hành các chính sách, thủ tục phù hợp với đặc điểm của công ty. Việc kế thừa quan điểm nhận thức của đội ngũ lãnh đạo của Công ty đối với KSNB cần được chú trọng duy trì thông qua các buổi đào tạo, trao đổi, làm việc giữa Ban lãnh đạo hiện tại và đội ngũ lãnh đạo trẻ, kế cận.
- Thứ hai, nhân lực là chìa khóa cho thành công của KSNB tại doanh nghiệp. Để phổ biến và tăng cường nhận thức của toàn thể nhân viên, Công ty cần tổ chức đào tạo bắt buộc về KSNB: khái niệm, vai trò, các yếu tố cấu tạo, việc thiết kế và vận hành các hoạt động kiểm soát, truyền thông, giám sát.
- Thứ ba, Công ty cần tiếp tục thực hiện hoàn thiện, tinh giảm cơ cấu tổ chức để cơ chế ra quyết định bộ máy nhỏ gọn, các quyết định kinh doanh và hoạt động được triển khai nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối ưu các nguồn lực.
- Thứ tư, do định vị của Công ty là công ty hàng không giá rẻ ứng dụng công nghệ 4.0, việc tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý và giám sát các hoạt động giúp tiết kiệm thời gian, phạm vi kiểm soát rộng là cải cách quản lý cốt lõi của doanh nghiệp. Theo đó, Công ty cần nâng cao nhận thức KSNB trong môi trường công nghệ thông tin, tăng cường kiểm soát chặt chẽ quyền tiếp cận hệ thống và kiểm soát tại các khâu nhập liệu và chỉnh sửa dữ liệu.
Thứ năm, về tài chính: Bên cạnh con người trả lời câu hỏi “Ai thực hiện, Ai
chịu trách nhiệm”, vấn đề tài chính “Nguồn lực để thực hiện ở đâu?” là điều kiện không thể thiếu đối với KSNB của doanh nghiệp. Mọi thiết kế và vận hành kiểm soát của KSNB đều trên cơ sở xem xét giữa lợi ích và chi phí của hoạt động. Vì vậy, Vietjet Air cần có kế hoạch tài chính, sử dụng các nguồn lực hiệu quả, bố trí nguồn tiền cần thiết, hợp lý cho hoạt động KSNB tại Công ty.
4.3.2. Đối với cơ quan nhà nước
Thứ nhất, đối với Bộ Giao thông Vận tải: Là cơ quan nhà nước thực hiện
hoạt động quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực vận tải trong đó có vận tải hàng không. Các quy định về điều kiện kinh doanh hàng không và quy hoạch phát triển ngành hàng không do Bộ Giao thông Vận tải chủ trình trình cấp có thẩm quyền ban
hành. Những thay đổi trong quy hoạch ngành và điều kiện kinh doanh sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của các doanh nghiệp về việc cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh bao gồm các điều kiện về vốn, số lượng tàu bay, bảo đảm an toàn bay, chiến lược phát triển doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên của Công ty. Việc ổn định các quy định pháp luật là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, cần thiết thực hiện trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước để rà soát các điểm bất cập của quy định trong triển khai, cũng như để hướng dẫn Doanh nghiệp trong thực hiện bảo đảm mục tiêu tuân thủ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc số lượng sân bay và sức chứa của các sân bay tại Việt Nam hiện nay đang quá tải chưa tương xứng với đội ngũ tàu bay và sự phát triển của các hãng hàng không, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét việc đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp vốn thực hiện các dự án nâng cấp, mở rộng sân bay hoặc xem xét phê duyệt cơ chế nhà nước – doanh nghiệp cùng phối hợp trong thực hiện xây dựng các sân bay như sân bay Long Thành, sân bay Nội Bài mở rộng để tận dụng các nguồn lực xã hội trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cho ngành dịch vụ hàng không.
Thứ ba, đối với các cơ quan nhà nước khác: Trong điều kiện trong 1 năm nay
và có thể kéo dài 1-2 năm trong tương lai, các doanh nghiệp hàng không hiện nay đang gặp các khó khăn do dịch bệnh Covid, bên cạnh chính sách giãn thuế Thu nhập doanh nghiệp và Giá trị gia tăng, đề nghị các cơ quan nhà nước xem xét chính sách cho các doanh nghiệp hàng không vay vốn ưu đãi để tài trợ hoạt động, cho phép tăng cường hoạt động vận chuyển hàng hóa, mở rộng sắc thuế miễn giảm đối với thuế bảo vệ môi trường của nhiên liệu xăng dầu tiêu thụ.
4.4. Hạn chế của Đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
KSNB là hoạt động cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong đó có Vietjet Air. Tuy nhiên, để hoạt động KSNB hiệu lực, doanh nghiệp cần hoàn thiện toàn bộ 5 yếu tố cấu thành KSNB từ môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, giám sát của doanh nghiệp. Do các hạn chế về khả năng và thời gian, khi nghiên cứu chi tiết của các hoạt động trên, nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót về nội dung. Tác giả thực hiện tiếp cận KSNB
trong đó hoạt động kiểm soát trên quan điểm quản trị doanh nghiệp với các chỉ dẫn về kiểm soát theo mục tiêu quản trị hoạt động, ghi chép, bảo vệ tài sản và tuân thủ, kiểm soát trong chu trình bán hàng được sử dụng như minh chứng cho các thủ tục kiểm soát.
Trong thời gian tới, Đề tài có thể được nghiên cứu mở rộng hoặc chuyên sâu trên quan điểm kiểm toán với các nghiệp vụ/khoản mục chính của doanh nghiệp. Đồng thời, trong giai đoạn đầu của dịch bệnh Covid, KSNB của Vietjet Air hiện đang hữu hiện và giúp doanh nghiệp bảo đảm được an toàn trong hoạt động và tài chính. Tuy nhiên, các biến động của nền kinh tế thế giới và ngành hàng không trong thời gian tới có thể khiến KSNB của Vietjet Air không còn hữu hiệu, khi đó cần có thêm các nghiên cứu và đánh giá về KSNB của Vietjet Air để có các điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới.
KẾT LUẬN CHUNG
Công ty cổ phần hàng không Vietjet hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không. Đây là một trong những ngành kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với mức độ cạnh tranh cao, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do đặc điểm vốn – tài sản, hoạt động kinh doanh trải rộng, đặc thù. Nhận thức vai trò quan trọng của KSNB với doanh nghiệp, Luận văn đã giải quyết một số nội dung sau:
Thứ nhất, Luận văn đã khái quát và hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về KSNB
theo khung lý thuyết COSO nói chung và trong ngành vận tải hàng không nói riêng.
Thứ hai, trên cơ sở các lý luận trên, Luận văn nghiên cứu thực trạng KSNB
tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet thông qua nghiên cứu lần lượt các yếu tố cấu thành KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát).
Thứ ba, trên cơ sở phân tích, thực hiện đánh giá những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế để đề xuất cá giải pháp hoàn thiện các yếu tố cấu thành KSNB tại doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu của KSNB. Để bảo đảm tính khả thi có thể thực hiện được của các giải pháp, luận văn đã chỉ ra những điều kiện để thực hiện giải pháp từ phía Công ty và cơ quan nhà nước.
Tác giả mong muốn Luận văn sẽ góp phần hoàn thiện KSNB tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet hiện nay. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế trong quá trình nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, các nhà quản lý tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet và cá cá nhân quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tiếng Việt:
1. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315- Xác định và đánh
giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày
06/12/2012 của Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 1- Hệ thống tài
khoản kế toán), NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 2 - Báo cáo tài
chính doanh nghiệp độc lập, báo cáo tài chính hợp nhất, chứng từ và sổ kế toán, ví dụ thực hành), NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Bùi Quốc Toản (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Vietnam Airlines khu vực miền Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Công
nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
5. Chính phủ (2016), Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về
các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
6. Chính phủ (2019), Nghị định 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.
7. Chính phủ (2019), Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về Kiểm
toán nội bộ.
8. Cổng thông tin điện tử của Công ty cổ phần hàng không Vietjet:
https://www.vietjetair.com
9. Hoàng Mai Chi (2016), “Kiểm soát nội bộ tài sản cố định tại Tổng công ty vận