* Kinh nghiệm từ việc đảm bảo an sinh xã hội tại huyện Sìn Hồ, Lai Châu
Với địa hình tương đối phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu gồm 21 xã, 1 thị trấn, 233 bản và khu phố, trong đó có 5 xã, thị trấn thuộc khu vực II; 17 xã thuộc khu vực III; 178 bản đặc biệt khó khăn. Huyện có tổng số 16.044 hộ, 80.835 khẩu, thì số hộ nghèo khoảng 6.574 hộ, chiếm tỷ lệ 40,97%, hộ cận nghèo 1.761 hộ, chiếm tỷ lệ 10,98. %... Ngoài địa hình đi lại khó khăn thì thời tiết ở huyện vùng cao này cũng diễn biến phức tạp, thường có mưa lớn kéo dài gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét trên diện rộng gây thiệt hại lớn về con người, tài sản, vật nuôi, cây trồng của người dân... Nhìn vào những con số trên thì chưa cần đến đây cũng đã mường tượng ra cán bộ, người dân ở đây phải chịu biết bao khó khăn, vất vả… Nhưng vượt qua sự khắc nghiệt này, cán bộ các cấp trong huyện tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng tới người dân về các chính sách giảm nghèo của Nhà nước. Thông qua đó người dân trên địa bàn giúp đỡ nhau để cùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển sản xuất, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo. Chỉ tính riêng trong năm 2018, huyện Sìn Hồ đã có 273 hộ nghèo viết đơn xin đăng ký thoát nghèo.
Để từng bước thoát nghèo, ông Hầu A Dia - Chủ tịch UBND xã Pu Sam Cáp, Sìn Hồ cho biết: Thời gian qua, chính quyền và đồng bào các dân tộc xã đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Đảng ủy xã thành lập Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, phân công các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo, hướng dẫn bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, định hướng phát triển kinh tế. Từ các chương trình, dự án giảm nghèo của Chính phủ, tỉnh, UBND xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện tổ chức cấp phát giống cây trồng, vật nuôi, nông cụ sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, đối tượng thụ hưởng, nhờ đó người dân có thêm tư liệu sản xuất để nâng cao thu nhập... Hết năm 2018, thu nhập bình quân xã đạt 14 triệu đồng/người/năm (tăng 1 triệu đồng so với năm 2017); tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 39%, giảm bình quân từ 4- 5%/năm...
* Kinh nghiệm từ việc đảm bảo an sinh xã hội tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang
mạnh của xã về cây trồng, vật nuôi và triển khai hiệu quả các chính về giảm nghèo nên đời sống người dân trong xã ngày càng được nâng lên. Từ năm 2016 đến nay, xã có trên 300 lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với số tiền hơn 12 tỷ đồng để phát triển kinh tế. UBND xã đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị của huyện tổ chức được 7 lớp đào tạo nghề cho trên 200 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40,2%. Hàng chục hộ nghèo được hỗ trợ về bò giống, trâu giống theo các chương trình hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn huyện... So với năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã đến cuối năm 2018 giảm hơn 20%, đến nay còn 11,82%.
Giai đoạn 2016 - 2018, toàn huyện đã hỗ trợ 634 hộ nghèo làm mới và sữa chữa nhà ở với số tiền trên 16,2 tỷ đồng; tổ chức hướng dẫn tập huấn kỹ thuật sản xuất theo thời vụ cho 60.000 lượt hộ nghèo. Các tổ chức tín dụng đã giải quyết cho 11.836 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển kinh tế với tổng dư nợ gần 318 tỷ đồng. Toàn huyện cũng đã giải quyết việc làm mới cho 10.347 lao động, đào tạo nghề cho 1.210 lao động nông thôn...
Nhằm tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện trong năm 2019 và giai đoạn tới tiếp tục đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, huyện Chiêm Hóa đã khẩn trương thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo của huyện, triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; kịp thời ban hành các văn bản, kế hoạch cụ thể, chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn. Trong đó, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện đã tăng cường công tác tuyền truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo cho người dân. Đồng thời, triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, của huyện đối với hộ nghèo một cách linh hoạt, phù hợp, giúp hộ nghèo vươn lên.
Bên cạnh đó, chú trọng thực hiện có hiệu quả các dự án, chính sách hỗ trợ hộ nghèo; huy động nguồn lực thực hiện có hiệu quả đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo có nhà ở tạm, dột nát, trong đó ưu tiên hộ chính sách nghèo. Bên cạnh đó, đẩy mạnh
cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kết hợp vay vốn với hướng dẫn, định hướng giúp đỡ hộ nghèo biết cách làm ăn, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời, quan tâm đến các hộ mới thoát nghèo và cận nghèo, tiếp tục hướng dẫn về kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện để các hộ phát triển sản xuất, tăng thu nhập bền vững, không tái nghèo…
Từ những giải pháp được triển khai đồng bộ, hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Chiêm Hóa đến cuối năm 2019 dự kiến sẽ giảm xuống còn 16,56%. Đây được coi là cơ sở giúp huyện Chiêm Hóa sớm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.
* Kinh nghiệm từ việc đảm bảo an sinh xã hội tại huyện Bắc Mê, Hà Giang
Được bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018 - 2020, Bắc Mê hiện cùng với 6 huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang nằm trong diện thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần.Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Bắc Mê có 3.739 hộ nghèo (chiếm 35,42% dân số) với 15 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Tày, Mông, Xuồng, Giấy, Bố Y... Trong đó, số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 94,4%, số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 33%. Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, trong những năm qua, Bắc Mê đã chú trọng và triển khai nhiều chương trình, chính sách hướng đến đồng bào dân tộc ít người.Công tác dân tộc và việc thực hiện hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được các cấp, ngành trong huyện quan tâm bố trí nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, như: Tổng kinh phí thực hiện Chương trình 135 và 30a giai đoạn 2016 - 2018 là 4.897 triệu đồng với 4.769 lượt hộ hưởng thụ... Qua đó, đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện đã từng bước cải thiện, đường giao thông đi lại thuận lợi, tình hình di cư tự do giảm đáng kể; trình độ dân trí trong đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên... Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm dần, với 4.235 hộ nghèo (chiếm 47,2%) năm 2010 và đến cuối năm 2018 giảm xuống còn 3.576 hộ (chiếm 30%), thu nhập bình quân đầu người đạt 22,5 triệu đồng/năm. Đạt được được kết quả trên, Bắc Mê đã triển khai và đưa ra những chỉ
tiêu cho từng giai đoạn. Theo đó, huyện đã duy trì thực hiện các chính sách, dự án hiện hành gắn với xây dựng nông thôn mới bằng việc giao chỉ tiêu, kế hoạch và phân bổ ngân sách thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; xây dựng kế hoạch trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng lĩnh vực phân công các thành viên chủ động duy trì và triển khai các chính sách, chương trình theo từng lĩnh vực được phân công phụ trách; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đối thoại chính sách với người nghèo; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở ở các xã, thị trấn, thôn, bản; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo.Pu Péo là một trong những dân tộc ít người của huyện Bắc Mê với 23 hộ và 138 khẩu, sống tập trung tại 2 xã Yên Cường và thị trấn Yên Phú. Trong những năm qua, với việc nhận được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền đã góp phần thay đổi cuộc sống của những người dân Pu Péo nơi đây. Ông Tráng Mìn Lèng, người Pu Péo sống tại thôn Tiến Xuân (xã Yên Cường), cho biết: Trước đây, cuộc sống của người Pu Péo gặp rất nhiều khó khăn và cổ hủ lạc hậu, đặc biệt là việc chỉ được lấy người trong dòng họ, không được phép lấy người ngoài, bởi vậy dẫn đến việc hôn nhân cận huyết. Bên cạnh đó, lương thực thì ít với những giống lúa địa phương năng suất kém. Tuy nhiên, kể từ khi được Đảng và Nhà nước hỗ trợ đã góp phần thay đổi cuộc sống của chúng tôi thông qua việc hỗ trợ tu sửa nhà cửa, tấm lợp, học phí, phân bón, giống, kỹ thuật chăn nuôi... Từ những hiệu quả bước đầu, mọi người đã tập trung phát triển kinh tế, ứng dụng những giống mới năng suất cao vào sản xuất, trẻ nhỏ thì khích lệ nhau đi học. Gia đình tôi có 5 người con, đứa nào cũng học hết lớp 12, có đứa đi học chuyên nghiệp, hiện đang làm việc và lập gia đình dưới Hà Nội. Ông Tráng Mìn Lèng cũng khẳng định, cuộc sống của người Pu Péo giờ không còn bó hẹp và biệt lập trong thôn nữa mà đã và đang tiếp cận với những tiến bộ mới trong xã hội…
Tiếp đến, để thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững nói chung, giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng thoát nghề gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Bắc Mê đã xây dựng mô hình: Phân công các cơ quan, đơn vị, trường học và doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân phụ trách, giúp đỡ hộ nghèo gắn với xây dựng
nông thôn mới tại xã Minh Ngọc, Yên Định, Yên Phong. Đến nay, đã đăng ký giúp đỡ được 3 xã với 350 hộ nghèo và Minh Ngọc là xã đầu tiên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hai xã còn lại phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào cuối năm nay… Đây được xem là cách làm hiệu quả, thiết thực, kêu gọi được sự chung tay hỗ trợ hộ nghèo, qua đó, giúp địa phương giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, góp phần làm tốt công tác an sinh xã hội. Không chỉ vậy, việc giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị nhận giúp đỡ hộ nghèo còn góp phần giáo dục ý thức vươn lên thoát nghèo, tạo sự gần gũi, gắn kết giữa người dân và chính quyền các cấp.