Kế hoạch triển khai thực thi chính sách đã được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống ở huyện Mù Cang Chải. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách bao gồm những nội dung cơ bản sau: Kế hoạch về tổ chức, điều hành; xác định các nguồn lực; xây dựng thời gian triển khai kế hoạch; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách; Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành về trách nhiệm, nhiệm vụ, và quyền hạn của cán bộ, công chức..
Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách đối với các lĩnh vực bảo trợ xã hội; bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và ban hành một số văn bản của địa phương theo thẩm quyền để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch, trong đó ưu tiên cho các đơn vị, địa phương khó khăn.
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện; phân cấp cho chính quyền địa phương, các đơn vị trực tiếp thụ hưởng lợi ích của dự án, hoạt động.
- Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở về bảo trợ xã hội bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội ở cấp tỉnh, địa phương, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy.
Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong xã hội để phát triển hệ thống trợ giúp xã hội.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện. Tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách ASXH trên địa huyện.
Ứng dụng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá của huyện (có bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương) .
đồng cho việc thực hiện các mục tiêu của chính sách ASXH.
Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nói chung và của huyện Mù Cang Chải nói riêng.
Chính sách ASXH phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.
Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng.
Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách ASXH và giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Ðồng thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh.
Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.