Giải pháp hoàn thiện kiểm soát thực thi chính sách

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÙ CANG CHẢI (Trang 87 - 104)

Kiểm soát thực thi chính sách là chức năng, nhiệm vụ quan trọng, tất yếu khách quan trong quản lý, quản trị nói chung, trong tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH nói riêng. Vì tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH diễn ra trên địa bàn toàn huyện và do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, tình hình thất nghiệp ở các xã, thị trấn khác nhau, cũng như trình độ, năng lực, tổ chức điều hành của các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều. Do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm phải tiến hành đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách. Qua đôn đốc, theo dõi kiểm tra các mục tiêu và giải pháp chủ yếu của chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức mỗi đối tượng thực thi chính sách tập trung chú ý những nội dung, nhiệm vụ cần ưu tiên trong quá trình thực hiện chính sách. Căn cứ vào kế hoạch đôn đốc, theo dõi, kiểm tra đã được phê duyệt các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, hoạt động này đảm bảo có hiệu quả. Kiểm tra tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH với mục đích không ngừa các vi phạm sai sót có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, đồng thời xử lý nghiêm khắc các vi phạm và sai sót đã xảy ra. Do đó hoạt động kiểm tra thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH cần phải được tiến hành theo kế hoạch, phải bảo đảm các yêu cầu, các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá kết luận về các vi phạm sai sót phải chính xác và khách quan, xem xét xử lý nghiêm khắc và đúng mực. Kiểm tra thực hiện chính

sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH thường xuyên sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm chắc tình hình thực hiện chính sách, từ đó đánh giá được khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách để kịp thời điều chỉnh, tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của các cơ quan, đối tương thực thi chính sách, tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu, giải pháp chính sách, kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH .

Hoạt động đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH còn giúp cho các cơ quan, các cán bộ công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách biết được những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung hoàn thiện, giúp cho nhận thức đúng vị trí, trách nhiệm của mình để họ yên tâm thực hiện có trách nhiệm công việc được giao. Đồng thời cũng giúp cho các đối tượng thụ hưởng chính sách nắm chắc quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong thực thi chính sách để yêu cầu các cơ quan nhà nước chấp hành đầy đủ nghĩa vụ theo quy định trong chính sách.

Như vậy đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách giảm nghèochính sách BTXH, chính sách BHXH có tác dụng kịp thời bổ sung hoàn thiện chính sách và chấn chỉnh hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách.

Việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách Giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH là nhiệm vụ hết sức khó khăn, không thể một ngành nào có thể thực hiện được. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phân công, phối hợp và tham gia của cả hệ thống chính trị; trong đó cấp ủy Đảng giữ vai trò lãnh đạo chung đảm bảo cho việc thực hiện chính sách đồng bộ, thống nhất đúng theo nguyên tắc, chủ trương của Đảng và Nhà nước. UBND huyện và các xã, thị trấn là cơ quan điều hành, quản lý các cơ quan chuyên môn và có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội để thực hiện.

UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội , các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và nhân dân thực hiện.

- UBND huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các phòng trực thuộc có liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện tốt chương trình.

- Phòng LĐ-TB&XH huyện và cán bộ LĐ-TB&XH là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chính sách đảm nhận các khâu từ việc hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, thủ tục kê khai, rà soát, lập danh sách các đối tượng, quản lý hồ sơ, lập thủ tục chi trả các chế độ trợ cấp, đến việc thống kê, báo cáo...

- Phòng Tài chính - Kế hoạch quận chịu trách nhiệm phối hợp Phòng LĐ- TB&XH huyện xây dựng dự toán hằng năm đảm bảo chi trả các chế độ cho các đối tượng chính sách và đề xuất mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy móc cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia thực hiện chính sách.

- Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng, ngân hàng để đề xuất quy định hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các đối tượng theo chế độ quy định, có kế hoạch bổ sung vốn ngân sách vào dự toán chi ngân sách hàng năm để thực hiện các chính sách liên quan đến hoạt động giảm nghèo.

- Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện phối hợp tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến ASXH cho nhân dân trên địa bàn huyện.

- Cơ quan Tổ chức - Nội vụ huyện có trách nhiệm rà soát bố trí cán bộ, công chức ngành LĐ-TB&XH từ huyện đến phường đảm bảo đủ số lượng và chất lượng. Cơ quan Quân sự phối hợp với Hội Cựu chiến binh, các ngành, các phường chịu trách nhiệm xác minh, sưu tra hồ sơ lưu trữ để xác nhận cho các đối tượng được hưởng chế độ.

- Bảo hiểm xã hội xác minh, sưu tra hồ sơ lưu trữ để xác nhận cho các đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm.

- UBMTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp phối hợp với UBND huyện trong công tác tuyên truyền, phổ biến và

vận động các hội viên, đoàn viên, các đối tượng chính sách và toàn thể nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan .

Nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học cũng như sự phân công, giao trách nhiệm một cách cụ thể rõ ràng cho mỗi ngành, mỗi tổ chức cũng như từng cá nhân thành viên, nên trong thời gian qua, việc triển khai tổ chức thực hiện chính sách Giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH từ huyện đến xã, thị trấn diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao, tránh gây phiền hà cho các đối tượng chính sách.

Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm soát là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo chính sách Giảm nghèo, Chính sách BTXH, Chính sách BHXH được tiến hành kịp tiến độ, thời gian và đúng mục tiêu, và đúng pháp luật. Để duy trì tốt công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách Giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH , sau khi ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, UBND huyện, Phòng LĐ-TB&XH huyện thường xuyên theo dõi, đôn đốc UBND các xã và thị trấn trong tất cả các khâu, từ khâu tổ chức quán triệt, triệt khai thực hiện các kế hoạch, văn bản của huyện đến thời gian để đảm bảo khối lượng công việc và tiến độ theo kế hoạch đề ra. Đồng thời UBND huyện đã chỉ đạo cho Thanh tra huyện, Phòng LĐ-TB&XH huyện và các ngành liên quan tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với UBND các xã và thị trấn, và cán bộ LĐ-TB&XH trong việc thực thi chính sách Giảm nghèo, Chính sách BTXH, Chính sách BHXH . Ngoài hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước chuyên ngành, việc thực hiện chính sách Giảm nghèo, Chính sách BTXH, Chính sách BHXH còn chịu sự giám sát của HĐND, Ủy ban Mặt trận, các đoàn thể - chính trị xã hội và nhân dân trên địa bàn huyện.

Việc kiểm tra, theo dõi đôn đốc lĩnh vực chính sách Giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH trên địa bàn, UBND huyện giao cho Phòng LĐ-TB&XH chủ trì phối với với các đơn vị chức năng tổ chức thực hiện, hàng năm Phòng LĐ- TB&XH phối với cùng các ngành tiến các đợt phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo; kiểm tra tình hình chi trả chế độ trợ cấp cho đối tượng BTXH...

Nhờ làm tốt công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nên việc thực hiện chính sách Giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH trên địa bàn huyện được tiến hành đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định, kịp tiến độ theo yêu cầu của UBND tỉnh và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Yên Bái.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của chương trình, đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của Mặt trận, các tổ chức hội đoàn thể và công đồng dân cư trong hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện, tránh những hiện tượng tiêu cực xảy ra (ví dụ: việc bình xét hộ nghèo, hộ thoát nghèo, vay vốn...). Định kỳ 6 tháng, một năm tổ chức sơ kết, tổng kết và thông báo kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để người dân biết và giám sát.

3.3. Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp

Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ASXH trong từng bước và từng chính sách phát triển là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng để trợ giúp các thành viên trong xã hội trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn ASXH trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái luận văn“Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội từ thực tiễn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách ASXH trên địa bàn huyện. Để công tác thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đạt được kết quả cao tác giả đã đưa ra mội số kiến nghị sau:

3.3.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Yên Bái

Cần thực hiện đồng bộ hóa các chính sách ASXH , rà soát lại tất cả các chính sách ASXH trên địa bàn thiếu hiệu quả để đề nghị cấp trên bãi bỏ, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách liên quan.

Phải tăng cường công tác tuyên truyền chế độ chính sách ASXH dưới nhiều hình thức, nhiều nội dung nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Tỉnh Yên Bái cần xây dựng hệ thống chi tiết theo dõi, đánh giá giám sát thực hiện chính sách giảm nghèo, ASXH và hệ thống dữ liệu để theo dõi, quản lý.

Cần định kỳ thực hiện các phân tích đánh giá các chu trình thực hiện chính sách ASXH qua các bước: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ASXH: phổ biến tuyên truyền chính sách ASXH: Phân công phối hợpthực hiện các chính sách ASXH; Công tác duy trì và điều chỉnh chính sách ; Theo dõi đánh giá thực hiện và đánh giá tổng kết chính sách ASXH. Từ đó để có những đánh giá về các mặt tích cực và hạn chế trong thực hiện chính sách ASXH để có những điều chỉnh hợp lý.

Cần tập trung đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, tạo nguồn cán bộ công chức thực hiện chế độ ASXH.

Các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện công tác ASXH, nhất là việc lồng ghép các nguồn vốn tập trung cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập để người nghèo thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến đối tượng thụ hưởng được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đa dạng về nội dung, hình thức... Qua đó giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, vị trí của công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo .

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các tổ chức đoàn thể huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho công tác ASXH, đẩy mạnh xã hội hóa công tác ASXH để tạo thành phong trào sâu rộng, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Cùng với các nguồn lực của trung ương và tỉnh, hằng năm, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phát động các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đóng góp xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” để thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người nghèo

3.3.2. Kiến nghị với Trung ương

Cần xây dựng các đề án, chính sách theo hướng đa mục tiêu, dài hạn, đa lĩnh vực giảm đầu mối quản lý, chú trọng hơn vào công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực, phát triển sinh kế bền vững. Cần có những dự án trọng tâm, trọng điểm, xây dựng và ban hành quy chuẩn cụ thể về ưu tiên và ti nhs đặc thuftrong từng chính sách.

Xác định việc xây dựng chính sách ASXH trong thời gian tới cần được gắn kết với các nhóm chính sách; Đầu tư phát triển kinh tế vùng dân tộc miền núi 135, hỗ trợ định canh định cư, hỗ trợ nhà ở , nước sinh hoạt.

Cần duy trì chính sách còn hiệu lực, có hiệu quả và rà soát sửa đổi các chính sách còn bất cập theo lĩnh vực do bộ nghành quản lý, trong đó cần chú trọng đến việc đầu tư nguồn nhân lực trong công tác hoạch định và thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững.

Phải đảm bảo nguồn kinh phí trung hạn và dài hạn để chủ động trong xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến ASXH.

Cần thực hiện thể chế mở, phân cấp cho các địa phương trong việc quản lý, sử dụng lồng ghép các nguồn lực thực hiện, đẩy mạnh công tác phân quyền cho cộng đồng nhằm nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong thực hiện chính sách ASXH.

Tăng cường công tác xã hội hóa và sự đóng góp các nguồn lực từ các tổ chức doang nghiệp để giảm tải áp lực tài chính từ ngân sách nhà nước.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở những quan điểm, định hướng, mục tiêu và các giải pháp của Đảng và Nhà nước về chính sách ASXH nói chung và cũng như qua thực tiễn tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo và chính sách đối BTXH, chính sách BHXH nói riêng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trong thời gian qua. Trong Chương 3, đã nêu lên các nhóm giải pháp chính nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế để tổ chức thực hiện đạt hiệu qua. Các giải pháp nói trên góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo và chính sách đối BTXH, chính sách BHXH tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong thời gian đến; nhằm không ngừng nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần thực hiện đồng bộ và có hiệu

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÙ CANG CHẢI (Trang 87 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w