Phân chia trách nhiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Trang 91 - 105)

- Trung tâm điều hành bay: Trung tâm điều hành bay chịu trách nhiệm điều

3.2.1.6. Phân chia trách nhiệm

Đối với mỗi vị trí trong tổ chức, Công ty đã ban hành và sử dụng “Bản mô tả công việc” quy định các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và kỹ năng, trách nhiệm công việc cụ thể, rõ ràng (Ví dụ về Bản mô tả công việc vị trí Chuyên viên kế hoạch thị trường tại Phụ lục 1 kèm theo). Đối với vị trí trong HĐQT, Ban Kiểm soát và BTGĐ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại Mục VII, VII, IX, X, Điều lệ doanh nghiệp (Điều lệ doanh nghiệp kèm theo). Công ty cũng có quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt. Ví dụ như đối với hoạt động mua hàng, tất cả hàng hóa

và dịch vụ mua vào có giá trị trên 50 triệu đồng cần được cấp có thẩm quyền theo phân cấp phê duyệt thực hiện phê duyệt.

Mặt khác, cơ cấu tổ chức theo trực tuyến- chức năng theo đó các phòng ban có mức độ chuyên môn hóa cao, tập trung thực hiện một nhiệm vụ nhất định, theo đó tạo điều kiện cho Vietjet Air thực hiện phân công phân nhiệm mỗi bước trong một chu trình nghiệp vụ (phê duyệt, thực hiện, bảo quản và ghi chép) cho một bộ phận thực hiện. 3.2.1.7. Chính sách và thông lệ về nhân sự

Vietjet Air luôn coi con người là nhân tố then chốt quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty gắn với chăm lo đào tạo phát triển con người về mọi mặt, xây dựng, triển khai chính sách tuyển dụng và đào tạo phù hợp nhằm khuyến khıı́ch sự phấn đấu, đóng góp và gắn bó của đội ngũ nhân viên đối với Công ty. Trong những năm qua, chất lượng nhân sự tại Vietjet Air ngày càng được nâng cao thông qua tuyển dụng lao động mới đầy đủ kiến thức, năng lực, kinh nghiệm và đào tạo bồi dưỡng hàng năm.

Chính sách tuyển dụng:

Về quy trình tuyển dụng, Công ty đã xây dựng, ban hành quy trình tuyển dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu tuyển dụng lao động từ các Ban/ Khối, Khối Nhân sự sẽ trình BTGĐ phê duyệt chỉ tiêu và vị trí tuyển dụng hàng năm và tuyển dụng đột xuất, trước khi tiến hành tuyển dụng. Vietjet Air đã ban hành được bản mô tả công việc các vị trí và yêu cầu tuyển dụng với từng vị trí.

Chính sách đào tạo:

Bên cạnh việc tuyển dụng những nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức để thực hiện công việc, đào tạo cũng là một trong những chính sách quan trọng được Vietjet Air ưu tiên thực hiện nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vietjet Air triển khai các khóa huấn luyện ban đầu, định kỳ và nâng bậc...đáp ứng nhu cầu đào tạo của các đối tượng nhân viên khác nhau.

Ngay từ những năm đầu thành lập, Vietjet Air đã thành lập Trung tâm Đào tạo Vietjet được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn để đào tạo nhân sự hàng

không. Từ năm 2018, Trung tâm Đào tạo Vietjet được hoàn thiện và nâng cấp trở thành Học viện hàng không Vietjet chuyên cung cấp các khóa đào tạo cho đội ngũ phi công, tiếp viên, kỹ sư, thợ máy, nhân viên mặt đất...cho Vietjet Air và các hãng hàng không khác. Trong năm 2019, Vietjet Air đã đào tạo hơn 93 nghìn giờ bay cho phi công, 344 nghìn giờ bay cho tiếp viên, 125 nghìn giờ cho các nhân viên. Cùng với sự hỗ trợ và tư vấn về kỹ thuật của hãng sản xuất máy bay Airbus, Học viện hàng không Vietjet đã đưa vào lắp đặt, giảng dạy tại 3 buồng lái mô phỏng máy bay Airbus A320/A321, giúp tăng công suất đào tạo tại chỗ, bảo đảm an toàn, tin cậy và hiệu quả khai thác của các dòng máy bay.

Bảng 3.2. Quy trình đào tạo tại Vietjet Air

Các bước thực hiện Bộ phận thực hiện Nội dung

Thời gian hoàn thành Xây dựng Kế hoạch Đào tạo tổng thể

Bước 1 Các Phòng/Ban của Công ty

Xác định nhu cầu

đào tạo Tháng 10

Bước 2 Khối nhân sự chủ trìHọc viện Hàng không phối hợp

Tổng hợp kế hoạch đào tạo, rà soát, đánh giá

Tháng 12 Bước 3 Tổng giám đốc Phê duyệt Kế hoạchđào tạo tổng thể

Xây dựng kế hoạch đào

tạo hàng tháng

Bước 1 Học viện Hàngkhông

Xây dựng kế hoạch phân kỳ theo từng tháng thống nhất kế hoạch đào tạo tổng thể Mùng 10 tháng trước tháng đào tạo Bước 2 Phòng/ Ban

Tham gia ý kiến về chương trình đạo tạo tháng

Bước 3 Khối nhân sự

Tổng hợp các chương trình đào tạo triển khai vào tháng tiếp theo Ngày 20 tháng trước tháng đào tạo

Triển khai và đánh giá kết quả đào

tạo

Bước 1 Khối nhân sự

Thông báo mở lớp học cụ thể: Nội dung, thời gian học, đối tượng đào tạo… Bước 2 Các Phòng/Ban, cánbộ nhân viên Đăng ký học

Bước 3

Tổ/Bộ môn – Học viện Hàng không

Văn phòng Giáo vụ

Tổ chức lớp học, phân công giáo viên, người phụ trách lớp, quản lý việc học của học viên Chuẩn bị phòng học, trang thiết bị, photo tài liệu giảng dạy, cấp chứng chỉ đào tạo, báo cáo kết quả khóa học, lưu hồ sơ đào tạo

Trong quá trình học Bước 4 Người phụ trách lớp chủ trì phối hợp Giáo viên Ban Tiêu chuẩn và Đảm bảo chất lượng Đánh giá kết quả học của học viên trên Hệ thống quản lý đào tạo TMS Kiểm soát chất lượng chương trình dạy, Giám sát các Khoa/Bộ môn, Văn phòng giáo vụ hoạt động đúng theo quy định, quy trình và hướng dẫn công việc Trong quá trình học và Cuối khóa

(Nguồn: Khối Nhân sự, Vietjet Air)

Quy trình đào tạo được thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Xây dựng Kế hoạch Đào tạo tổng thể toàn Công ty

Kế hoạch đào tạo hàng năm của công ty được các Phòng/Ban xác định vào tháng 10 hàng năm căn cứ yêu cầu khai thác, yêu cầu của nhà chức trách và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Phòng/Ban và nguyện vọng của nhân viên bao gồm đào tạo nhân viên mới, đào tạo định kỳ, đào tạo nâng cao, cập nhật kiến thức,

đào tạo kỹ năng, quản lý gửi về Khối nhân sự theo dõi chung và Học viện hàng không. Học viện hàng không phối hợp với Khối Nhân sự tổng hợp kế hoạch đào tạo, rà soát, đánh giá trình BTGĐ phê duyệt. Kế hoạch đào tạo năm tiếp theo được lập trước 31/12 hàng năm.

Bước 2: Triển khai kế hoạch đào tạo hàng tháng

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo năm đã được phê duyệt, Tổ Bộ môn xây dựng kế hoạch phân kỳ theo từng tháng. Trước ngày 10 hàng tháng, Học viện gửi kế hoạch đào tạo, huấn luyện phân kỳ tháng đến các Phòng/ Ban để cập nhật bổ sung (nếu có). Các khóa huấn luyện không nằm trong khả năng đào tạo của Học viện, Học viện có trách nhiệm liên hệ với các đối tác đủ điều kiện để triển khai thực hiện mời giảng cho khóa huấn luyện. Kế hoạch đào tạo tháng được lập trước ngày 20 hàng tháng và được triển khai về Phòng/ Ban để thông báo nhân sự tham dự.

Bước 3: Triển khai và đánh giá kết quả đào tạo

Các Khoa/Bộ môn chịu trách nhiệm triển khai, phân công giáo viên và giảng dạy, đánh giá học viên vào Hệ thống quản lý đào tạo (TMS). Văn phòng Giáo vụ chuẩn bị phòng học, trang thiết bị, photo tài liệu giảng dạy, cấp chứng chỉ đào tạo, báo cáo kết quả khóa học, lưu hồ sơ đào tạo. Ban Tiêu chuẩn và Đảm bảo chất lượng đảm bảo các Khoa/Bộ môn, Văn phòng giáo vụ hoạt động đúng theo quy định, quy trình và hướng dẫn công việc.

Ngoài công tác đào tạo nhân viên thông thường, Vietjet Air còn tập trung xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế thừa sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó, Công ty tập trung phát triển đào tạo cán bộ quản lý theo tiêu chuẩn chức danh, bảo đảm những cán bộ kế cận đều được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn và các kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý, lãnh đạo.

Chính sách nhân sự và chế độ phúc lợi:

Bên cạnh chính sách tuyển dụng, đào tạo bài bản, Vietjet Air đã chú trọng xây dựng chính sách đánh giá, chính sách tiền lương hợp lý, công khai và công bằng theo nguyên tắc thị trường và trọng dụng người tài, để tạo sự công bằng giữa các lao động, bảo đảm chế độ thu nhập xứng đáng với công sức của lao động và tạo động lực làm việc cho người lao động. Thu nhập của người lao động bao gồm lương

và các khoản có tính chất tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn ca, phụ cấp độc hại. Thu nhập của người lao động tại Vietjet Air bảo đảm cạnh tranh với mặt bằng quốc tế và không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân năm 2017 của Vietjet Air là 40,1 triệu đồng, năm 2018 là 44,5 triệu đồng đến năm 2019 là 46 triệu đồng. Trong đó, cơ chế tiền lương thực hiện theo chức danh công việc gắn với công suất lao động và hiệu quả hoàn thành công việc được giao.

Người lao động được bảo đảm chế độ lao động và phúc lợi cơ bản như được ký kết hợp đồng lao động, bảo đảm chế độ bảo hiểm, nghỉ lễ tết và nghỉ phép năm, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật lao động, tăng lương định kỳ.... Ngoài ra, nhân viên Vietjet Air còn được hưởng các chính sách riêng của công ty như xét thưởng KPI (Chỉ số đo lường kết quả hoạt động) 6 tháng/lần dựa trên kết quả làm việc, chế độ vé máy bay miễn phí cho nhân viên và người thân (chương trình SFC), các chương trình xây dựng nhóm và hoạt động kết nối nhân viên khác (Team Building).

Ngoài ra, môi trường làm việc của Công ty an toàn, hiện đại, cởi mở, lành mạnh tạo cảm hứng lao động cho nhân viên. Lao động gián tiếp được làm việc trong phòng làm việc khang trang, khoa học, sạch sẽ, thoáng mát, đối với các lao động trực tiếp tại máy bay và sân bay được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo hộ, tuân thủ các quy định và yêu cầu an toàn hàng không.

3.2.2. Đánh giá rủi ro

Hàng không là lĩnh vực nhạy cảm với các biến động kinh tế, đặc biệt là các biến động bất lợi có ảnh hưởng khôn lường đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hàng không. Do đặc thù ngành với chi phí cố định lớn, chi phí vận hành cao, sự phụ thuộc vào bên thứ ba để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các rủi ro tiềm tàng khác của ngành, lãnh đạo Vietjet Air luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc nhận diện, đánh giá các rủi ro để đưa ra các quyết định phù hợp.

Bộ phận chuyên trách đánh giá rủi ro:

Vietjet Air có bộ phận chuyên trách đánh giá rủi ro là Ủy ban quản trị rủi ro thuộc HĐQT, có nhiệm vụ hỗ trợ HĐQT cải thiện hệ thống quản trị rủi ro, đảm bảo

hoạt động kinh doanh và việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Ủy ban thực hiện xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, chính sách quản trị rủi ro, thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá bảo đảm công tác quản trị rủi ro được thực thi đầy đủ. Định kỳ, Ủy ban thực hiện gặp gỡ HĐQT và báo cáo kết quả làm việc trực tiếp tới HĐQT. Cuối năm HĐQT có báo cáo rủi ro tại báo cáo thường niên của doanh nghiệp.

Ngoài ra, hoạt động đánh giá rủi ro còn được phát hiện trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của các Phòng ban chuyên môn, được báo cáo lãnh đạo cấp cao hơn bằng văn bản hoặc tại các cuộc họp thường kỳ và đột xuất đối với các rủi ro bất thường có tác động nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp (Việc đánh giá mức rủi ro được nêu cụ thể trong quy trình đánh giá rủi ro của doanh nghiệp sau đây).

Xác định mục tiêu của doanh nghiệp:

Rủi ro không được nghiên cứu độc lập mà cần được nhận dạng, xem xét đánh giá gắn với việc ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi đánh giá rủi ro doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của mình trên cơ sở đó xác định được các rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu đặt ra, từ đó đã xác định và triển khai thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Mục tiêu của Vietjet Air được thiết lập theo nguyên tắc SMART với 5 yêu cầu:

- Specific (Cụ thể): Các mục tiêu càng chi tiết càng có cơ sở để thực hiện và đánh giá.

- Measurable (Có thể đo lường được): Các mục tiêu cần được quy định dưới dạng số liệu để đánh giá việc hoàn thành mục tiêu.

- Actionable (Khả thi): Mục tiêu ngoài tính thách thức cần khả thi, phù hợp với trình độ của người thực hiện.

- Relevant (Tính liên quan): Mục tiêu chi tiết phải phù hợp với mục tiêu tổng thể, mục tiêu phải phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và chức năng của các bộ phận thực hiện.

Vietjet Air đã xây dựng được mục tiêu kinh doanh trong dài hạn (trên 5 năm), trung hạn (1-5 năm) và mục tiêu ngắn hạn (6 tháng-1 năm), các mục tiêu ở cấp Công ty và mục tiêu cụ thể cho từng Khối, Phòng/Ban. Mục tiêu của Vietjet Air bao gồm các mục tiêu về tài chính, mục tiêu về hoạt động (khách hàng, quy trình, con người) và mục tiêu tuân thủ. Tùy định hướng kinh doanh và đặc điểm kinh doanh mà mỗi năm, HĐQT, Ban Kiểm soát và BTGĐ xác định một hoặc một vài chỉ tiêu chính và các chỉ tiêu hỗ trợ. Ví dụ: mục tiêu tài chính và mục tiêu hoạt động năm 2019 của Vietjet Air như sau:

Bảng 3.3. Mục tiêu tài chính năm 2019 của Vietjet Air

Hình 3.2. Mục tiêu hoạt động năm 2019 của Vietjet Air

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018, Vietjet Air)

Quy trình đánh giá rủi ro:

Vietjet Air đã thực hiện đánh giá rủi ro đầy đủ theo các bước:

Bước 1: Nhận diện rủi ro

Vietjet Air đã nhận diện được các sự kiện, tình huống có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích môi trường vĩ mô, vi mô và sử dụng phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức), Công ty đánh giá được các rủi ro đối với doanh nghiệp, bao gồm: Rủi ro chung (Rủi ro về kinh tế: Rủi ro tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng ngành hàng không và các bất ổn về kinh tế- xã hội, Rủi ro lạm phát, Rủi ro lãi suất và Rủi ro luật pháp); Rủi ro kinh doanh (Rủi ro cạnh tranh từ các hãng hàng không, Rủi ro tăng trưởng, Rủi ro doanh thu phụ thuộc bên thứ ba phân phối); Rủi ro khai thác (Hạn chế về cơ sở hạ tầng sân bay và kiểm soát không lưu, Công ty phụ thuộc vào các bên thứ ba để cung cấp các dịch vụ tại sân bay, Rủi ro về tai nạn hoặc sự cố); Rủi ro kỹ thuật (Sự gia tăng chi phí bảo dưỡng theo tuổi đời máy bay, Áp lực

nhân sự kỹ thuật); Rủi ro tài chính (Rủi ro biến động giá nhiên liệu, Rủi ro biến động giá cổ phiếu, Rủi ro tỷ giá). Các phân tích chi tiết về rủi ro của Vietjet Air được trình bày dưới đây.

Bước 2: Đánh giá rủi ro (bao gồm đánh giá mức độ ảnh hưởng và đánh giá xác suất xảy ra rủi ro)

Vietjet Air sử dụng phương pháp bán định lượng để đánh giá mức rủi ro: Mức rủi ro = Tần suất có thể xảy ra x Mức độ nghiêm trọng

Trong đó việc đánh giá tần suất xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng chủ yếu dựa trên ý kiến chuyên gia (trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của chuyên gia). Trong đó cơ sở xác định tần suất xảy ra rủi ro căn cứ theo các dữ liệu lịch sử, mức độ nghiêm trọng của rủi ro có thể dựa trên yếu tố lịch sử hoặc dựa trên các ước tính về rủi ro theo mức độ am hiểu và quan điểm của người đánh giá.

Bảng 3.4. Tần suất xảy ra rủi ro trong QTRR của Vietjet Air

Bảng 3.5. Mức độ nghiêm trọng trong QTRR của Vietjet Air

Mức độ

nghiêm trọng Mô tả Giá trị

Thảm khốc

- Vi phạm nghiêm trọng luật pháp dẫn đến đình chỉ hoạt động hoặc bị điều tra

- Ảnh hưởng an toàn gây chết nhiều người

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Trang 91 - 105)