Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội trên

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÙ CANG CHẢI (Trang 70 - 72)

hội trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đến năm 2025

Một là, làm rõ, thống nhất nhận thức và hoàn thiện mô hình an sinh xã hội đa tầng, đặc biệt là tầng an sinh xã hội cơ bản

An sinh xã hội chủ yếu được tư duy theo chiều dọc với các trụ cột an sinh mà chủ yếu là BHXH, bảo trợ xã hội và giảm nghèo. Mặt khác, mặc dù có thể dễ hình dung về 3 tầng an sinh xã hội, đặc biệt là tầng an sinh xã hội cơ bản, còn cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và xây dựng lộ trình thực hiện, phù hợp với khả năng tài chính.

Hai là, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bao trùm, cơ cấu lại nền kinh tế nhằm tăng trưởng nhanh, bao trùm và bền vững

Tăng trưởng là cơ sở để bảo đảm an sinh xã hội vì tăng trưởng giúp tạo việc làm và thu nhập cho hộ gia đình, giúp tăng nguồn đóng góp vào các quỹ an sinh xã hội, góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, từ đó có thể hỗ trợ cho hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, tăng trưởng không nhất thiết giải quyết an sinh xã hội nếu

nó không phải là tăng trưởng bao trùm, tăng trưởng bền vững, tăng trưởng đi kèm với tiến bộ xã hội và môi trường. Do đó, giải pháp căn cơ nhất để giải quyết vấn đề an sinh xã hội chính là bảo đảm tăng trưởng nhanh, bền vững, bao trùm, trong đó mọi người dân đều tham gia đóng góp và đều được hưởng các thành quả của tăng trưởng.

Ba là, bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các chương trình tạo việc làm và giảm nghèo

Thiếu, mất thu nhập với người trong tuổi lao động thường gắn với thiếu, mất việc làm. Chính vì vậy, cần tiếp tục các chương trình tạo việc làm gắn với phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giảm nghèo những năm tới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, do những hộ nghèo nằm tập trung ở các vùng núi, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số với nguồn lực và tiếp cận sinh kế rất hạn chế. Mô hình an sinh phải đưa các hộ nghèo này vào các chuỗi giá trị, để họ có nguồn thu nhập ổn định, bền vững mà không cần dựa vào trợ cấp trực tiếp bằng tiền hay hiện vật.

Bốn là, củng cố và phát triển hệ thống BHXH, tăng độ bao phủ BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp với tư cách là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội

Hiện nay, trừ bảo hiểm y tế, độ bao phủ BHXH và bảo hiểm thất nghiệp còn thấp và chủ yếu mới ở khu vực kinh tế chính thức. Khu vực kinh tế phi chính thức với số lượng lao động đông đảo ở nước ta phần lớn vẫn chưa tham gia BHXH. Điều này, một mặt, vừa khiến cho BHXH chưa phát huy được tính ưu việt trong bảo đảm an sinh xã hội, vừa tạo ra một gánh nặng xã hội lớn khi những người này qua tuổi lao động; mặt khác, khiến cho quỹ BHXH có nguy cơ thiếu bền vững. Do đó, cần phải tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, tiến tới mục tiêu BHXH toàn dân.

Năm là, điều chỉnh hợp lý việc huy động và sử dụng

Sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ BHXH nhằm bảo đảm đáp ứng các nhu cầu thụ hưởng của người tham gia, đồng thời bảo đảm tính an toàn và bền vững của quỹ BHXH trong bối cảnh dân số đang già hóa.

Sáu là, tăng cường xã hội hóa an sinh xã hội

An sinh xã hội đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn. Bên cạnh nguồn đóng góp của những người tham gia đóng BHXH, trong nhiều trường hợp, an sinh xã hội phải dựa vào ngân sách nhà nước, như bảo trợ xã hội, hỗ trợ người nghèo, người tàn tật...

Bẩy là, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến an sinh xã hội

Hiện nay, cơ sở pháp lý cho hệ thống an sinh xã hội đã được hình thành tương đối đầy đủ, như Hiến pháp, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội... Trong thời gian tới đặc biệt xử lý các vấn đề nảy sinh, sao cho hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp, vừa thu hút và bảo đảm quyền lợi cho những người tham gia. Đặc biệt, cần xây dựng cơ sở pháp lý cho mô hình an sinh xã hội đa tầng, đặc biệt là các quy định liên quan đến tầng an sinh xã hội cơ bản, chẳng hạn quy định về lương hưu cơ bản.

Chín là, gắn kết hệ thống các chính sách, chương trình an sinh xã hội thành một thể thống nhất, minh bạch, tránh chồng chéo, phân tán, kém hiệu quả

Hiện nay, có nhiều chương trình, hoạt động an sinh xã hội của các cấp từ Trung ương đến địa phương, do nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức, bao gồm cả các tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ, dẫn tới chồng chéo, trùng lặp, kém hiệu quả. Cần thiết kế lại tổng thể chương trình sao cho đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện và dễ quản lý, trong đó chú trọng các chương trình về việc làm, giảm nghèo, bảo trợ xã hội và cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÙ CANG CHẢI (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w