Thực trạng sử dụng rừng và đất rừng ở xã Bát Mọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 45 - 50)

4.1. Thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên rừng xã Bát Mọt

4.1.3. Thực trạng sử dụng rừng và đất rừng ở xã Bát Mọt

Sử dụng rừng và đất rừng được hiểu là hoạt động nhằm khai thác những lợi ích từ rừng và đất rừng cho sự phát triển kinh tế xã hội, sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả là sử dụng rừng để cải thiện chất lượng cuộc sống con người trong khi không làm suy giảm khả năng đáp ứng lâu dài những lợi ích từ rừng, ngược lại sử dụng rừng không hiệu quả là sử dụng mà không phát huy hết tiềm năng của rừng và đất rừng cho cải thiện chất lượng cuộc sống con người, hoặc sử dụng mà làm cho lợi ích từ rừng giảm đi.

Sử dụng rừng và đất rừng có thể bao gồm sử dụng những lợi ích trực tiếp như lâm sản, độ phì đất, nước tích luỹ trong hệ sinh thái rừng, khơng khí trong lành v.v..., và những lợi ích gián tiếp như tiềm năng sản xuất của rừng, vẻ đẹp cảnh quan, giá trị khoa học, giá trị lịch sử, giá trị bảo tồn v.v...

- Sử dụng lâm sản

Lâm sản được khai thác từ rừng ở xã chủ yếu là gỗ, củi, dược liệu, măng, rau rừng, một số loài thú, ong, cá v.v... Kết quả phỏng vấn cho thấy danh sách chủ yếu các lâm sản được người dân khai thác như sau.

Biểu 4.2: Các loại lâm sản chủ yếu bị khai thác ở Bát Mọt ST

T Loại sản phẩm

Thời điểm

khai thác Mục đích khai thác

1 Củi Quanh năm Làm chất đốt

2 Gỗ Quanh năm Làm nhà và bán

3 Măng Tháng 6-8 Bán, ăn

4 Nứa Quanh năm Bán, đan lát, rào vườn

5 Mây Quanh năm Bán, đan lát, làm nhà

6 Dây nhớt Quanh năm Bán

7 Các lâm sản phụ khác Quanh năm Bán

8 Mật ong Tháng 5-9 Bán, ăn

9 Động vật rừng Quanh năm Bán, ăn

10 Cá Quanh năm Ăn

Từ số liệu ở biểu 4.2 cho phép đi đến một số nhận xét sau:

+ Người dân sử dụng cả gỗ và lâm sản ngoài gỗ, điều này phản ảnh khả năng sử dụng tổng hợp các giá trị của tài nguyên rừng, đây cũng là cơ sở để xây dựng những giải pháp quản lý rừng trên cơ sở phát huy tổng hợp những tiềm năng đa dạng của nó.

+ Phần lớn các loại lâm sản được khai thác quanh năm, điều này phản ảnh áp lực thường xuyên của việc sử dụng lâm sản với hoạt động bảo vệ rừng.

+ Trình độ sử dụng lâm sản của người dân thấp, lâm sản chủ yếu được sử dụng cho những mục đích gia dụng, một phần được bán dưới dạng thơ, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm giá trị của các lâm sản ở địa phương.

+ Kết quả phỏng vấn 92 hộ gia đình cũng cho thấy thời gian khai thác lâm sản tập trung nhiều hơn vào thời kì nơng nhàn, thời kì này càng dài thì áp lực vào tài nguyên rừng càng cao. Vì vậy, thiếu việc làm là một trong những nguyên nhân gia tăng áp lực vào khai thác rừng tự nhiên ở địa phương.

+ Lâm sản khai thác chủ yếu từ rừng tự nhiên vì diện tích rừng trồng trong khu vực khơng đáng kể và phần lớn là thuần loại.

- Sử dụng độ phì đất

Tập quán canh tác nương rẫy là một trong những kiểu sử dụng rừng ở khu vực nghiên cứu, họ đã sử dụng những nơi có rừng, độ phì của đất cao để canh tác nương rẫy do đó xói mịn, rửa trơi và sự hấp thụ dinh dưỡng của thực vật sẽ làm độ phì đất giảm nhanh chóng.

- Sử dụng nguồn nước tích luỹ trong rừng

Với khả năng làm giảm dịng chảy mặt và tăng dịng chảy ngầm, rừng có khả năng duy trì nguồn nước tưới cho cây trồng, đây là một trong những lợi ích trực tiếp quan trọng của rừng. Tuy nhiên, khả năng khai thác nguồn lợi này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của hệ thống thuỷ lợi của địa phương và hoạt động canh tác. Việc phát triển hệ thống thuỷ lợi trong khu vực còn rất hạn chế, canh tác chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên. Vì vậy, vào mùa khô luôn xảy ra hạn hán, vào mùa mưa lại thường xuyên bị úng ngập. Đến nay, trên địa bàn xã cũng đã được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển các đập thuỷ lợi và hệ thống kênh mương, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nhân dân trong vùng.

- Sử dụng năng lực sản xuất của rừng

Về mặt sản xuất rừng có thể được xem là một "nhà máy" khổng lồ của tự nhiên. Nguyên liệu và năng lượng đầu vào của "nhà máy" này chủ yếu là khơng khí, nước mưa và năng lượng mặt trời, cịn đầu ra của nó là các lợi ích trực tiếp và gián tiếp của rừng, như những nhà máy cơng nghiệp, rừng cũng có những máy cái, đó chính là các cá thể động và thực vật rừng, chúng trực tiếp sử dụng năng lượng đầu vào, cải tạo, tổng hợp và chế biến chúng hình thành lên các sản phẩm đầu ra. Quy trình sản xuất chủ yếu của nhà máy là các thông tin di truyền chứa đựng trong AND của các cá thể động thực vật, tiềm năng sản xuất của rừng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu, vì phần lớn các yếu tố đầu vào của rừng thuộc về điều kiện khí hậu. Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới với nền nhiệt, ẩm và bức xạ dồi dào, nên có thể xem đây là vùng có tiềm năng sản xuất cao của rừng.

Sử dụng năng lực sản xuất của rừng chính là khai thác các nguồn lực làm cho năng suất thực tế của rừng ngày càng tiến gần đến tiềm năng của nó, để đánh giá hiệu quả sử

dụng năng lực sản xuất của rừng ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã thống kê trữ lượng, diện tích rừng và các loại đất đai khác, kết quả được thể hiện ở biểu 3.2 và biểu 3.3

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tiềm năng sản xuất của rừng, đề tài đã phỏng vấn tình hình thu nhập liên quan đến sử dụng đất của 92 hộ gia đình ở địa phương, số liệu trong biểu 3.8 cho thấy thu nhập từ lâm nghiệp của hộ gia đình chiếm tỉ lệ rất thấp, chiếm 15% tổng thu nhập của các hộ gia đình. Rừng tự nhiên thuộc đối tượng là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ được bảo vệ nghiêm ngặt. Thu nhập của các hộ chủ yếu là thu hái các loại lâm sản phụ và một số hộ thu nhập từ việc khai thác lâm sản trái phép; rừng sản xuất trong khu vực chủ yếu là rừng nghèo kiệt, nó khơng chỉ có trữ lượng thấp mà gần như khơng cịn các lồi gỗ q, khơng cịn lâm sản ngồi gỗ có giá trị, cũng khơng cịn đủ số lồi và số lượng cá thể động vật để tạo được năng suất nhất định.

- Sử dụng những lợi ích gián tiếp khác của rừng

Ngồi tiềm năng sản xuất, rừng cịn có nhiều lợi ích gián tiếp khác như vẻ đẹp cảnh quan, giá trị khoa học, giá trị lịch sử, giá trị bảo tồn v.v... Đối với rừng đặc dụng những lợi ích gián tiếp có ý nghĩa cực kì quan trọng. Đây là nguồn lực quan trọng cho bảo vệ, phục hồi và phát triển các giá trị của rừng đặc dụng. Trong thời gian qua Khu BTTN Xuân Liên khai thác sử dụng những giá trị gián tiếp của rừng nhưng chưa khai thác tương xứng với tiềm năng sẵn có của nó.

+ Sử dụng giá trị khoa học của rừng

Tồn tại trong khung cảnh được bảo vệ tương đối nghiêm ngặt của phức hệ đa dạng các cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái, các dạng sống, các giống loài, ở rừng đặc dụng xã Bát Mọt giá trị khoa học cao. Nó là nơi cung cấp lý tưởng các mẫu vật của hàng nghìn lồi thực vật, động vật, là địa bàn có thể tổ chức các hoạt động nghiên cứu về nhiều lĩnh vực như: sinh vật học, sinh thái học, lý sinh, hoá sinh, đa dạng sinh học, sinh học bảo tồn, địa chất, thuỷ văn, khí tượng v.v… Giá trị khoa học cao là cơ hội để Khu BTTN Xuân Liên nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cho hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như những hoạt động bảo vệ và phát triển rừng khác.

Nhận thấy lợi ích rất to lớn từ giá trị khoa học của rừng, trong thời gian qua Khu BTTN Xuân Liên đã có nhiều cố gắng khai thác nó như một nguồn lực quan trọng cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và phát triển Khu BTTN Xuân Liên nói chung và bảo vệ rừng trên địa bàn xã Bát Mọt nói riêng. Trong tương lai, cần có nhiều hình thức hoạt động đa dạng để sử dụng tốt hơn giá trị khoa học của rừng, chẳng hạn cung cấp và trao đổi mẫu vật, tư liệu, thông tin, cung cấp dịch vụ nghiên cứu khoa học, dịch vụ thực hành thực tập, địa bàn nghiên cứu, v.v...

+ Sử dụng giá trị văn hoá lịch sử của rừng ở Bát Mọt

Giá trị văn hoá lịch sử của rừng là giá trị liên quan đến vai trị của rừng trong việc giữ gìn và phát triển các yếu tố văn hoá và truyền thống của cộng đồng như nhận thức, kiến thức, phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử, hình thành nhân cách và lối sống của con người. Với vẻ đẹp tự nhiên và những mối quan hệ phức tạp, rừng làm cho con người nhận thức được sự phong phú đa dạng của thiên nhiên, tính hệ thống của tự nhiên mà con người là một thành phần trong đó. Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ của rừng tác động mạnh mẽ đến tâm lý, tình cảm của con người, làm cho họ yêu thiên nhiên hơn, yêu cuộc sống và giàu lịng nhân hậu hơn.

Rừng khơng chỉ ảnh hưởng đến nhận thức của con người mà còn là nguồn cảm hứng cho những sáng tạo văn học, nghệ thuật, và kĩ thuật công nghệ v.v... Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rừng còn là yếu tố quan trọng giúp lưu giữ cho cộng đồng những kiến thức bản địa như thổ nhưỡng, phân loại thực vật, sinh thái học, chẩn trị đông y, chế biến lâm sản v.v... Nhiều phong tục tập quán của nhân dân xã Bát Mọt cũng gắn liền với sự tồn tại của rừng, chẳng hạn, phong tục chia sẻ sản phẩm săn bắn, giúp nhau khai thác gỗ làm nhà, sử dụng dược thảo từ rừng để chữa bệnh, vào rừng khai thác lương thực, thực phẩm lúc giáp hạt v.v... Rừng như một yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển những phong tục tập quán, những truyền thống văn hoá, những phẩm chất đạo lý tốt đẹp của người dân xã Bát Mọt. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những giá trị văn hoá lịch sử của rừng và các phương pháp khai thác rừng ở Bát Mọt cịn rất hạn chế, vì vậy hiệu quả sử dụng những giá trị văn hoá lịch sử của rừng chưa cao, chưa làm cho nó thực sự trở thành nguồn lực hoạt động trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở xã bát mọt thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa​ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)