Tình hình bảo vệ rừng ở Bát Mọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 41 - 44)

4.1. Thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên rừng xã Bát Mọt

4.1.1. Tình hình bảo vệ rừng ở Bát Mọt

Hiện nay, trước sức ép của dân số và nhu cầu cao của xã hội đối với sản phẩm từ rừng, công tác BVR trên địa bàn xã Bát Mọt được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Khu BTTN Xuân Liên, chính quyền xã Bát Mọt, Đồn Biên phòng 505 đã xây dựng quy chế phối hợp, tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân về luật bảo vệ và phát triển rừng, quyền hưởng lợi của hộ gia đình và cá nhân nhận đất nhận rừng, các văn bản có liên quan khác về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Thực hiện đề án 38 của UBND tỉnh Thanh Hóa về xã hội hóa cơng tác bảo vệ rừng, khu BTTN Xuân Liên đã đưa kiểm lâm viên xuống địa bàn xã tuyên truyền vận động nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng bằng các cuộc họp thôn bản, phối hợp cùng với tổ chức Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc xã bằng các hình thức sân khấu

hố, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn; lồng ghép hoạt động tuyên truyền trong tất cả các dự án được thực hiện trên địa bàn để tuyên truyền cho người dân bỏ dần tập quán sống dựa vào rừng tự nhiên, làm quen dần với phương thức sản xuất mới, đặc

biệt là thông qua dự án, khu BTTN Xuân Liên đã tuyên truyền nhân dân tự nguyện ra nộp 129/295 khẩu súng săn hiện có súng săn hiện có trên địa bàn.

Cơng tác PCCCR trên địa bàn được đặc biệt quan tâm, Hạt Kiểm lâm khu BTTN Xuân Liên thường xuyên phối hợp với chính quyền xã Bát Mọt để triển khai công tác PCCCR, xây dựng Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND xã Làm trưởng

Ban, Phó chủ tịch, Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn làm Phó ban và các trưởng ban ngành đoàn thể trong xã làm ban viên; xây dựng các tổ đội quần chúng và tổ đội xung kích bảo vệ rừng ở các thơn để tuyên truyền và tham gia ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xẩy ra. Tổ chức các cuộc diễn tập PCCCR quy mô cấp xã và cấp thôn bản; mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR trên địa bàn xã như: Xây dựng biển báo cấm lửa, bảng niêm yết và các dụng cụ như bàn dập lửa, dao, cuốc…giúp cho cơng tác chữa cháy ở xã hoạt động có hiệu quả, góp phần đảm bảo phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR. Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các ban ngành trên địa bàn, tổ bảo vệ rừng ở xã trong 5 năm gần đây chưa để xảy ra vụ cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, địa bàn nghiên cứu nằm trong khu vực có nguy cơ cháy cao do trạng thái rừng khơ, trảng cỏ, lau lách dễ cháy nên có thể khẳng định cháy rừng ln là mối đe doạ nguy hiểm đối với rừng của Bát Mọt.

Ngoài ra, Khu bảo tồn Xuân Liên đã cắm mốc ranh giới của khu rừng đặc dụng bảo vệ nghiêm ngặt

và khu vực vùng đệm; xây dựng 12 bộ hồ sơ quản lý đến từng tiểu khu rừng và tuyến điều tra rừng cố định phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn tranh chấp đất đai với cộng đồng, ranh giới

rừng đặc dụng được làm rõ ngoài thực địa để làm căn cứ quan trọng trong công tác thi hành các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng của Khu bảo tồn; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa.

Bên cạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia công tác bảo vệ rừng, Hạt kiểm lâm của Khu BTTN Xuân Liên đã phối hợp với cơng an địa

phương và Kiểm lâm sở tại, Đồn biên phòng 505 tổ chức các đợt tuần tra, truy quét để ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm đến tài nguyên rừng, truy quét các điểm thu mua lâm đặc sản rừng, kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản và các cửa hàng ăn trên địa bàn xã có dấu hiệu sử dụng trái phép sản phẩm rừng.

Theo số liệu thống kê từ năm 2002 đến nay của Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Xuân Liên (biểu 4.1 và hình 4.3) cho thấy tình hình vi phạm trên địa bàn có chiều hướng giảm dần, nguyên nhân giảm là do có sự phối hợp tốt giữa Khu BTTN Xuân Liên với chính quyền địa phương, Đồn biên phịng 505 và các bàn ngành đoàn thể trên địa bàn, đặc biệt là sự hỗ trợ của Dự án 661 về giao khoán bảo vệ rừng cho nhân dân.

Biểu 4.1: Thống kê tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ở xã Bát Mọt năm 2002 – 2006 Năm Số vụ Số người vi phạm 2002 60 75 2003 49 69 2004 47 67 2005 31 42 2006 25 41

(Nguồn:Theo báo cáo tình hình vi phạm rừng của HKL Khu BTTN Xuân Liên từ năm 2002 đến 2006)

60 49 47 31 25 0 10 20 30 40 50 60 Số vụ

Hình 4.3: Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng theo các năm

Kết quả điều tra cho thấy những loại hình vi phạm tài nguyên rừng thường xảy ra ở Bát Mọt là khai thác gỗ quý hiếm, săn bắn thú rừng và phát rừng làm nương rẫy.

Các vụ vi phạm đã có xu hướng giảm dần từ năm 2002 trở lại đây, song xu hướng này chưa hoàn toàn ổn định. Do vậy, cần phải đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp quản lý bảo vệ rừng đã thực hiện để tiếp tục hoàn thiện nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)