4.2. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn đến
4.2.2. ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra về nơng hố thổ nhưỡng của Viện điều tra quy hoạch rừng (1999), đất đai trên địa bàn xã Bát Mọt gồm có 2 nhóm đất chính là đất Feralít có mùn trên núi trung bình và đất Feralít đỏ vàng phát triển ở đồi núi thấp:
- Nhóm đất Feralít có mùn trên núi trung bình (FH): chiếm 24,8%, được hình thành trong điều kiện nóng ẩm, rất dốc khơng có nước đọng, khơng kết von, có nhiều mùn (tỷ lệ mùn tầng mặt trên 8-10%) tầng đất mỏng, đất mầu vàng đỏ phát triển trên đá Granit, Riolit... cịn rừng che phủ. Đất có tỷ lệ đá lẫn cao, thành phần cơ giới thô và nhẹ. Phân bố ở độ cao 800-1.442 m, tập trung ở dẫy Bù Hòn Hàn và dẫy núi ranh giới giữa Bát Mọt với tỉnh Nghệ An, nước Lào. - Nhóm đất Feralít đỏ vàng phát triển ở đồi núi thấp (F), chiếm 76,2% là loại đất có có q trình Feralít điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ, phân bố ở độ cao dưới 800 m, trong đó điển hình là:
+ Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs): Thành phần cơ giới nặng, tầng đất dầy, đất tốt, khơng có đá lẫn, phân bố ở các thơn phía Bắc của xã (thôn Dưn, Cạn, Chiềng), độ dầy tầng đất từ 70-1,40m. Lân tổng số và Kali tổng số từ trung bình đến khá. Loại đất này rất phù hợp cho các loại cây trồng.
+ Đất Feralít vàng nhạt phát triển trên đá sa thạch (Fq): Thành phần cơ giới thô nhẹ, tầng đất mỏng đến trung bình, có đá lẫn. Phân bố rải rác ở hầu hết các thơn trong xã. Phản ứng đất chua có nơi pHkcl chỉ đạt 3,4; độ no Bazơ thấp, dung tích hấp thụ thấp. Đất có cấu trúc kém, mất nước nhanh, khả năng giữ mầu kém , loại đất này thích hợp trồng các loại cây dài ngày như: Chè, vải, nhãn, cam, quýt và các loài cây lâm nghiệp như: keo, lát, giổi...
+ Đất Feralít vàng đỏ phát triển trên đá macma acid kết tinh chua (Fa): phân bố chủ yếu chủ yếu ở vùng đồi cao và vùng đồi trung bình nằm (ở) rải rác ở các thơn trong xã, trên đai độ cao từ 200-400m. Đất Feralít vàng đỏ phát triển trên đá macma acid chứa nhiều khống vật khơ bị phá huỷ, do vậy sản phẩm của q trình phá huỷ thường thơ. Kết quả đất phát triển trên đá này có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tầng đất dầy 1m. Đất có phản ứng chua pH kcl 4,0-5,2. Kali trao đổi 7-15mg/100g đất, Kali tổng số biến động mạnh 0,2 – 0,24%, Lân dễ tiêu thấp 1-2mg/100g đất, hàm lượng mùn thấp 1-2%. Đây là loại đất có thể thích hợp với trồng Chè, Quế, Hồi, Ngơ, Sắn... Song, khi sử dụng loại đất này cần chú ý đến các biện pháp chống xói mịn đất.
+ Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong thung lũng (Dl): là loại đất phì nhiêu, tầng dầy, mầu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, giầu dinh dưỡng, hàng năm vẫn được bồi tụ thêm một lớp phù xa mới rất mầu mỡ. Phân bố dọc theo sông Ken và các suối lớn trong vùng, là nơi bằng phẳng và thuận lợi về nguồn nước nên phần lớn đã được cải tạo để trồng lúa.
Nhìn chung đất trong khu vực có độ phì cao. Mặc dù đất trên các sườn núi được xem như nghèo xấu với cây lúa và những cây nơng nghiệp khác, nhưng vẫn có thể phù hợp với các loài cây ăn quả, cây công nghiệp và đặc biệt là cho khôi phục lại thảm thực vật rừng. Tuy nhiên, vì phần lớn đất được hình thành từ đá macma và phiến thạch sét nên thành phần cơ giới nặng và dễ bị phá huỷ bởi nước mưa. Với tính chất đất như vậy rất dễ xảy ra xói mịn, rửa trơi đất khi khơng có lớp thảm thực vật che phủ bảo vệ.
Cũng như các vùng khác, ở xã Bát Mọt đất đai là tài nguyên quí giá nhất, là cơ sở quan trọng cho cuộc sống của nhân dân và cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý khơng chỉ là yếu tố đảm bảo chất lượng cuộc sống người dân địa phương mà cịn góp phần to lớn vào việc bảo vệ được môi trường sinh thái trong khu vực.