Chính sách và hương ước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 40)

Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng trong những năm qua ở xã Bát Mọt đã được triển khai thực hiện đó là: Luật quản lý bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004, Luật đất đai sửa đổi năm 2003, Luật bảo vệ môi trường; chính sách về giao đất giao rừng (Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định 163/1999/NĐ- CP ngày 16/11/1999 về sửa đổi giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/1994/NĐ-CP ); Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 01/20/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; Quyết định 24/2002/QĐ-TTg ngày 01/2/2002 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001-2010 điều chỉnh; Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, Thông tư số 56/1999/TT-BNN-KL ngày 30/3/1999 về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn v.v...

Hệ thống các chính sách và quy định của Nhà nước có liên quan với công tác quản lý sử dụng rừng và đất rừng là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai công tác quản lý tài nguyên rừng ở xã Bát Mọt.

Các chính sách đã và đang phát huy tác dụng đó là chính sách giao đất, chính sách hưởng lợi, trên thực tế mức độ vận dụng các chính sách còn hạn chế do hướng dẫn chậm đến cơ sở, một số chính sách và quy định về quyền và nghĩa vụ của người dân liên quan đến quản lý sử dụng tài nguyên rừng xây dựng không có sự tham gia của người dân; các chính sách chưa cụ thể, vì vậy đã dẫn đến sự xung đột trong quản lý sử dụng tài nguyên, vai trò quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng còn nhiều hạn chế.

Các bản trong xã đã xây dựng được quy ước quản lý bảo vệ rừng nhằm phát huy vai trò quản lý rừng của cộng đồng, tuy nhiên nội dung quy ước xây dựng chưa sát với thực tế, chưa cụ thể dẫn đến khi đưa vào áp dụng mang lại hiệu quả không cao.

Chương 4

Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên rừng xã Bát Mọt

4.1.1. Tình hình bảo vệ rừng ở Bát Mọt

Hiện nay, trước sức ép của dân số và nhu cầu cao của xã hội đối với sản phẩm từ rừng, công tác BVR trên địa bàn xã Bát Mọt được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Khu BTTN Xuân Liên, chính quyền xã Bát Mọt, Đồn Biên phòng 505 đã xây dựng quy chế phối hợp, tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân về luật bảo vệ và phát triển rừng, quyền hưởng lợi của hộ gia đình và cá nhân nhận đất nhận rừng, các văn bản có liên quan khác về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Thực hiện đề án 38 của UBND tỉnh Thanh Hóa về xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, khu BTTN Xuân Liên đã đưa kiểm lâm viên xuống địa bàn xã tuyên truyền vận động nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng bằng các cuộc họp thôn bản, phối hợp cùng với tổ chức Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc xã bằng các hình thức sân khấu

hoá, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn; lồng ghép hoạt động tuyên truyền trong tất cả các dự án được thực hiện trên địa bàn để tuyên truyền cho người dân bỏ dần tập quán sống dựa vào rừng tự nhiên, làm quen dần với phương thức sản xuất mới, đặc

biệt là thông qua dự án, khu BTTN Xuân Liên đã tuyên truyền nhân dân tự nguyện ra nộp 129/295 khẩu súng săn hiện có súng săn hiện có trên địa bàn.

Công tác PCCCR trên địa bàn được đặc biệt quan tâm, Hạt Kiểm lâm khu BTTN Xuân Liên thường xuyên phối hợp với chính quyền xã Bát Mọt để triển khai công tác PCCCR, xây dựng Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND xã Làm trưởng

Ban, Phó chủ tịch, Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn làm Phó ban và các trưởng ban ngành đoàn thể trong xã làm ban viên; xây dựng các tổ đội quần chúng và tổ đội xung kích bảo vệ rừng ở các thôn để tuyên truyền và tham gia ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xẩy ra. Tổ chức các cuộc diễn tập PCCCR quy mô cấp xã và cấp thôn bản; mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR trên địa bàn xã như: Xây dựng biển báo cấm lửa, bảng niêm yết và các dụng cụ như bàn dập lửa, dao, cuốc…giúp cho công tác chữa cháy ở xã hoạt động có hiệu quả, góp phần đảm bảo phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR. Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các ban ngành trên địa bàn, tổ bảo vệ rừng ở xã trong 5 năm gần đây chưa để xảy ra vụ cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, địa bàn nghiên cứu nằm trong khu vực có nguy cơ cháy cao do trạng thái rừng khô, trảng cỏ, lau lách dễ cháy nên có thể khẳng định cháy rừng luôn là mối đe doạ nguy hiểm đối với rừng của Bát Mọt.

Ngoài ra, Khu bảo tồn Xuân Liên đã cắm mốc ranh giới của khu rừng đặc dụng bảo vệ nghiêm ngặt

và khu vực vùng đệm; xây dựng 12 bộ hồ sơ quản lý đến từng tiểu khu rừng và tuyến điều tra rừng cố định phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn tranh chấp đất đai với cộng đồng, ranh giới

rừng đặc dụng được làm rõ ngoài thực địa để làm căn cứ quan trọng trong công tác thi hành các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng của Khu bảo tồn; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa.

Bên cạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia công tác bảo vệ rừng, Hạt kiểm lâm của Khu BTTN Xuân Liên đã phối hợp với công an địa

phương và Kiểm lâm sở tại, Đồn biên phòng 505 tổ chức các đợt tuần tra, truy quét để ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm đến tài nguyên rừng, truy quét các điểm thu mua lâm đặc sản rừng, kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản và các cửa hàng ăn trên địa bàn xã có dấu hiệu sử dụng trái phép sản phẩm rừng.

Theo số liệu thống kê từ năm 2002 đến nay của Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Xuân Liên (biểu 4.1 và hình 4.3) cho thấy tình hình vi phạm trên địa bàn có chiều hướng giảm dần, nguyên nhân giảm là do có sự phối hợp tốt giữa Khu BTTN Xuân Liên với chính quyền địa phương, Đồn biên phòng 505 và các bàn ngành đoàn thể trên địa bàn, đặc biệt là sự hỗ trợ của Dự án 661 về giao khoán bảo vệ rừng cho nhân dân.

Biểu 4.1: Thống kê tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ở xã Bát Mọt năm 2002 – 2006 Năm Số vụ Số người vi phạm 2002 60 75 2003 49 69 2004 47 67 2005 31 42 2006 25 41

(Nguồn:Theo báo cáo tình hình vi phạm rừng của HKL Khu BTTN Xuân Liên từ năm 2002 đến 2006)

60 49 47 31 25 0 10 20 30 40 50 60 Số vụ

Hình 4.3: Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng theo các năm

Kết quả điều tra cho thấy những loại hình vi phạm tài nguyên rừng thường xảy ra ở Bát Mọt là khai thác gỗ quý hiếm, săn bắn thú rừng và phát rừng làm nương rẫy.

Các vụ vi phạm đã có xu hướng giảm dần từ năm 2002 trở lại đây, song xu hướng này chưa hoàn toàn ổn định. Do vậy, cần phải đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp quản lý bảo vệ rừng đã thực hiện để tiếp tục hoàn thiện nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

4.1.2. Thực trạng phát triển rừng ở Xã Bát Mọt

Phát triển rừng là những hoạt động nhằm làm tăng chất lượng và số lượng của rừng. Chất lượng rừng được thể hiện thông qua những chỉ tiêu phản ảnh năng suất và tính ổn định của rừng, số lượng của rừng được thể hiện thông qua những chỉ tiêu phản ảnh kích thước, quy mô, khối lượng, diện tích, trữ lượng, chiều cao bình quân, đường kính bình quân v.v...

Trong những năm qua, địa bàn xã Bát Mọt mới chỉ được đầu tư cho công tác bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên từ nguồn của dự án 661 với 5.900 ha rừng, công tác trồng rừng rất ít được đầu, đến nay mới chỉ có 60 ha rừng trồng của

Hình 4.4: Dự án nhân giống Dổi tại Bát Mọt

dự án định canh định cư, nhân dân chưa chủ động trồng rừng để phát triển sản xuất hộ gia đình mà chủ yếu vẫn còn phụ thuộc vào sản phẩm tự nhiên của rừng.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khu BTTN Xuân Liên trên địa bàn xã Bát Mọt là hướng vào tìm hiểu đặc điểm số lượng, chất lượng của các nguồn tài nguyên, phân tích mức độ phong

phú, tình trạng phục hồi, xu hướng biến đổi của các giống loài và sinh cảnh, làm sáng tỏ nguyên nhân tác động và những giải pháp bảo tồn chúng. Có thể điểm lại một số hoạt động nghiên cứu khoa học của khu BTTN Xuân Liên đã thực hiện tại địa bàn xã Bát Mọt như: nghiên cứu đặc

điểm các loài cây hạt trần (Pơmu, Bách xanh…), thử nghiệm thành công chương trình nghiên cứu nhân giống cây bản địa (Dổi ăn hạt), xây dựng đề cương nghiên cứu loài Bò tót, Mang Roosevelt.

4.1.3. Thực trạng sử dụng rừng và đất rừng ở xã Bát Mọt

Sử dụng rừng và đất rừng được hiểu là hoạt động nhằm khai thác những lợi ích từ rừng và đất rừng cho sự phát triển kinh tế xã hội, sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả là sử dụng rừng để cải thiện chất lượng cuộc sống con người trong khi không làm suy giảm khả năng đáp ứng lâu dài những lợi ích từ rừng, ngược lại sử dụng rừng không hiệu quả là sử dụng mà không phát huy hết tiềm năng của rừng và đất rừng cho cải thiện chất lượng cuộc sống con người, hoặc sử dụng mà làm cho lợi ích từ rừng giảm đi.

Sử dụng rừng và đất rừng có thể bao gồm sử dụng những lợi ích trực tiếp như lâm sản, độ phì đất, nước tích luỹ trong hệ sinh thái rừng, không khí trong lành v.v..., và những lợi ích gián tiếp như tiềm năng sản xuất của rừng, vẻ đẹp cảnh quan, giá trị khoa học, giá trị lịch sử, giá trị bảo tồn v.v...

- Sử dụng lâm sản

Lâm sản được khai thác từ rừng ở xã chủ yếu là gỗ, củi, dược liệu, măng, rau rừng, một số loài thú, ong, cá v.v... Kết quả phỏng vấn cho thấy danh sách chủ yếu các lâm sản được người dân khai thác như sau.

Biểu 4.2: Các loại lâm sản chủ yếu bị khai thác ở Bát Mọt ST

T Loại sản phẩm

Thời điểm

khai thác Mục đích khai thác

1 Củi Quanh năm Làm chất đốt

2 Gỗ Quanh năm Làm nhà và bán

3 Măng Tháng 6-8 Bán, ăn

4 Nứa Quanh năm Bán, đan lát, rào vườn

5 Mây Quanh năm Bán, đan lát, làm nhà

6 Dây nhớt Quanh năm Bán

7 Các lâm sản phụ khác Quanh năm Bán

8 Mật ong Tháng 5-9 Bán, ăn

9 Động vật rừng Quanh năm Bán, ăn

10 Cá Quanh năm Ăn

Từ số liệu ở biểu 4.2 cho phép đi đến một số nhận xét sau:

+ Người dân sử dụng cả gỗ và lâm sản ngoài gỗ, điều này phản ảnh khả năng sử dụng tổng hợp các giá trị của tài nguyên rừng, đây cũng là cơ sở để xây dựng những giải pháp quản lý rừng trên cơ sở phát huy tổng hợp những tiềm năng đa dạng của nó.

+ Phần lớn các loại lâm sản được khai thác quanh năm, điều này phản ảnh áp lực thường xuyên của việc sử dụng lâm sản với hoạt động bảo vệ rừng.

+ Trình độ sử dụng lâm sản của người dân thấp, lâm sản chủ yếu được sử dụng cho những mục đích gia dụng, một phần được bán dưới dạng thô, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm giá trị của các lâm sản ở địa phương.

+ Kết quả phỏng vấn 92 hộ gia đình cũng cho thấy thời gian khai thác lâm sản tập trung nhiều hơn vào thời kì nông nhàn, thời kì này càng dài thì áp lực vào tài nguyên rừng càng cao. Vì vậy, thiếu việc làm là một trong những nguyên nhân gia tăng áp lực vào khai thác rừng tự nhiên ở địa phương.

+ Lâm sản khai thác chủ yếu từ rừng tự nhiên vì diện tích rừng trồng trong khu vực không đáng kể và phần lớn là thuần loại.

- Sử dụng độ phì đất

Tập quán canh tác nương rẫy là một trong những kiểu sử dụng rừng ở khu vực nghiên cứu, họ đã sử dụng những nơi có rừng, độ phì của đất cao để canh tác nương rẫy do đó xói mòn, rửa trôi và sự hấp thụ dinh dưỡng của thực vật sẽ làm độ phì đất giảm nhanh chóng.

- Sử dụng nguồn nước tích luỹ trong rừng

Với khả năng làm giảm dòng chảy mặt và tăng dòng chảy ngầm, rừng có khả năng duy trì nguồn nước tưới cho cây trồng, đây là một trong những lợi ích trực tiếp quan trọng của rừng. Tuy nhiên, khả năng khai thác nguồn lợi này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của hệ thống thuỷ lợi của địa phương và hoạt động canh tác. Việc phát triển hệ thống thuỷ lợi trong khu vực còn rất hạn chế, canh tác chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên. Vì vậy, vào mùa khô luôn xảy ra hạn hán, vào mùa mưa lại thường xuyên bị úng ngập. Đến nay, trên địa bàn xã cũng đã được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển các đập thuỷ lợi và hệ thống kênh mương, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nhân dân trong vùng.

- Sử dụng năng lực sản xuất của rừng

Về mặt sản xuất rừng có thể được xem là một "nhà máy" khổng lồ của tự nhiên. Nguyên liệu và năng lượng đầu vào của "nhà máy" này chủ yếu là không khí, nước mưa và năng lượng mặt trời, còn đầu ra của nó là các lợi ích trực tiếp và gián tiếp của rừng, như những nhà máy công nghiệp, rừng cũng có những máy cái, đó chính là các cá thể động và thực vật rừng, chúng trực tiếp sử dụng năng lượng đầu vào, cải tạo, tổng hợp và chế biến chúng hình thành lên các sản phẩm đầu ra. Quy trình sản xuất chủ yếu của nhà máy là các thông tin di truyền chứa đựng trong AND của các cá thể động thực vật, tiềm năng sản xuất của rừng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu, vì phần lớn các yếu tố đầu vào của rừng thuộc về điều kiện khí hậu. Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới với nền nhiệt, ẩm và bức xạ dồi dào, nên có thể xem đây là vùng có tiềm năng sản xuất cao của rừng.

Sử dụng năng lực sản xuất của rừng chính là khai thác các nguồn lực làm cho năng suất thực tế của rừng ngày càng tiến gần đến tiềm năng của nó, để đánh giá hiệu quả sử

dụng năng lực sản xuất của rừng ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã thống kê trữ lượng, diện tích rừng và các loại đất đai khác, kết quả được thể hiện ở biểu 3.2 và biểu 3.3

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tiềm năng sản xuất của rừng, đề tài đã phỏng vấn tình hình thu nhập liên quan đến sử dụng đất của 92 hộ gia đình ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)