4.1. Thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên rừng xã Bát Mọt
4.1.2. Thực trạng phát triển rừng ở Xã Bát Mọt
Phát triển rừng là những hoạt động nhằm làm tăng chất lượng và số lượng của rừng. Chất lượng rừng được thể hiện thông qua những chỉ tiêu phản ảnh năng suất và tính ổn định của rừng, số lượng của rừng được thể hiện thơng qua những chỉ tiêu phản ảnh kích thước, quy mơ, khối lượng, diện tích, trữ lượng, chiều cao bình qn, đường kính bình qn v.v...
Trong những năm qua, địa bàn xã Bát Mọt mới chỉ được đầu tư cho công tác bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên từ nguồn của dự án 661 với 5.900 ha rừng, cơng tác trồng rừng rất ít được đầu, đến nay mới chỉ có 60 ha rừng trồng của
Hình 4.4: Dự án nhân giống Dổi tại Bát Mọt
dự án định canh định cư, nhân dân chưa chủ động trồng rừng để phát triển sản xuất hộ gia đình mà chủ yếu vẫn cịn phụ thuộc vào sản phẩm tự nhiên của rừng.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khu BTTN Xuân Liên trên địa bàn xã Bát Mọt là hướng vào tìm hiểu đặc điểm số lượng, chất lượng của các nguồn tài nguyên, phân tích mức độ phong
phú, tình trạng phục hồi, xu hướng biến đổi của các giống loài và sinh cảnh, làm sáng tỏ nguyên nhân tác động và những giải pháp bảo tồn chúng. Có thể điểm lại một số hoạt động nghiên cứu khoa học của khu BTTN Xuân Liên đã thực hiện tại địa bàn xã Bát Mọt như: nghiên cứu đặc
điểm các loài cây hạt trần (Pơmu, Bách xanh…), thử nghiệm thành cơng chương trình nghiên cứu nhân giống cây bản địa (Dổi ăn hạt), xây dựng đề cương nghiên cứu lồi Bị tót, Mang Roosevelt.