Ảnh hưởng của tập quán canh tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 58 - 60)

4.2. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn đến

4.2.4. ảnh hưởng của tập quán canh tác

4.2.4.1. Tập quán khai thác kiệt các nguồn tài nguyên

Do điều kiện kinh tế hiện tại cịn gặp nhiều khó khăn, người dân trên địa bàn xã Bát Mọt đã dựa vào các nguồn tài nguyên rừng là chính. Họ đã tác động vào rừng bằng mọi hình thức để khai thác các sản phẩm gỗ, củi, Song, Mây, Lá cọ, chim, thú rừng...

Với tập quán khai thác kiệt người ta đã làm tài nguyên rừng và đất rừng bị suy thoái nghiêm trọng. Điều này chẳng những đã làm giảm nguồn sống của chính mình mà người dân cịn gây ảnh hưởng lớn đến mơi trường sinh thái, làm giảm tính đa dạng sinh học – yếu tố quan trọng cho phát triển bền vững ở địa phương.

4.2.4.2. Tập quán đốt rừng làm nương rẫy

Tập quán đốt rừng làm nương rẫy đã có từ lâu đời đối với người dân xã Bát Mọt, hiện nay vẫn còn tồn tại phổ biến ở những vùng có điều kiện khó khăn về địa hình hoặc khơng có điều kiện thâm canh, giao thơng đi lại khó khăn như địa bàn thôn Vịn, thôn Đục, thơn ruộng. Phương thức canh tác nương rẫy hồn toàn dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa vào lượng dinh dưỡng sẵn có của đất. Vì vậy, năng suất cây trồng không ngừng giảm thấp, sức sản xuất bị giảm dần, khơng duy trì

Hình 4.7: Săn bắt trái phép động vật rừng

được đời sống ổn định cho con người. Về mặt mơi trường, q trình canh tác khơng có biện pháp bảo vệ đất đã làm cho đất đai bị xói mịn, rửa trơi, kéo theo suy thối cả nguồn nước và điều kiện khí hậu.

4.2.4.3. Tập quán chăn thả gia súc, gia cầm

Tập quán chăn thả các loại trâu, bò đã tồn tại từ lâu đời của người dân xã Bát Mọt. Thói quen chăn ni thả rơng quanh nhà, quanh vườn các loài heo, gà vừa mất vệ sinh vừa làm giảm năng xuất vật nuôi. Việc chăn thả gia súc gia cầm khơng có chuồng trại, khơng có rào dậu để bảo vệ, ngăn giữ, không cung cấp thức ăn, khơng được chăm sóc và phịng chống dịch bệnh đã làm cho hiệu quả của chăn nuôi thấp. Kết quả điều tra từ 92 hộ gia đình đã cho thấy 100% các hộ đều chăn nuôi theo cách thả rông. Phương thức này chẳng những khơng tiết kiệm được nguồn phân bón mà cịn gây ơ nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển và lây lan nhiều loại bệnh tật cho con người.

4.2.4.4. Tập quán làm ruộng bậc thang

Do địa hình đồi núi phức tạp, đất lúa nước ở Bát mọt về cơ bản đã được bậc thang hoá. Ruộng bậc thang được

thiết lập ở mái sườn dốc, kể cả nơi dốc mạnh, miễn là có nguồn nước. Có những đám chỉ rộng 50-100m2 cũng được tận dụng chia thành 5-7 bậc. Mỗi bậc chỉ rộng vài ba bước chân và cao quá tầm đầu người. Ruộng bậc thang tận dụng nguồn nước tự chảy và đất đai để cấy lúa. Đây là một

trong những phong tục tập quán phổ biến từ lâu đời ở Bát mọt. Trên phương diện sử dụng đất thì đây là một tập quán tốt, vừa tận dụng triệt để đất đai phục vụ cho canh tác nơng nghiệp, vừa chống xói mịn và rửa trơi đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 58 - 60)