an sinh xã hội trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đến năm 2025
3.1.1. Mục tiêu chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Mù CangChải, tỉnh Yên Bái đến năm 2025 Chải, tỉnh Yên Bái đến năm 2025
* Mục tiêu chung
Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội, đồng thời phát huy vai trò và trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, người lao động, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần xã hội hóa, tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm các điều kiện sống của họ.
Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân là một chủ trương đúng đắn và xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo đất nước. Phát triển an sinh xã hội là chính sách cơ bản để giảm nghèo, bảo đảm đời sống của nhân dân, góp phần quan trọng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng, tạo sự đồng thuận trong xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh. Do vậy, đến năm 2025 chúng ta cần cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân, bảo đảm cho người dân tiếp cận đến các chính sách việc làm, giảm nghèo, tham gia bảo hiểm xã hội, hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu thập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo...), tăng cường các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng của nhân dân.
Hoàn thiện hệ thống lý luận về an sinh xã hội phù hợp bối cảnh của nước vừa bước vào ngưỡng thu nhập trung bình, hội nhập kinh tế ASEAN, gắn chính sách an sinh xã hội với chính sách phát triển kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế. Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia, tạo nên nguồn lực to lớn của toàn xã hội vì mục tiêu bảo đảm an sinh cho người dân, đồng thời có cơ chế phát huy sự tham gia của xã hội và người dân trong việc thực hiện.
Hoàn thiện thị trường lao động, phát triển việc làm, bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Hiện đại hóa thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu việc làm; tăng cường đối thoại lao động, bảo đảm tiêu chuẩn lao động; tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động; tập trung phát triển các chương trình về “An toàn và vệ sinh lao động”, “việc làm đàng hoàng”,...
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, các chính sách và giải pháp bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể là:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách hiện hành về an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội, hệ thống hỗ trợ tích cực. - Phối hợp đồng bộ chính sách an sinh xã hội với các chính sách kinh tế - xã hội khác, như chính sách việc làm, chính sách tiền lương và thu nhập, thực hiện các chương trình hỗ trợ tích cực, các chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững..., tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho các đối tượng và vùng đặc thù.
Tăng cường huy động các nguồn lực cho chính sách an sinh xã hội. Tăng chi ngân sách nhà nước về an sinh xã hội đạt mức trung bình (7% GDP) kết hợp với huy động đóng góp của người dân, doanh nghiệp và xã hội cho an sinh xã hội. Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng các mô hình an sinh xã hội, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào sự tham gia của cộng đồng (các đoàn thể địa phương, các nhóm sở thích, nghiệp đoàn, gia đình, dòng họ, cá nhân...) trong việc cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, thực hiện các hoạt động nhân đạo,
giúp đỡ, chia sẻ rủi ro đối với những nhóm yếu thế, những đối tượng đặc thù. Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm của các nước trong xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội./.
Các chính sách xã hội cho người nghèo không thuần túy mang ý nghĩa nhân đạo, mà phải thực sự mang ý nghĩa chính trị và kinh tế quốc gia; Phải ngăn ngừa, uốn nắn các xu hướng tự phát, khắc phục những “lực đẩy vô hình”, đưa xã hội phát triển đúng quỹ đạo, bảo đảm tính pháp quyền, tính tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội, trong quản lý, phát triển xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng tinh gọn, giảm chồng chéo. Ưu tiên hoàn thiện chính sách đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng nghèo, đặc biệt khó khăn, tránh cào bằng, hỗ trợ theo nhu cầu và tạo động lực phấn đấu cho đối tượng thụ hưởng, khuyến khích người dân chủ động, tích cực tự an sinh. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng cư dân, DN vào quá trình hoạch định chính sách.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, các bộ, ngành và địa phương ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chính sách. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, niêm yết công khai và hướng dẫn cụ thể cho người dân. Xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công, tách bạch chức năng quản lý đối tượng với chức năng chi trả. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện các quy trình nghiệp vụ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về người có công và ASXH và bộ chỉ số ASXH.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách đối với người có công và bảo đảm ASXH; đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tăng cường phản biện xã hội. Hoàn thiện hệ thống theo dõi giám sát cho từng lĩnh vực, thực hiện nghiêm túc hoạt động báo cáo định kỳ, cập nhật liên tục và chính xác số liệu qua các cấp quản lý; không phê duyệt, cấp kinh phí khi không báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời.
* Mục tiêu cụ thể:
Một là, xây dựng chuẩn ASXH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Mù Cang Chải đến năm 2025 và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế:
- Thống nhất quy định chuẩn mức sống tối thiểu quốc đến năm 2015 làm cơ sở xây dựng chính sách, chế độ bảo đảm ASXH và mọi người dân có mức sống dưới mức này đều được hưởng lợi (mức chuẩn trợ cấp xã hội thấp nhất tiến tới bằng mức chuẩn này).
- Xây dựng mức chuẩn lương hưu xã hội thống nhất bằng hoặc cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu quốc gia.
- Xây dựng mức chuẩn chế độ ưu đãi xã hội cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu quốc gia để bảm đảm đối tượng người có công với cách mạng có mức sống trên mức trung bình của xã hội.
- Xây dựng sàn ASXH làm chuẩn bảo đảm ASXH cho người dân về tiếp cận đa chiều hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch sinh hoạt, nhà ở, văn hoá, thông tin...).
Hai là, tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống ASXH đa tầng, linh hoạt và có khả năng hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau:
- Thiết lập mối gắn kết trong chính sách và chương trình bảo đảm ASXH cho người dân theo vòng đời của một con người: Bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi => Trẻ em trên 6 tuổi đến dưới 16 tuổi là độ tuổi đang đến trường phổ thông chưa đến tuổi lao động => Tuổi trưởng thành đang trong độ tuổi lao động => Người cao tuổi (hết tuổi lao động). Mỗi độ tuổi có chính sách bảo đảm ASXH phù hợp, trong đó xác định rõ trách nhiệm đầu tư của Nhà nước, của người dân và cộng đồng; Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống ASXH đa tầng, linh hoạt, có sự chia sẻ:
Tầng 1: Tầng việc làm, thị trường lao động và giáo dục nghề nghiệp: Phát triển tầng này theo hướng thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả trên cơ sở chiến lược tăng trưởng cân bằng, an toàn, bao trùm, bền vững và sáng tạo để người lao động có tiền lương, thu nhập đảm bảo đời sống của bản thân và gia đình từ mức trung bình của lao động xã hội trở lên.
Tầng 2: Tầng BHXH, BHTN đa dạng, linh hoạt, hiện đại, hội nhập quốc tế, có sự chia sẻ và bền vững (theo NQ 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH).
Tầng 3: Tầng ưu đãi xã hội theo hướng bảo đảm người có công với cách mạng có mức sống cao hơn mức trung bình của xã hội.
Tầng 4: Tầng TGXH đa dạng về mô hình, toàn diện cả vật chất và tinh thần phù hơp với vòng đời con người, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân (theo QĐ 488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đổi mới, phát triển TGXH giai đoạn 2017 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”).
Tầng 5: Tầng bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản trên cơ sở chuẩn sàn ASXH (giáo dục, y tế, nước sạch sinh hoạt, nhà ở, văn hoá, thông tin...) và theo hướng bao phủ toàn dân.
Ba là, phát triển và hoàn thiện hệ thống ASXH trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ, cân bằng với phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc xã hội đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ ngày càng tăng của người dân:
- Sắp xếp các cơ sở chăm sóc xã hội công lập theo hướng có trọng điểm, hiện đại, chất lượng và hiệu quả; Phát triển mạnh các cơ sở chăm sóc xã hội ngoài công lập và dựa vào cộng đồng (các cơ sở, trung tâm, chăm sóc xã hội, nhà xã hội, gia đình...).
- Phát triển nhanh nghề công tác xã hội theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả.
Bốn là, cơ cấu lại nguồn lực bảo đảm ASXH theo hướng:
- Tăng đầu tư của Nhà nước cho chính sách, chương trình bảo đảm ASXH với quan điểm đầu tư cho ASXH là đầu tư cho phát triển và giữ vai trò nòng cốt.
- Cơ cấu lại các thông số đóng – hưởng BHXH, BHTN đảm bảo quỹ BHXH, BHTN cân đối vững chắc trong dài hạn (về mức đóng, mức hưởng, thời gian đóng, công thức tính lương hưu, tuổi nghỉ hưu, chi phí quản lý, đầu tư phát triển quỹ...).
- Phát triển mở rộng các quỹ ASXH (Quỹ đến ơn đáp nghĩa, quỹ tình thương, quỹ hỗ trợ khẩn cấp...) với sự đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, người dân, công đồng và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Năm là, đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý lĩnh vực ASXH: - Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức, quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển hệ thống ASXH tiếp cập theo quyền trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn,
tổng kết Nghị quyết 15-NQ/TW và kinh nghiệm quốc tế để hình thành hệ thống quan điểm, định hướng mới về ASXH cho đến năm 2025.
- Thống nhất quản lý nhà nước lĩnh vực ASXH vào một đầu mối; tăng cường sự phối hợp trong hệ thống quản lý Nhà nước liên quan đến ASXH; phân cấp mạnh cho địa phương, cơ sở; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và sử dụng hiệu quả cơ chế thị trường trong đảm bảo ASXH.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước lĩnh vực ASXH theo hướng tinh giảm, có thể lực tốt, tri thức cao, có kỹ năng quản lý giỏi, có hành vi và ý thức chính trị, xã hội tốt; phát triển mạnh nhân viên công tác xã hội theo hướng chuyên môn hoá và chuyên nghiệp theo nhu cầu của xã hội
- Tách bạch chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực ASXH của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ, thực hiện chính sách bảo đảm ASXH để tránh trùng chéo, lẫn lộn chức năng, nhiệm vụ hoặc xu hướng công chức hoá, hành chính hoá các đơn vị sự nghiệp này.