Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 60 - 61)

4.2. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn đến

4.2.5. ảnh hưởng của các yếu tố chính sách

Về ưu điểm, các chính sách giao khốn rừng và đất lâm nghiệp đã tạo ra động lực mạnh mẽ, giúp người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tham gia bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ cho người dân trong cộng đồng về vốn, kỹ thuật,... tăng cường nguồn lực để sản xuất nâng cao đời sống và dân trí.

Tuy nhiên, thực hiện các chính sách về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Bát Mọt vẫn cịn một số chính sách cịn nặng tính áp đặt hơn là khuyến khích người dân tham gia cơng tác quản lý sử dụng rừng. Một số chính sách về quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng chưa phù hợp với địa phương, từng đối tượng, chẳng hạn như chính sách giao đất giao rừng cho các hộ gia đình sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như Nghị định 02, Nghị định 01, Nghị định 163 được triển khai trên địa bàn xã, việc xác định ranh giới của từng loại rừng, loại đất khi giao chưa rõ ràng, chưa xác định được tập đoàn cây trồng hợp lý, quyền và nghĩa vụ của người nhận khoán chưa được rõ ràng. Sự tham gia của người dân cịn hạn chế, trơng chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và các dự án. Phần lớn những quy định về quyền lợi và trách nhiệm của người dân về đất đai được xây dựng mà khơng có sự tham gia bàn bạc của người dân địa phương. Những quy định chưa đủ chi tiết và cụ thể, hoặc chưa truyền đạt được đầy đủ đến người dân nên họ còn cảm thấy quyền sở hữu và sử dụng đất của mình quá “mỏng manh’’. Vì vậy, họ chưa quan tâm nhiều đến đầu tư bảo vệ và phát triển đất, đơi khi cịn thờ ơ với quyền sở hữu và quyền sử dụng được giao. Để xác lập rõ quyền sở hữu rừng và đất rừng thì vấn đề giao đất khoán rừng là một trong những nội dung cơ bản, nhưng ở Bát Mọt công tác này đã triển khai chậm và trì trệ. Đến nay có thơn, đất chưa được giao đến hộ gia đình vẫn cịn để cho Uỷ ban nhân dân xã tạm thời quản lý; Quyết định 178 về quyền hưởng lợi của người dân có đất rừng được giao là rừng sản xuất mới được khai thác gỗ làm nhà dưới 10m3gỗ tròn/ hộ, nhưng trên thực tế trên địa bàn xã Bát Mọt đất lâm nghiệp giao cho dân có sổ đỏ để được hưởng lợi theo quy định trên rất ít, chủ yếu là đất rừng đặc dụng, rừng giao quốc phòng và UBND xã đang tạm giao cho thơn bản quản lý, người dân nhận khốn bảo vệ rừng thì khơng được hưởng lợi gì ngồi một số hộ gia đình được nhận tiền cơng khốn từ dự

án 661. Nhu cầu gỗ, củi phục vụ mục đích của con người ngày một gia tăng, dẫn đến áp lực của người dân đến rừng đặc dụng, rừng của Đồn biên phòng, của UBND xã quản lý ngày một lớn, điều đó dẫn đến xung đột giữa người dân với chính quyền và các cơ quan chức năng. Chính vì vậy, vai trị của cộng đồng trong cơng tác quản lý tài nguyên rừng ở Bát Mọt cịn nhiều hạn chế, khơng phát huy được tính tích cực của quần chúng nhân dân. Điều này là một trở ngại cho chính quyền và các cơ quan chức năng trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng.

Hiện nay ở Bát mọt vẫn chưa có những giải pháp, những quy định đồng bộ cùng với giao đất khốn rừng để có thể đảm bảo tính cưỡng chế của sở hữu và sử dụng tài nguyên. Mặc khác, cũng chưa có những quy định của Nhà nước, những luật lệ của cộng đồng đủ mạnh để ngăn cản sự xâm phạm quyền sử dụng đất đã có chủ. Tính tự do tiếp cận không những đã ngăn trở ý thức đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng và đất rừng mà ngược lại, trong nhiều trường hợp còn đẩy người dân đến sử dụng chúng một cách lãng phí hơn, với cường độ cao hơn vì mục tiêu trước mắt.

Một số chính sách về xã hội như xố đói giảm nghèo, tạo việc làm cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự hướng người dân sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả, chưa tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hiện tại.

Chính sách đầu tư phát triển nông thôn miền núi (Thuỷ lợi, các cơ sở dịch vụ nông nghiệp v.v...) chưa được quan tâm đầy đủ. Việc hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế hộ gia đình thơng qua hệ thống tín dụng, cơ chế tổ chức hoạt động và những điều khoản quy định còn gây nhiều phiền phức cho các hộ nông dân, đặc biệt là những hộ nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)