Ảnh hưởng của yếu tố thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 61 - 62)

4.2. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn đến

4.2.6. ảnh hưởng của yếu tố thị trường

Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó các chủ thể cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá. Như vậy thị trường là nơi trao đổi hàng hoá thuận mua vừa bán giữa các chủ kinh tế, thị trường cũng là điều kiện và là mơi trường sản xuất hàng hố. Khi nghiên cứu thị trường ở địa bàn xã Bát Mọt chúng tơi nhận thấy có một số đặc điểm sau:

Kết phỏng vấn cho thấy tài nguyên rừng ở Bát Mọt không chỉ chịu áp lực của đói nghèo mà cịn phụ thuộc vào giá cả sản phẩm hàng hoá lâm sản. Trong nhiều

trường hợp người ta xâm phạm tài ngun rừng khơng phải vì đói mà vì giá cả của những sản phẩm từ rừng, đặc biệt là các sản phẩm từ rừng như các loại gỗ quý hiếm và có giá trị kinh tế cao (Pơ mu, Sa mu, Vù hương, Dổi...), củi, dược liệu, măng, thịt thú rừng, sừng nai, mật Gấu v.v... tăng lên quá cao trên thị trường. Lợi nhuận đã làm cho người ta bất chấp cả quy định của nhà nước, bỏ qua cả luật lệ và những cam kết cộng đồng để khai thác sản phẩm từ rừng. Khu bảo tồn được bảo vệ và phát triển sẽ làm cho số lượng lâm sản như thú rừng, gỗ, củi, dược liệu v.v... càng nhiều, việc khai thác càng dễ dàng và áp lực của thị trường sẽ càng lớn. Một trong những nhiệm vụ của quản lý rừng trong tương lai là giảm áp lực của thị trường đến sản phẩm từ rừng của khu bảo tồn. Người ta cho rằng khơng có con đường nào khác là phát triển sản xuất để tạo ra những sản phẩm tương tự sản phẩm của rừng ở Khu bảo tồn ngay tại vùng đệm. Cùng với những tác động tiêu cực thì nhu cầu của thị trường với các sản phẩm từ rừng ngày càng cao cũng mở ra triển vọng tăng thu nhập từ nghề rừng. Nếu được hướng dẫn kỹ thuật kinh doanh lâm sản và tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường ổn định thì người dân sẽ tích cực hơn trong bảo vệ và phát triển rừng như bảo vệ và phát triển nguồn sống của chính mình. Nhu cầu của thị trường với sản phẩm từ rừng càng cao thì cơ hội tăng thu nhập từ nghề rừng càng lớn và càng có nhiều nguồn lực hơn cho bảo vệ và phát triển rừng.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm khác ở xã Bát Mọt sản xuất theo yêu cầu của hộ gia đình mà khơng theo yêu cầu của thị trường, sản xuất mang tính tự phát khơng có kế hoạch. Các sản phẩm hàng hoá đều do tiểu thương nơi khác đến mua, họ tự do ép giá làm cho người dân khơng tự định giá sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 61 - 62)