Giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 73)

Theo kết quả thảo luận với cán bộ khu bảo tồn, chính quyền xã, các ban ngành đoàn thể và cộng đồng dân cư địa phương, nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận: Những giải pháp khoa học công nghệ cần hướng vào thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở các thôn bản trên địa bàn. Do điều kiện đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội ở địa phương, những giải pháp khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy hình thành các tổ

chức và luật lệ cộng đồng cho quản lý tài nguyên ở Bát Mọt cần hướng đến khai thác thế mạnh về rừng, đất, các giống loài và kinh nghiệm bản địa, thúc đẩy phát triển hàng hoá có khối lượng nhỏ nhưng giá trị cao, không đòi hỏi đầu tư công sức lớn và những phương tiện giao thông hiện đại. Một số công nghệ nhằm phát triển sản xuất hàng hoá ở địa phương được phác thảo như sau:

4.3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất ở mức thôn bản

Phân tích tình trạng sử dụng đất hiện tại đã nhận thấy còn nhiều bất cập. Trước hết người ta chưa xác định được những kiểu sử dụng đất hiệu quả nhất ở địa phương. Hiện nay, phần lớn diện tích nương rẫy trước đây được quy hoạch phân theo hiện trạng sử dụng, cho dù ở đó có độ dốc cao, hay đất đã thoái hoá, quy hoạch thực sự là chưa căn cứ đầy đủ vào tiềm năng đất của địa phương. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt ở mức thôn bản là rất cần thiết. Đây vừa là văn bản pháp lý của Nhà nước buộc mọi người phải thực hiện trong hoạt động quản lý tài nguyên vừa là tài liệu hướng dẫn cho họ quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất trước đây không có sự tham gia của các hộ gia đình và chính quyền thôn bản. Nhiều người không hiểu và do đó không sử dụng đất quy hoạch của xã. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất trước đây không rõ ràng, chi tiết để có thể làm cơ sở hướng dẫn người dân sử dụng đất hợp lý. Trong phương án quy hoạch cần cụ thể được những giải pháp quản lý với từng nhóm đất theo độ dốc, độ cao, cấp đất, khoảng cách gần khu dân cư, gần đường giao thông v.v... Phải làm cho quy hoạch sử dụng đất thực sự là cơ sở hướng dẫn người dân sử dụng đất có hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương, đồng thời cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý đất đai giám sát quá trình sử dụng đất của các đối tượng được nhận đất nhận rừng.

4.3.3.2. Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm

Với trình độ dân trí thấp, nền kinh tế sản xuất tự cung tự cấp, thì việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về cây trồng vật nuôi cho các hộ gia đình, nhằm nâng cao mức sống cho người dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà nước cần hỗ trợ kỹ thuật cho người dân thông qua tổ chức khuyến lâm và khuyến nông như:

- Tăng cường nhân lực, vật lực và tài lực cho các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm theo nhiều hình thức linh hoạt để họ có đủ điều kiện hỗ trợ người dân tiếp nhận và ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống.

- Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm nên đa dạng và phong phú, ngoài việc phổ biến kỹ thuật công nghệ cần tuyên truyền và bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường giá cả, hướng dẫn các hộ gia đình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang hướng sản xuất hàng hoá.

- Thực hiện nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất. Huy động lực lượng cán bộ khoa học của các Viện, Trường, Trung tâm hỗ trợ người dân địa phương phát triển sản xuất.

4.3.3.3. Đãi ngộ thích hợp với cán bộ khoa học và mức đầu tư cho khoa học công nghệ

Bát Mọt là xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vào sự nghiệp phát triển xã Bát Mọt cần có chính sách khuyến khích, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ về làm việc tại xã và các thôn bản như hỗ trợ nhà ở, đất ở, khoán chế độ tiền lương theo chất lượng các công trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, có chế độ khen thưởng thích đáng đối với các công trình khoa học áp dụng vào địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, v.v... Tăng cường cho khoa học công nghệ phục vụ phát triển quản lý rừng và phát triển sản xuất nói chung ở địa phương. Bát Mọt là một trong những địa phương mà tiềm năng phát triển kinh tế xã hội và quản lý rừng nói riêng còn rất ít được nghiên cứu. Vì vậy, đề nghị tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ phục vụ quản lý rừng và phát triển sản xuất nói chung ở địa phương, đặc biệt quan tâm đến đầu tư cho những công nghệ tiên tiến như giống mới, máy móc thiết bị chế biến nông lâm sản sau thu hoạch, kỹ thuật nhân giống cây trồng, thiết bị phát hiện và phòng chống cháy rừng v.v...

4.3.3.4. Tổ chức nghiên cứu và phổ cập kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại để áp dụng vào hoạt động canh tác ở các hộ gia đình

Hiện nay khi chuyển giao kỹ thuật, các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm thường sử dụng kiến thức kinh nghiệm từ sách vở mà ít chú ý đến việc khai thác kiến thức bản địa từ người dân. Đó là nguyên nhân làm cho một số hoạt động chuyển giao chưa

thực sự có hiệu quả. Tổ chức nghiên cứu phổ cập kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại để áp dụng vào hoạt động canh tác ở các hộ gia đình như mở các lớp ngắn hạn về chọn cây trồng và kỹ thuật trồng, về chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản, quản lý bảo vệ rừng. Giảng viên của lớp có thể do những hộ dân giàu kinh nghiệm, sản xuất giỏi, các cán bộ kỹ thuật của Khu bảo tồn, Phòng Nông lâm nghiệp; Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm huyện cùng nhau phối hợp thực hiện.

Do đặc điểm về phong tục tập quán của người dân địa phương nên trong quá trình nghiên cứu lựa chọn mô hình sản xuất, chọn giống cây trồng, chọn vật nuôi, một giải pháp hữu hiệu là nghiên cứu tham dự. Trong qúa trình đó, người dân địa phương sẽ ký kết hợp đồng trách nhiệm bảo vệ, quản lý rừng và trồng thêm rừng cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thôn bản. Người dân trực tiếp thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả của những biện pháp kỹ thuật dưới sự tư vấn của các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm. Họ tự tổng kết, rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh những biện pháp kỹ thuật và phổ biến các biện pháp kỹ thuật cho các thành viên khác trong cộng đồng. Người dân địa phương sẽ tích cực tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thiết kế, thực thi, giám sát và đánh giá hoạt động lâm nghiệp, cho tới mức họ sẽ chịu trách nhiệm trong việc quản lý và hưởng thành quả lao động do nguồn tài nguyên này mang lại. Đây là một yếu tố kích thích rất quan trọng đối với lợi ích cá nhân, thức tỉnh lợi ích cá nhân, thúc đẩy sự tham gia của người dân vào công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ngày càng đạt hiệu quả.

4.3.3.5. Hỗ trợ người dân tham gia vào nghiên cứu phát triển những sản phẩm ngoài gỗ

Khai thác và sử dụng lâm đặc sản ngoài gỗ là hoạt động mang tính chất truyền thống của người dân địa phương. Tuy nhiên, những kiến thức và kinh nghiệm của nhân dân về giá trị sử dụng, phương thức khai thác còn tản mạn, chưa có hệ thống. Để tăng cường phát triển sản phẩm ngoài gỗ, tăng nguồn thu nhập cho các hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường trong khu vực. Trong những nghiên cứu cần có sự tham gia của người dân địa phương, nhằm tổng hợp những kinh nghiệm, kiến thức trong việc gây trồng, bảo vệ, sử dụng và tiêu thụ những sản phẩm ngoài gỗ. Cụ thể, phát triển công nghệ

nuôi trồng nấm hương, mục nhĩ từ gỗ rừng ở địa phương; Phát triển các loài thảo dược dưới tán rừng như Sa nhân, Thảo quyết minh, Thổ phục linh, Mã tiền lông...

4.3.3.6. Phát triển chế biến những sản phẩm từ rừng

Cho đến nay phần lớn các sản phẩm từ rừng đều được trao đổi dưới dạng sản phẩm thô làm cho giá trị của chúng thấp. Thậm chí nhiều loại sản phẩm không có giá trị thị trường. Vì vậy, cần hỗ trợ công nghệ chế biến lâm sản để phát triển thị trường và tăng thu nhập cho người dân. Chế biến lâm sản không chỉ giúp người dân nhận thức đầy đủ hơn giá trị kinh tế của tài nguyên rừng, tích cực hơn trong quản lý bảo vệ rừng mà còn hỗ trợ hình thành liên kết của các hộ gia đình với cộng đồng, giúp họ ổn định sản xuất, thúc đẩy định canh, định cư và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Những hướng quan trọng trong chế biến lâm sản ở Bát mọt là chế biến dược thảo, chế biến bột giấy v.v... Đây là những lĩnh vực chế biến cần phát triển trước tiên theo hướng hình thành các sản phẩm hàng hoá có khối lượng nhỏ, giá trị cao, không đòi hỏi đầu tư đường xá với quy mô lớn.

4.3.3.7. Phát triển công nghệ canh tác trên đất dốc

Diện tích ruộng nước ở địa phương rất thiếu so với nhu cầu về lương thực. Do đó, trong những năm tới, khi nhận thức và kiến thức người dân được nâng lên, kinh doanh rừng chưa mang lại thu nhập, nhiều mô hình sản xuất khác đang chờ phát huy tác dụng, thị trường đang chờ có cơ hội phát triển thì canh tác lương thực trên đất dốc vẫn còn là mô hình phổ biến. Để bảo vệ rừng, bảo vệ đất và duy trì năng suất canh tác nương rẫy cần hỗ trợ việc áp dụng những công nghệ canh tác mới. Đặc biệt là công nghệ chống xói mòn và duy trì độ ẩm đất. Theo người dân thì phát triển canh tác bậc thang sẽ là biện pháp khả thi nhất, phù hợp với kinh nghiệm của người dân. Họ cho rằng làm bậc thang không chỉ để canh tác lúa, mà có thể áp dụng cả cho trồng cây ăn quả, cây đa tác dụng, cây dược liệu v.v..., và cũng không chỉ áp dụng để canh tác ở vùng đồi trống mà có thể áp dụng để mở rộng diện tích trồng cây dưới tán rừng các loài cây như: Gừng, Nghệ và các loài Sa nhân, Bách bộ.... Để phát triển công nghệ canh tác đất dốc cần có những hoạt động nỗ lực của cộng đồng trong việc xây dựng quy ước về chuyển giao kỹ thuật, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ mọi thành viên thực hiện công nghệ canh tác mới.

Chương 5

Kết luận, tồn tại và kiến nghị 5.1. kết luận

1. Bát Mọt là xã miền núi có diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 93% diện tích tự nhiên, có nguồn tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghệm và truyền thống lâu đời trong lao động sản xuất. Trong những thập kỷ qua tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, chậm phát triển, tài nguyên rừng vẫn bị tàn phá, đất đai vẫn bị xói mòn và thoái hoá. Một trong những tồn tại trên là chưa có những chính sách và các giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.

2. Về điều kiện tự nhiên, Bát Mọt có diện tích rừng rộng lớn, bình quân trên 6 ha/ người. Bát Mọt có chế độ khí hậu nóng ẩm thuận lợi đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Đất đồi núi trong khu vực, mặc dù không còn thích hợp với cây nông nghiệp, nhưng vẫn là lập địa tốt cho cây rừng, cây ăn quả và thuận lợi để khôi phục các thảm thực vật rừng. Bát Mọt có tiềm năng lớn về tài nguyên sinh vật, có nhiều loại rừng, nhiều loài thực vật, động vật. Chúng có vai trò quan trọng phòng hộ và cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men, gỗ củi cùng nhiều loại lâm sản thiết yếu khác. Đây thực sự là tiềm năng quan trọng cho xây dựng những hệ sinh thái rừng, hệ canh tác nông lâm kết hợp ổn định, phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển rừng bền vững ở địa phương.

3. Về điều kiện xã hội, Bát Mọt có nguồn lao động dồi dào cùng với những kinh nghiệm bản địa phong phú được tích luỹ trong nhiều thế hệ, đức tính cần cù và trung thực. Bát Mọt cũng là nơi giáp ranh với biên giới Việt- Lào, có trục đường tỉnh lộ đi qua biên giới, là nơi giao lưu với tỉnh Hủa Phăn (Lào) để phát triển, là địa phương thuộc diện vùng 135 (quy định những xã thuộc vùng cao, khó khăn) được sự quan tâm nhiều của Nhà nước. Đây là những tiền đề quan trọng để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, trong đó có phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

4. Những khó khăn chủ yếu cho quản lý rừng bền vững ở xã Bát Mọt là:

- Điều kiện địa hình phức tạp, độ dốc cao, lượng mưa lớn, mưa tập trung theo mùa với cường độ mưa lớn đã gây nên xói mòn mạnh chỉ cần tác động thiếu thận trọng nhỏ cũng có thể làm biến động tài nguyên môi trường, làm suy thoái tài nguyên rừng và đất.

- Chế độ gió khô nóng (gió lào) và lượng bức xạ mặt trời cao đã gây nên nguy cơ cao của cháy rừng, làm biến đổi lớn về tài nguyên môi trường, làm suy thoái tài nguyên rừng và đất đai.

- Trình độ lao động và dân trí thấp, những kiến thức bản địa tuy phong phú nhưng còn tản mạn và chưa hệ thống, vì vậy, rất khó khăn cho việc tiếp nhận các kiến thức và kỹ thuật mới vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

- Do điều kiện đất nông nghiệp ít, không đáp ứng được nhu cầu cho lương thực và hậu quả của một số tập quán sử dụng tài nguyên rừng đã dẫn đến sự suy thoái rất nghiêm trọng về tài nguyên thiên nhiên.

- Một số chính sách kinh tế xã hội, trong đó có chính sách sở hữu đất đai, chính sách ngân hàng tín dụng, chính sách khuyến khích bảo vệ phát triển rừng, chính sách khuyến nông, khuyến lâm v.v... còn nhiều bất cập đang làm cản trở quá trình phát triển sản xuất và quản lý bền vững tài nguyên rừng và đất rừng.

5. Phân tích những vấn đề tự nhiên, kinh tế xã hội, hiệu quả những chính sách đã áp dụng, thăm dò nguyện vọng của người dân, đề tài đã hình thành một số khuyến nghị về các giải pháp quản lý rừng bền vững ở Bát Mọt gồm:

- Các giải pháp kinh tế cho quản lý rừng ở Bát Mọt bao gồm: Hỗ trợ kinh phí cho quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ lâm nghiệp, chính sách hỗ trợ vốn cho hộ gia đình phát triển kinh doanh lâm nghiệp, phát triển thị trường lâm sản ổn định phát triển chăn nuôi và dịch vụ thú y, phát triển các loài cây đa tác dụng vừa có khả năng cho lương thực thực phẩm vừa có khả năng bảo vệ đất, phát triển chăn nuôi động vật hoang dã.

- Các giải pháp xã hội cho quản lý rừng ở Bát Mọt bao gồm: Nâng cao năng lực quản lý và nhận thức về quản lý rừng cho cán bộ và người dân địa phương, tiếp tục thực hiện chính sách giao đất giao rừng đến hộ gia đình, hình thành những tổ chức và luật lệ cộng đồng về quản lý tài nguyên, áp dụng phương thức đồng quản lý tài nguyên rừng, tăng cường lực lượng hướng dẫn và giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất và giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 73)