An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin,... thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, chính sách an sinh xã hội cần tập trung vào 4 nội dung chính như sau:
Một là, tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động.
Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.
Ba là, hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,...) thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Bốn là, tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin. Ở Việt Nam
Tầng thứ nhất: Bảo đảm mức sống tối thiểu của mọi người dân trong xã hội. Đây là tầng lớp thấp nhất hay là lưới an toàn xã hội cho mọi người, bất cứ ai nằm dưới lưới này đều được Nhà nước và cộng đồng trợ giúp để vượt lên trên, không bị lọt lưới.
Tầng thứ hai: Chính sách thị trường lao động: Tầng này có tính chất phòng ngừa, hỗ trợ người lao động bị mất việc làm hoặc bị thất nghiệp thông qua các chính sách thị trường lao động chủ động hoặc thụ động để ổn định cuộc sống ở mức tối thiểu và sớm giúp họ trở lại có việc làm.
Tầng thứ ba: Bao gồm Bảo hiểm xã hội, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp và các hình thức bảo hiểm khác.
Đây là một trong những tầng trụ cột quan trọng của hệ thống ASXH nhằm khắc phục những rủi ro cho người dân, trước hết là người lao động trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, mất khả năng lao động về già và chết.
Tầng thứ tư: Chính sách ưu đãi xã hội
Đây là tầng đặc thù chỉ có ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn đáp nghĩa đối với sự hi sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất nước, là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội chăm lo, đảm bảo cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện.
Tầng thứ năm: Trợ giúp xã hội.
Đây là tầng đảm bảo ít nhất mức sống tối thiểu cho các đối tượng thuộc nhóm yếu thế cần trợ giúp xã hội có cuộc sống ổn định xã hội và có điều kiện hòa
nhập tốt hơn vào cộng đồng. Việc phân chia thành các tầng này của hệ thống ASXH như trên có ý nghĩ quan trọng trong việc xây dựng mô hình ASXH nước ta.