Ảnh hưởng của hệ thống tổ chức ở cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 62 - 65)

4.2. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn đến

4.2.7. ảnh hưởng của hệ thống tổ chức ở cộng đồng

Để quản lý, bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng thì phải áp dụng nhiều biện pháp tích cực, tồn diện và gắn liền với cuộc sống của đồng bào dân tộc. Vì vậy, ngồi các biện pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp thì trong thực tiễn ở các thôn bản sống gần rừng, các tổ chức quần chúng cũng đóng vai trị quan trọng, thể hiện rõ rệt nhất là vai trò của các chi bộ Đảng,

chính quyền xã, tổ chức tín dụng, trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm, Kiểm lâm viên, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nơng dân v.v...

Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của các tổ chức cộng đồng như sau: - Các chi bộ đảng có nhiệm vụ phổ biến các chủ trương chính sách của Nhà nước đến người dân, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong đó có chính sách phát triển lâm nghiệp.

- Cán bộ lâm nghiệp xã có nhiệm vụ tham mưu cho cho chính quyền xã xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng rừng và đất rừng, kiểm tra đôn đốc kết quả thực hiện sản xuất lâm nghiệp của xã. Tuyên truyền về luật pháp bảo vệ và phát triển rừng.

- Cán bộ địa chính xã có nhiệm vụ quy hoạch đất đai, xác định ranh giới các loại rừng, đất rừng, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp trong xã và ranh giới đất các hộ gia đình.

- Các tổ chức tín dụng: Cho vay vốn phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

- Trung tâm khuyến nơng- khuyến lâm có nhiệm vụ đào tạo khuyến lâm viên chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, hỗ trợ hạt giống cây con.

- Hội phụ nữ có nhiệm vụ cây quỹ, hỗ trợ các gia đình và chị em phụ nữ gặp khó khăn, vận động giữ nếp sống vệ sinh, sinh đẻ có kế hoạch, chăn ni các con giống, cây giống mới.

- Kiểm lâm viên có nhiệm vụ phối hợp với cán bộ lâm nghiệp xã tham mưu cho chính quyền xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, quản lý bảo vệ các lâm sản của địa phương.

- Hội nơng dân có nhiệm vụ trao đổi kinh nghiệm, gây quỹ hỗ trợ sản xuất nơng lâm nghiệp, tạo điều kiện cho các gia đình khó khăn phát triển sản xuất nơng lâm nghiệp, bảo lãnh cho nông dân phát triển sản xuất.

- Đội xung kích có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự bản làng, bài trừ các tệ nạn xã hội đưa bản làng vào kỷ cương.

- Hội cựu chiến binh có nhiệm vụ động viên, khuyến khích nhân dân tham gia sản xuất nông lâm nghiệp.

- Dịch vụ có nhiệm vụ cung ứng các loại hàng hố phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống, cây con và các loại hàng hoá khác, phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội.

- Đồn thanh niên có nhiệm vụ tuyên truyền vận động, giáo dục thanh thiếu niên tham gia các hoạt động của địa phương.

Trong quá trình trao đổi và thảo luận với cán bộ địa phương đã nhận thấy một số vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức cộng đồng về quản lý rừng như sau:

+ Các tổ chức cộng đồng đã có vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân về quản lý rừng, hỗ trợ trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện những chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý rừng, trực tiếp tham gia vào tổ chức các hoạt động lâm nghiệp và quản lý rừng. Người ta đã khẳng định về vai trò không thể thiếu được của các tổ chức cộng đồng trong quản lý rừng, đặc biệt là kiểm lâm viên địa bàn xã, cán bộ lâm nghiệp xã, địa chính, hội phụ nữ v.v... Từ năm 2000 theo Đề án số 38 của Tỉnh Thanh Hố về xã hội hố cơng tác lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá đã đưa kiểm lâm viên xuống địa bàn xã thực hiện chức năng sát dân, bám rừng, đa dạng hoá hình thức hoạt động của kiểm lâm, từ đó cơng tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn đã có chuyển biến rõ rệt, đi đúng hướng với chiến lược của ngành lâm nghiệp.

+ Những tồn tại chủ yếu của các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý rừng ở Bát Mọt là năng lực và trình độ cịn hạn chế của cán bộ đoàn thể chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý rừng, chưa sáng tạo, đưa ra được những giải pháp, hình thức tổ chức quản lý rừng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, chưa có những đầu tư thích hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức thực hiện được nhiệm vụ liên quan đến quản lý rừng, chưa có những quy định thực sự rõ ràng về chức năng và quyền hạn của mỗi tổ chức cộng đồng về quản lý rừng, đơi khi nhiệm vụ của họ cịn chồng chéo, cản trở nhau. Cán bộ xã còn phải kiêm nhiệm nhiều việc, chưa có cán bộ chuyên trách về lâm nghiệp được hưởng chế độ lương của Nhà nước dẫn đến hoạt động hiệu quả đạt được chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 62 - 65)